Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội giữa Sài thành

Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội giữa Sài thành

Nguyễn Văn Ngọc Thi
Thứ 6, 01/02/2019 | 19:00
0
Không ai ngờ, giữa chốn phố thị phồn hoa Sài thành vẫn tồn tại một làng nghề đúc lư đồng có tuổi đời hàng trăm năm. Không ồn ào, náo nhiệt, những người thợ ở đây vẫn hăng say làm việc để tiếp tục giữ lửa làng nghề.

Trăm năm danh tiếng…

Làng đúc lư đồng An Hội (phường 12, quận Gò Vấp, TP.HCM) xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 và phát triển theo những thăng trầm của TP.HCM. Thị trường chuyển biến mạnh mẽ cùng với quá trình đô thị hóa quá nhanh đã khiến nhiều làng nghề truyền thống mai một, có nguy cơ bị xóa sổ.

Tuy nhiên, mặc cho sự thăng trầm phát triển của xã hội, những nghệ nhân làng nghề An Hội vẫn giữ được nét truyền thống riêng cho mình. Đến nay, làng nghề vẫn còn một số xưởng nhỏ và một vài hộ gia đình bám trụ theo nghề.

Tìm đến làng lư đồng An Hội vào những ngày cuối năm, chúng tôi có cơ hội gặp gỡ ông Trần Văn Thắng (71 tuổi), người có thâm niên gần 50 năm trong nghề đúc lư đồng.

Tại đây, chúng tôi được nghe ông kể về chặng đường thịnh, suy của nghề. Theo ông Thắng, nghề đúc đồng xuất hiện ở TP.HCM đã trên 200 năm nay. Xưa sôi động nhất là các lò ở Chợ Quán, Phú Lâm. Người Gò Vấp xưa có nghề trồng hoa kiểng nổi tiếng nhưng dòng họ Trần thì lại không có người theo nghề này.

Dân sinh - Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội giữa Sài thành

Một bộ lư đồng đã hoàn thiện. (Ảnh: Văn Thi).

Những sản phẩm làm ra có mặt khắp Nam Kỳ lục tỉnh, thậm chí xuất sang cả nước láng giềng như: Campuchia, Lào, Myanmar... Và nghệ nhân khai sáng nghề đúc lư đồng tại An Hội là ông Trần Văn Kỉnh (hay còn gọi là ông Năm Kỉnh).

Ông Thẳng kể: “Vì kinh tế khó khăn, để có nghề sinh nhai, ông Năm Kỉnh khăn gói ra mấy lò đúc đồng ở khu vực Chợ Quán để học nghề vì lư đồng ở đây được rất nhiều người ưa chuộng với các loại sản phẩm nổi tiếng như: Chảo, tượng phật, đồ tam khí, siêu đao...”.

“Sau khi cứng nghề, ông về làng truyền nghề cho các hậu bối. Từ đó, hơn 40 cơ sở sản xuất ra đời. Hồi đó ở đây, đi đến đâu cũng thấy đúc lư đồng, ngày thường nhộn nhịp đã kể, chứ ngày Tết đến, người làm, người giao hàng rồi khách đặt hàng ra vào khiến không khí trong vùng lúc nào cũng sôi động. Làng nghề lư đồng An Hội bỗng dưng nổi danh khắp nơi vì những bộ lư tinh xảo”, ông Thắng nói.

Muốn làm nghề, phải có tâm

Theo quan sát của PV, nghề làm lư đồng khá vất vả bởi phải qua nhiều công đoạn. Tất cả lại làm thủ công nên đòi hỏi người thợ không chỉ có kỹ thuật cao mà còn phải kiên trì, khéo léo và tỉ mỉ. Mỗi thợ thường chỉ đảm nhiệm một công đoạn.

Để tạo ra 1 bộ lư đồng hoàn chỉnh, các nghệ nhân ở đây phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau. Người thợ bắt đầu từ việc làm khuôn và nung khuôn để khuôn cứng cáp. Tiếp đến là giai đoạn nấu đồng tan chảy để đổ vào khuôn và làm nguội để lấy sản phẩm.

Công đoạn cuối cùng là quan trọng nhất, những nghệ nhân tại đây bằng bàn tay điêu luyện của mình sẽ hàn và chạm thêm họa tiết cho những lư đồng và đánh bóng sản phẩm để cho ra 1 bộ lư hoàn chỉnh. Với nhiều công phu nên mỗi bộ lư cần khoảng thời gian 20 ngày mới hoàn chỉnh.

Nói về quá trình làm nghề và giữ lửa nghề đúc lư đồng, ông Thắng chia sẻ: “Muốn làm được nghề này, trước tiên cần có cái tâm với nghề. Vì nghề đúc lư đồng là một nghề khá vất vả, đòi hỏi ở người thợ không chỉ có kỹ thuật cao mà còn khéo léo, tỉ mỉ và kiên trì trong mỗi khâu. Từ đó đến tận bây giờ, tôi sống bằng nghề, lớn lên cùng với nghề nên không thể nào từ bỏ được. Bằng mọi cách tôi sẽ cố gắng truyền nghề lại cho con cháu để nghề không bị mai một và mất đi”.

Mai một theo năm tháng…

Một trong những khó khăn rất lớn với những nghệ nhân làng nghề là những năm gần đây, thị trường lư đồng có sự góp mặt của lư đồng được sản xuất theo mô hình công nghiệp. Điều này khiến những lư đồng được sản xuất thủ công ngày càng ít được ưa chuộng trên thị trường.

Theo ông Thắng, chừng 10 năm trước, những tháng cận Tết, về làng lư người ta còn thấy không khí làng nghề rất xôm tụ, thương lái về đặt hàng nườm nượp. Do đó, dù làm cực khổ nhưng ai nấy đều vui vẻ. Hiện nay, làng nghề rơi vào cảnh vắng vẻ, đìu hiu.

“Từ làng nghề đông đúc nhộn nhịp với hàng trăm nghệ nhân, công nhân làm việc cả ngày lẫn đêm, nay An Hội chỉ còn 5 hộ gia đình gắn bó với nghề truyền thống gồm các lò Hai Thắng, Năm Toàn, Sáu Bảnh, Ba Cồ và Út Kiển. Những người của thế hệ chúng tôi vẫn luôn bám và theo nghề chứ thế hệ trẻ bây giờ chẳng còn hứng thú với nghề như tôi ngày xưa vì nghề này cực khổ và vất vả. Ngay cả những đứa con của tôi chỉ có 2 đứa theo nghiệp còn mấy đứa kia chọn công việc nhẹ nhàng hơn để làm”, ông Thắng cho hay.

Chị Trần Thị Thu Xương, con gái của ông Thắng chia sẻ: “Tôi là con gái lớn trong nhà. Tuy nhiên, mấy em tôi không muốn theo nghề nên tôi quyết định theo nghiệp của cha. Cha tôi thì lớn tuổi rồi, nếu lỡ một mai cha mất đi tôi nghĩ cái nghề này bị mai một thì tiếc lắm nên tôi quyết định sẽ bám nghề và giữ nghề. Tôi mong sao Nhà nước kịp thời hỗ trợ để chúng tôi giữ được làng nghề truyền thống mà vẫn đảm bảo được các tiêu chí về môi trường. Tôi không muốn làng nghề truyền thống của ông cha bị mai một. Vì vậy, tôi và em trai sẽ gắn bó với nghề và phát huy nghề mạnh hơn nữa”.

Hiện tại, riêng xưởng sản xuất lư đồng Hai Thắng một năm cho ra lò hơn một nghìn sản phẩm các kiểu với những mẫu mã đa dạng để phục vụ nhu cầu thờ cúng cho mọi người.

Ngoài ra, xưởng ông còn tạo công ăn việc làm cho hơn 10 nhân công với mức thu nhập khá ổn định. Đây là một trong những xưởng đúc lư đồng theo lối sản xuất thủ công hiếm hoi còn tồn tại trên đất Sài thành. Đối với những cơ sở này, dù khó khăn đến đâu, nghệ nhân vẫn quyết tâm gắn bó với nghề của cha ông. Bởi, làng lư đồng An Hội không chỉ là nơi để sản xuất mà còn là cuộc sống, đứa con tinh thần đã “ăn sâu” vào ký ức của tuổi thơ mỗi người thợ.

Nét độc đáo ở làng nghề khảm trai nghìn tuổi nức danh đất Bắc

Thứ 6, 30/11/2018 | 07:00
Làng Chuôn Ngọ thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội là một trong những làng nghề nổi tiếng về nghề khảm trai. Với lịch sử ngót 1.000 năm, trải qua bao sóng gió thăng trầm, nghề khảm trai được người dân xã Chuyên Mỹ lưu truyền từ đời này qua đời khác và liên tục phát triển, tạo nên sức sống bền bỉ cho một làng nghề cổ ở Hà Nội.

Chuyện thú vị ở ngôi làng 300 năm gắn bó với nghề đan mây, tre

Thứ 7, 24/11/2018 | 08:30
Nhắc tới xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang người ta không thể không nhắc tới ngôi làng chung thủy với nghề mây tre. Hơn 300 năm nay, từ người già đến trẻ vẫn miệt mài với việc tạo ra các sản phẩm như: Rổ, rá, thúng, mẹt...

Làng lạ Việt Nam: Giải mã "mật ngữ Tõi xưỡn" lưu giữ bí quyết 1 làng nghề

Thứ 5, 18/10/2018 | 20:30
Lạc vào làng Đa Chất (Phú Xuyên, Hà Nội), bất kỳ ai cũng sẽ nghĩ rằng mình đang nghe một thứ “ngoại ngữ” khác.
Cùng tác giả

TP.HCM: UBND quận không đồng ý cho phát sinh thêm hộ mới do lối đi chung dưới 2m

Thứ 4, 26/06/2019 | 14:15
Ông Nguyễn Thành Phương, Phó chủ tịch UBND quận Phú Nhuận, phụ trách quản lý đô thị cho biết: “Do lối đi chung này dưới 2m nên UBND quận không đồng ý việc cho phát sinh thêm hộ mới”.

TP.HCM: Điều tra vụ ba phụ nữ bị nhóm người lạ hành hung

Thứ 4, 26/06/2019 | 13:18
Khi đến căn nhà đang xảy ra tranh chấp với chồng cũ để cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho những người bên trong, bà H. cùng hai người thân bị nhóm người lạ hành hung. Phải đến khi lực lượng chức năng đến giải cứu, bà H. cùng người thân mới bảo toàn tính mạng.

Video: Bác sĩ Chiêm Quốc Thái cãi nhau "gay gắt" với mẹ vợ cũ trước giờ xét xử

Thứ 4, 26/06/2019 | 11:48
Sáng 26/6, TAND TP HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bà Vũ Thụy Hồng Ngọc, SN 1978, vợ cũ ông Chiêm Quốc Thái về tội Cố ý gây thương tích. Trước giờ xét xử, ông Thái và mẹ vợ cũ đã có tranh luận khá gay gắt tại sân tòa.

TP.HCM: Khánh thành trung tâm báo chí đầu tiên ở Việt Nam

Chủ nhật, 05/05/2019 | 20:17
Ngày 5/5, UBND TP.HCM đã chính thức khánh thành trung tâm Báo chí TP.HCM. Đây là trung tâm báo chí đầu tiên ở Việt Nam thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ báo chí.

Vụ án 3 người chết ở Bình Tân: Lời kể kinh hoàng về "thảm án được báo trước"

Thứ 6, 03/05/2019 | 11:15
Biết Tín sử dụng ma tuý và đang có biểu hiện bất thường nên người nhà đều lo sợ và đã cất giấu các loại dao, kéo…Tuy nhiên, họ vẫn không thoát khỏi tay nghịch tử
Cùng chuyên mục

Nghệ An: Tập trung làm rõ nguyên nhân khiến tôm nuôi chết hàng loạt

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:31
Cơ quan chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm, tập trung làm rõ nguyên nhân tôm chết hàng loạt khiến người nuôi tôm thiệt hại nặng nề.

Lâm Đồng: Sở GTVT lên phương án đảm bảo ATGT trong dịp nghỉ lễ 30/4

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:24
Nhằm bảo đảm trật tự, ATGT trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Sở GTVT thông báo phương án tổ chức giao thông trên các cung đèo.

Lâm Đồng: Hàng trăm ha sầu riêng thiếu nước do khô hạn

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Nắng hạn kéo dài khiến sông, suối tại nhiều địa phương ở thủ phủ sầu riêng huyện Đạ Huoai (tỉnh Lâm Đồng) thiếu nước tưới, hàng trăm ha sầu riêng khô héo.

Đưa vào sử dụng trạm dừng nghỉ tạm trên cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết

Thứ 4, 24/04/2024 | 21:50
Sau khi kiểm tra thực tế, đại diện các đơn vị khẳng định, cả 2 trạm dừng nghỉ tạm đều đủ điều kiện để đưa vào vận hành sử dụng, phục vụ nhu cầu của người dân.

Đắk Lắk: Thất lạc hồ sơ của kênh thủy lợi bị nâng khống khối lượng

Thứ 4, 24/04/2024 | 20:56
Chủ đầu tư dự án kênh thủy lợi bị nâng khống khối lượng để nghiệm thu ở Đắk Lắk vừa có báo cáo, không tìm thấy một số hồ sơ, tài liệu, văn bản có liên quan đến dự án.
     
Nổi bật trong ngày

Lốc xoáy kèm mưa đá làm tốc mái nhiều nhà dân, trường học xã biên giới

Thứ 4, 24/04/2024 | 14:50
Trận lốc xoáy kèm theo mưa đá đã khiến cho 25 ngôi nhà, trường mầm non và tiểu học Bắc Lý 1 bị hư hại. Ước tính thiệt hại khoảng 150 triệu đồng.

Hé lộ nguyên nhân cầu treo gần 25 tỷ đồng bất ngờ đổ sập

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:12
Đất nền đường đầu cầu bị sụt lún làm thanh neo bị chuyển vị, gãy sập, dẫn đến dây cáp chủ kéo đỉnh trụ tháp chuyển vị theo phương ngang, làm sập nhịp treo của cầu.

Phát hiện rùa xanh từ Malaysia đến Côn Đảo đẻ 108 trứng

Thứ 4, 24/04/2024 | 17:24
Một cá thể rùa xanh (vích) mẹ đeo thẻ quản lý của Malaysia được phát hiện đến hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đẻ trứng.

Nghệ An: Tập trung làm rõ nguyên nhân khiến tôm nuôi chết hàng loạt

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:31
Cơ quan chức năng đã lấy mẫu xét nghiệm, tập trung làm rõ nguyên nhân tôm chết hàng loạt khiến người nuôi tôm thiệt hại nặng nề.

Vụ tai nạn làm 10 người thương vong ở Yên Bái: Đau lòng 2 anh em ruột cùng tử vong

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:23
Trong số 7 công nhân tử vong sau sự cố đau lòng tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái (Xi măng Yên Bái), có 2 nạn nhân là anh em ruột.