Thành phố Hải Dương: Khát vọng trở thành đô thị công thương

Thành phố Hải Dương: Khát vọng trở thành đô thị công thương

Nguyễn Hoa Trà
Thứ 6, 27/01/2023 | 11:00
Là địa phương có vị trí quan trọng, cầu nối giao thông thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) đang trên đà tiếp tục phát huy vai trò của đô thi loại I.

Nằm trong vùng thủ đô Hà Nội và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thành phố Hải Dương hội tụ đầy đủ các yếu tố của một đô thị năng động và hiện đại, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ. Từ đó, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đối với tỉnh Hải Dương cũng như các tỉnh lân cận.

Với vai trò “đầu tàu” kinh tế vùng đất xứ Đông, thành phố Hải Dương vẫn còn nhiều việc phải làm và cần tập trung nhiều nguồn lực để khai thác hết tiềm năng của mình.

Nhân dịp tết Nguyên đán, Người Đưa Tin đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Hồ Đăng – Chủ tịch UBND thành phố Hải Dương để lắng nghe những định hướng phát triển của địa phương trong thời gian tới.

Đối thoại - Thành phố Hải Dương: Khát vọng trở thành đô thị công thương

Thành phố Hải Dương thay đổi diện mạo khi trở thành đô thị loại I

Để đô thị loại I không chỉ là danh xưng

Người Đưa Tin (NĐT): Phát triển đô thị đang là bài toán của nhiều địa phương trong cả nước. Thành phố Hải Dương đặt mục tiêu trở thành đô thị công thương, đô thị sống khỏe, đô thị sáng tạo, đô thị đẹp thân thiện với con người, đô thị an toàn, an tâm. Để hiện thực hoá kế hoạch đó, xin ông cho biết địa phương có những khó khăn như thế nào?

Ông Trần Hồ Đăng: Thực tế hiện nay, nguồn lực để đầu tư phát triển của thành phố còn hạn hẹp, phụ thuộc ngày càng nhiều vào đất đai.

Cơ cấu thu ngân sách nhà nước dịch chuyển theo hướng chưa thực sự bền vững với sự tăng dần về tỉ trọng của thu tiền sử dụng đất, thu cân đối từ thuế nội địa ảnh hưởng trực tiếp đến cân đối chi ngân sách địa phương có xu hướng giảm.

Về bản chất, các khoản thu này là tiền bán tài sản (chủ yếu là đất), đây là nguồn thu không bền vững. Sự lệ thuộc của ngân sách nhà nước vào nguồn thu từ đất có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro khi nguồn lực đất đai có hạn, thị trường bất động sản trầm lắng, khi đó thu ngân sách nhà nước không kịp được bù đắp bởi những nguồn khác có tính chất thường xuyên, dẫn tới gia tăng thâm hụt ngân sách nhà nước.

Nguồn nhân lực của thành phố hiện nay tuy đông và có dân trí cao nhưng trình độ lao động còn hạn chế, tỉ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ còn thấp. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố chưa giữ chân được một bộ phận nhân lực có tay nghề cao dịch chuyển sang các địa phương phát triển hơn.

Có thể nói đây là những khó khăn then chốt mà Tp.Hải Dương gặp phải trên con đường hiện thực hoá những yêu cầu được giao phó.

Đối thoại - Thành phố Hải Dương: Khát vọng trở thành đô thị công thương (Hình 2).

Ông Trần Hồ Đăng – Chủ tịch UBND thành phố Hải Dương

NĐT: Mặc dù, thành phố Hải Dương đã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại I năm 2019 nhưng hiện vẫn tồn tại bất cập về hạ tầng giao thông, thiết chế văn hóa, xử lý nước thải. Thưa ông, thành phố Hải Dương đã có những phương án điều chỉnh quy hoạch chung để giải quyết vấn đề này như thế nào?

Ông Trần Hồ Đăng: Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, xứng đáng đô thị trung tâm của tỉnh Hải Dương, tới đây thành phố tiếp tục điều chỉnh về cấu trúc đô thị, về phân khu chức năng, về phân bố các trung tâm đô thị nhằm khắc phục các tồn tại, bất cập trong quá trình phát triển của thành phố Hải Dương về hạ tầng kỹ thuật, về sử dụng đất đai, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội chất lượng cao, xử lý các vấn đề môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cùng với thiết kế đô thị đồng bộ, hiện đại và quản lý đô thị theo quy hoạch. Chúng tôi rất quan tâm đến xây dựng tạo điểm nhấn kiến trúc, văn hóa đặc trưng xứ Đông với bản sắc riêng có về đất và người thành Đông, trên nguyên tắc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lịch sử và cảnh quan thiên thiên.

Đối với khu vực phố cũ trong khu vực nội đô, sẽ bảo tồn, tôn tạo để xây dựng hình ảnh đặc trưng tạo nên không gian lõi đô thị hấp dẫn về du lịch, gắn kết không gian quần thể di tích lịch sử thành Đông trong không gian bảo tồn giá trị lịch sử văn hóa của tỉnh và của vùng.

Cùng với đó là phát triển không gian nông thôn và vùng ven đô, các làng nghề truyền thống nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử hiện có vùng đồng bằng sông Hồng. Bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học, địa hình, không gian xanh tự nhiên, phát triển hệ thống công viên, cây xanh, mặt nước nhằm tạo lập hình ảnh đặc trưng của thành phố. Đồng thời xây dựng trung tâm du lịch dịch vụ theo tuyến du lịch kết nối với địa danh lớn.

NĐT: Phát triển kinh tế, xây dựng đô thị đi đôi với nâng cao đời sống của người dân đang là mục tiêu mà Chính phủ nhiều lần nhấn mạnh. Thưa ông, ở phương diện này ở thành phố Hải Dương được tính toán và cân đối như thế nào? Thực tế cuộc sống của người dân sẽ được cải thiện ra sao?

Ông Trần Hồ Đăng: Quá trình đô thị hóa nhanh chóng là một điểm nhấn quan trọng trong quá trình phát triển thành phố Hải Dương trong thời gian qua. Dân số toàn thành phố đến năm 2030 dự kiến là khoảng hơn 500.000 người. Trong đó dân số nội thành khoảng 465.000 người.

Với ưu tiên mạnh mẽ của thành phố Hải Dương trong đảm bảo công bằng xã hội, mọi người dân đều được hưởng lợi từ quá trình phát triển, không một nhóm người hoặc khu vực nào bị bỏ lại phía sau.

Chính quyền đã thực hiện các biện pháp hoà nhập người nhập cư vào cuộc sống đô thị. Chú trọng các chương trình nâng cấp và cải tạo đô thị được triển khai nhằm tăng cường sinh kế và điều kiện sống cho các khu thu nhập thấp.

Thành phố cũng giữ một vai trò lớn trong quá trình phát triển khu vực kinh tế tư nhân giàu mạnh, phát triển cụm doanh nghiệp để có thể hội nhập với chuỗi giá trị toàn cầu, và cung cấp dịch vụ kho vận giúp nâng cao năng suất lao động và đẩy mạnh tăng trưởng. Toàn bộ quá trình này sẽ có tác động nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, và tạo ra một tầng lớp người tiêu dùng mới – tức là tất cả những yếu tố cần có của một thành phố sôi động tại các nước thu nhập cao.

Đối thoại - Thành phố Hải Dương: Khát vọng trở thành đô thị công thương (Hình 3).

Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng là hướng đi của thành phố Hải Dương trong thời gian tới.

Mở cửa ngõ đón các nhà đầu tư

NĐT: Thu hút doanh nghiệp, nhà đầu tư luôn là nỗi trăn trở các địa phương trong bài toán phát triển. Trong thời gian tới, quan điểm và cách làm của thành phố Hải Dương sẽ như thế nào để có thể đón được các nguồn đầu tư, thu hút lao động, các chuyên gia đến phát triển địa phương?

Ông Trần Hồ Đăng: Về chính sách, thành phố Hải Dương luôn đồng hành đi cùng với nhà đầu tư. Trực tiếp các lãnh đạo thành phố nắm bắt, đồng hành nhà đầu tư, có việc vượt thẩm quyền giải quyết, trực tiếp tham mưu báo cáo lãnh đạo tỉnh cùng nhà đầu tư tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp.

Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, UBND thành phố sẽ tiếp tục triển khai một số dự án nhà ở chung cư với chất lượng ở, tiện ích, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, chuyên gia người nước ngoài bao gồm dự án khu nhà ở hỗn hợp cao tầng tại phường Thanh Bình, phường Bình Hàn. Các dự án này sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng được nhu cầu về nhà ở cho nhà đầu tư, chuyên gia người nước ngoài trên địa bàn thành phố.

NĐT: Nhìn về phía trước, ông hình dung như thế nào về diện mạo của thành phố Hải Dương vào năm 2030? Đâu sẽ là nét khác biệt nhất của thành phố Hải Dương so với các địa phương khác ?

Ông Trần Hồ Đăng: Phát triển thành phố Hải Dương với những vị thế và xu hướng phát triển mới, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, khai thác và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, di sản văn hóa, bản sắc con người xứ Đông để phát triển nhanh và bền vững.

Tầm nhìn đến năm 2030, thành phố Hải Dương hướng đến là một đô thị xanh, thông minh. Hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I, xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị hiện đại. Làm cơ sở pháp lý để triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu chức năng và các dự án đầu tư xây dựng.

Thành phố Hải Dương luôn nỗ lực và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh chỉ đạo để khai thác được các tiềm năng, lợi thế và các cơ hội, thuận lợi phát triển kinh tế.

NĐT: Xin trân trọng cảm ơn những chia sẻ của ông!

IMF: Kinh tế thế giới vẫn có thể tránh được nguy cơ suy thoái

Thứ 7, 14/01/2023 | 07:00
Thế giới vẫn có thể tránh được nguy cơ suy thoái trong năm nay nếu không có cú sốc tiêu cực nào, ngay cả khi xảy ra tình trạng suy giảm ở một số nền kinh tế.

Điều gì chờ đợi nền kinh tế Nhật Bản năm 2023?

Thứ 7, 14/01/2023 | 11:00
Những thách thức kinh tế như giá cả leo thang, đồng Yên yếu do đại dịch và xung đột dự kiến sẽ lùi lại phía sau để nền kinh tế Nhật Bản phục hồi trong năm 2023.

Tận dụng tốt những “cơn gió xuôi” để vượt qua thách thức kinh tế 2023

Thứ 4, 11/01/2023 | 14:05
Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB cho rằng, bên cạnh những “cơn gió ngược” đã thổi từ năm 2022 và tiếp tục sang 2023 đã có những “cơn gió xuôi” thực sự xuất hiện.

Quy hoạch quốc gia cần chú trọng phát triển kinh tế xanh, kinh tế số

Thứ 6, 06/01/2023 | 11:50
Các ĐBQH cho rằng, Quy hoạch tổng thể quốc gia cần làm rõ vai trò của từng ngành kinh tế cũng như việc phân bổ nguồn lực để hình thành các vùng trọng điểm kinh tế.

Uỷ ban Kinh tế: Cần tính toán kỹ chi phí Quy hoạch tổng thể quốc gia

Thứ 5, 05/01/2023 | 11:10
Để đạt mục tiêu GDP 7% giai đoạn 2021-2030, dự kiến cần 48,3 triệu tỷ đồng - gấp hơn 3 lần so với giai đoạn 2011-2020 (khoảng 15 triệu tỷ đồng).
Cùng tác giả

Thi tốt nghiệp THPT: 10 năm, 3 lần đổi mới, ngổn ngang trăm mối

Thứ 6, 24/03/2023 | 08:00
Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo thi tốt nghiệp THPT 2025, tuy nhiên cần phải nghiên cứu kỹ tránh tổ chức gây lãng phí và kém hiệu quả.

Cô giáo cắt tóc học sinh tại lớp: Nên hay không?

Thứ 5, 23/03/2023 | 14:48
Chuyên gia cho rằng có nhiều phương pháp kỷ luật tích cực để giải quyết vấn đề hơn là cắt tóc học sinh ngay trên lớp học.

Dự thảo thi THPT 2025: Vẫn lối mòn kiểm tra kiến thức thay vì tư duy?

Thứ 4, 22/03/2023 | 16:14
Với dự thảo thi THPT 2025, học sinh vẫn phải thi từng môn trong khi xu hướng hiện nay là thi đánh giá năng lực, kỹ năng, kiến thức thông qua các bài thi tổ hợp.

Lịch sử là môn thi tốt nghiệp bắt buộc: Tránh biến việc học chỉ để đi thi

Thứ 2, 20/03/2023 | 15:47
Nếu Lịch sử trở thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc vào năm 2025, các trường THPT cần quan tâm hơn, tránh lối mòn trong việc học và dạy.

Bộ GD&ĐT dự kiến thời gian công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT

Chủ nhật, 19/03/2023 | 10:53
Năm nay, đề thi cơ bản giữ ổn định như năm 2022, tuy nhiên sẽ nâng cao độ khó ở các câu hỏi vận dụng, vận dụng cao.
Cùng chuyên mục

Việt Nam cần tăng cường bình đẳng giới trong chế độ hưu trí

Thứ 3, 21/03/2023 | 21:25
Độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ tại Việt Nam thấp hơn 5 năm so với nam giới, khiến phụ nữ mất đi nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

Cần người dân chung tay giám sát để bảo vệ các mỏ khoáng sản

Thứ 6, 17/03/2023 | 15:15
Mỏ là tài nguyên của Nhà nước, nhưng người dân xung quanh chịu ảnh hưởng lớn nhất, do đó cần công khai minh bạch báo cáo các dự án để dân cùng tham gia giám sát.

Bộ GTVT phản hồi việc xe cứu hỏa không qua được hầm chui đường tránh QL1A

Thứ 6, 03/03/2023 | 09:44
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV.

Bộ Quốc phòng trả lời kiến nghị về việc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự

Thứ 5, 02/03/2023 | 18:00
Bộ Quốc phòng cho biết sẽ nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự, góp phần thực hiện công bằng trong công tác tuyển quân.

Nút thắt để Việt Nam vượt bẫy thu nhập trung bình

Thứ 4, 01/03/2023 | 16:10
Các chuyên gia cho rằng cần tháo gỡ những nút thắt trong thể chế kinh tế nhằm tạo điều kiện cho nước ta trở thành nước có thu nhập trung bình cao trước năm 2030.
     
Nổi bật trong ngày

Nổ nhà máy sô cô la ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng và 9 người mất tích

Thứ 7, 25/03/2023 | 17:05
Ít nhất 2 người thiệt mạng và 9 người mất tích sau vụ nổ lớn tại một nhà máy sản xuất sô cô la ở tiểu bang Pennsylvania (Mỹ) chiều 24/3 (giờ địa phương).