"Tội phạm tham nhũng nộp tiền khắc phục hậu quả để không bị xử lý hình sự hoàn toàn không phù hợp"

Đỗ Tuấn Anh
Chủ nhật, 24/07/2022 | 07:00
1
Nộp tiền khắc phục hậu quả chỉ là biện pháp để giải quyết vấn đề khó khăn trong việc thi hành án để thu hồi lại tài sản bị tham nhũng.

Tại buổi họp báo thường kỳ về công tác Tư pháp vừa qua, ông Nguyễn Thắng Lợi – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự cho biết đơn vị gặp nhiều khó khăn khi thi hành án dân sự trong các vụ án tham nhũng, kinh tế. Theo đó, khó khăn lớn nhất là các bản án tuyên số tiền phải thu hồi, thi hành rất lớn nhưng tài sản thực tế để thu hồi là rất ít.

Về ý kiến để tội phạm tham nhũng nộp tiền khắc phục hậu quả để không bị xử lý hình sự, ông Lợi cho hay đây là quan điểm không mới tại nghị quyết Trung ương khoá X cũng nêu rõ rằng chú trọng thu hồi tài sản tham nhũng với những người có thái độ thành khẩn, thu hồi tài sản là trọng tâm, cốt lõi. Việc tội phạm ăn năn giao nộp cũng nên có các tình tiết giảm nhẹ.

Trước ý kiến trên của Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, nhằm giúp bạn đọc có thêm thông tin, Người Đưa tin (NĐT) đã có cuộc trao đổi với Luật sư Đặng Hồng Dương - Giám đốc Công ty Luật TNHH Sao Sáng. 

Về quan điểm của mình, Luật sư Dương cho rằng, không thể nộp tiền khắc phục hậu quả để không bị xử lý hình sự. Ý kiến để tội phạm tham nhũng nộp tiền khắc phục hậu quả để không bị xử lý hình sự hoàn toàn không phù hợp. Cốt lõi ở đây phải là hạn chế được tội phạm tham nhũng.

"Nộp tiền khắc phục hậu quả chỉ là biện pháp để giải quyết vấn đề khó khăn trong việc thi hành án để thu hồi lại tài sản bị tham nhũng. Nhưng việc này liệu có làm gia tăng số tội phạm tham nhũng hay không khi mà tội phạm tham nhũng chỉ cần nộp tiền khắc phục hậu quả thì sẽ không bị xử lý hình sự?", vị Luật sư này đặt câu hỏi.

Từ đó, Luật sư Dương lý giải: "Khi có ý định tham nhũng sẽ nghĩ đến việc nếu bị phát hiện, họ chỉ cần nộp lại tài sản tham nhũng thì sẽ có thể thoát “án tử”. Chưa kể, có thể có các kẽ hở trong việc đánh giá mức độ thiệt hại sẽ khiến thiệt hại được đánh giá thấp hơn thực tế. Như vậy, kể cả khi nộp tiền rồi, người phạm tội tham nhũng vẫn còn một khoản tiền để lại khi đã thoát tội".

Góc nhìn luật gia - 'Tội phạm tham nhũng nộp tiền khắc phục hậu quả để không bị xử lý hình sự hoàn toàn không phù hợp'

Luật sư Đặng Hồng Dương - Giám đốc Công ty Luật TNHH Sao Sáng

Vị Luật sư này cũng nhấn mạnh, cần phải nói lại rằng việc cốt lõi phải làm hạn chế được tội phạm tham nhũng. Cho nên, đầu tiên là phải tăng mức hình phạt đối với tội phạm tham nhũng, để có đủ tính răn đe làm giảm số lượng vụ án tham nhũng khi tội phạm tham nhũng phải chịu mức hình phạt cao hơn nhiều so với trước.

"Phải phân hoá mức độ khắc phục thiệt hại và số tiền khắc phục thiệt hại, trong đó cần phân tích mức độ khác nhau của việc tự giác khai báo và nộp lại tiền tham nhũng trước khi bị phát hiện; nộp tiền khắc phục và tự hợp tác trong quá trình điều tra; khắc phục trong quá trình xét xử và sau khi bản án có hiệu lực. Bởi, không chỉ là vấn đề nộp lại tiền tham nhũng, những thời điểm khác nhau của việc hợp tác và khắc phục phản ánh các mức độ khác nhau của nhận thức và tính chất nguy hiểm, ý chí thực hiện tội phạm của người có hành vi tham nhũng", Giám đốc Công ty Luật TNHH Sao Sáng nên quan điểm.

Luật sư Đặng Hồng Dương cũng đưa ra một số giải pháp trong việc hạn chế tội phạm về tham nhũng như:

Nhà nước cần xem xét, điều chỉnh tăng lương đối với cán bộ, công chức nhằm nâng cao, cải thiện đời sống. Đi đôi với đó là tăng mức hình phạt đối với tội phạm tham nhũng. 

Bên cạnh đó, triển khai toàn diện việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức. Đặc biệt, sẽ thu hồi những tài sản mà tội phạm tham nhũng không chứng minh được nguồn gốc của tài sản đó để giảm thiểu tối đa tài sản thất thoát.

Đi đôi với đó là công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm tra chéo giữa các bộ, ban, ngành và trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng chống tham nhũng. 

Đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế đã phát hiện.

Cùng quan điểm với Luật sư Phạm Hồng Dương, Luật sư Nguyễn Vĩnh Quỳnh - Phó Giám đốc Công ty Luật Gia Việt Global cho biết, đối tượng phạm tội tham nhũng thường là người có chức có quyền, có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết pháp luật.

Nộp tiền khắc phục giảm án đề xuất này rất dễ bị lợi dụng vào việc “khắc phục hậu quả” để trốn tránh trách nhiệm, cụ thể, các đối tượng sẵn sàng tham nhũng nhiều hơn rồi nộp lại tài sản để trốn tránh trách nhiệm hình sự.

Ở một khía cạnh khác, Luật sư Quỳnh phân tích, cần phải cân nhắc, xem xét rất kỹ trước khi áp dụng đề xuất này. Việc cho nộp tiền khắc phục hậu quả sẽ đưa đến hệ lụy không mong muốn là khuyến khích tội phạm tham nhũng?

Nộp tiền là một biện pháp khắc phục chứ không phải là một biện pháp răn đe đối với tội phạm tham nhũng. Trong các vụ án tham nhũng, việc thu hồi lại tài sản tham nhũng, gây thất thoát là điều cần thiết, sau khi thu hồi có thể xem xét việc giảm nhẹ hình phạt chứ không nên để tình trạng “nộp tiền thay vì đi tù” xảy ra.

Vị Luật sư này cho biết: Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung một quy định rằng án tử hình sẽ được thay thế bằng án tù chung thân nếu một người “bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô, nhận hối lộ”.

Quy định này nhằm tạo điều kiện cho việc thu hồi tài sản tham nhũng nhưng lo ngại rằng nó tạo động lực cho các quan chức thực hiện các hành vi tham nhũng lớn hơn. Tại điểm c, khoản 3, Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 góp phần mang lại hiệu quả tốt cho việc thu hồi tài sản tham nhũng.

Bởi trong nhiều trường hợp nếu biết dù có nộp hay không nộp lại tài sản tham nhũng vẫn bị kết án và bị thi hành án tử hình, rất có thể quan tham sẽ chọn cách không nộp lại tài sản. Và đó là một trong những lý do để suy nghĩ “hy sinh đời bố, củng cố đời con” còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ quan tham.

 

Xử nhẹ nếu khắc phục hậu quả từ tham nhũng chưa chắc đã ngăn ngừa được tiêu cực?

Thứ 2, 11/07/2022 | 19:05
Thấm thoắt, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng Trung ương (nay có thêm một công việc nữa, tuy không mới nhưng cần thiết, đó là chống tiêu cực) đã hoạt động được 10 năm. Đồng thời cũng là thời điểm bắt đầu xây dựng mô hình Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Ban chỉ đạo) ở cấp tỉnh, thành phố trên cả nước.

"Thanh tra dày đặc nhưng phát hiện tham nhũng, tiêu cực thì rất ít"

Thứ 5, 26/05/2022 | 08:52
ĐBQH Nguyễn Quốc Hận nhìn nhận thanh tra cấp huyện thời gian qua hoạt động không quá hiệu quả, nhưng đã góp phần tích cực trong công tác phòng chống tham nhũng.

Phòng, chống tham nhũng phải gắn với phòng, chống tiêu cực trong tư tưởng, đạo đức

Thứ 6, 10/09/2021 | 18:48
Ngày 10/9, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về đề án “Sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng”.

Không ít trường hợp tham ô, tham nhũng được phát hiện từ báo chí

Thứ 4, 20/06/2018 | 22:36
Đó là nhìn nhận của Đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn về vai trò của Báo chí cách mạng Việt Nam trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Cùng tác giả

Công an tìm bị hại mất 1 chiếc điện thoại ViVo Y5S

Thứ 6, 14/10/2022 | 17:11
CAQ Cầu Giấy đã tiến hành khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với bị can Khổng Khương Duy can tội “Trộm cắp tài sản”.

Đẩy mạnh việc sử dụng Bộ pháp điển đối với người dân, tổ chức, cơ quan

Thứ 6, 07/10/2022 | 13:59
Việc tra cứu các văn bản QPPL bằng Bộ pháp điển giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, góp phần tạo bước chuyển biến mới về chất lượng của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Cựu Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường được giảm án tù

Thứ 6, 30/09/2022 | 17:43
So với bản án sơ thẩm, ông Trương Quốc Cường được giảm 1 năm tù và chấp hành hình phạt 3 năm tù về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Làm giả hợp đồng du lịch với đối tác để chiếm đoạt tài sản

Thứ 5, 29/09/2022 | 18:23
Trịnh Thị Thảo bàn bạc cùng Đinh Thị Thu Hiền đưa ra thông tin giả mạo với chị T. để huy động vốn đầu tư kinh doanh, từ đó chiếm đoạt hơn 16 tỷ đồng.

Bán cafe gần trường Cảnh sát, "nổ" quan hệ lừa xin việc vào ngành

Thứ 5, 29/09/2022 | 13:57
Phí Thị Phương Mai đã đưa ra các thông tin gian dối giúp các bị hại trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát, Học viện Quân y, từ đó chiếm hưởng hơn 4,2 tỷ đồng.
Cùng chuyên mục

Cần sớm có chế tài xử lý hình sự hành vi “thao túng” thị trường BĐS

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:52
Hành vi thao túng, nhiễu loạn thị trường bất BĐS cũng nguy hiểm không kém đối với thị trường chứng khoán, tuy nhiên hiện vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể.

Án Tây-Luật Ta: Nữ thị trưởng bị bắt vì tàng trữ 70 kg nhựa cần sa tại nhà

Chủ nhật, 14/04/2024 | 07:00
Cảnh sát Pháp bắt một nữ thị trưởng và 2 người anh em trai của bà sau khi phát hiện 70 kg nhựa cần sa trong nhà quan chức này.

Vị luật gia với "cái lý cái tình" khi trợ giúp pháp lý cho người dân

Chủ nhật, 07/04/2024 | 09:01
Qua hàng chục năm tham gia tư vấn pháp luật cho người dân, luật gia Phan Văn Tân luôn hướng sự việc tới “cái lý cái tình”, mang đến điều tốt nhất cho người dân.

Án Tây-Luật Ta: Khởi kiện vì bị ghép mặt vào phim người lớn

Chủ nhật, 07/04/2024 | 08:00
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đâm đơn kiện 2 người đàn ông vì đã ghép mặt bà vào một đoạn phim người lớn.

Nữ luật gia và vụ ly hôn oái oăm “do vợ không đẻ được con trai”

Thứ 7, 06/04/2024 | 18:06
Vụ ly hôn với lý do hiếm gặp trên khiến toà án tổ chức hoà giải 6 lần bất thành. Cuối cùng, được Hội luật gia tỉnh Bình Dương trợ giúp thoả đáng.
     
Nổi bật trong ngày

Bắt 2 người liên quan vụ án đấu thầu thiết bị y tế ở Bệnh viện Vũng Tàu

Thứ 6, 19/04/2024 | 16:16
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam một người là Phó phòng Sở Y tế và một giám đốc công ty liên quan vụ án vi phạm đấu thầu.

Cần sớm có chế tài xử lý hình sự hành vi “thao túng” thị trường BĐS

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:52
Hành vi thao túng, nhiễu loạn thị trường bất BĐS cũng nguy hiểm không kém đối với thị trường chứng khoán, tuy nhiên hiện vẫn chưa có chế tài xử lý cụ thể.