Thầy đã về với thế giới người hiền!

Thầy đã về với thế giới người hiền!

Nguyễn Quang Trung
Thứ 3, 10/10/2017 | 08:26
0
Trong một sớm mùa Thu dịu nhẹ và thanh cao, tin buồn về sự ra đi của một người thầy của bao thế hệ học trò, thầy Văn Như Cương, đã làm cho cuộc đời vốn dĩ đầy lo toan, nhọc nhằn, trắc trở bỗng hóa sắc sắc, không không hơn bao giờ hết.

Trong mỗi con người, dù là kẻ phải phiêu bạt trần gian, hay quyền cao chức trọng, chắc hẳn đều có trong tâm trí hình ảnh về một người thầy, cô giáo.

Dù là tên võ biền, hay người văn hay chữ tốt, đứng trước thầy, cô đều thấy mình khiêm nhường, nhỏ bé.

 “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm”…hẳn còn mãi trong tâm niệm của các thầy, cô giáo. Và thầy Văn Như Cương cũng là một trong những người lái con đò trí thức đầy vinh quang, ghi dấu ấn sâu đậm với bao thế hệ học trò.

Đa chiều - Thầy đã về với thế giới người hiền!

Hình ảnh thầy Văn Như Cương sẽ còn mãi với bao thế hệ học trò.

 

Nếu ai từng là một học sinh ngỗ ngược, có lúc bất cần như con ngựa bất kham, sẽ thấu hiểu giá trị sự cảm hóa của người thầy đứng trên bục giảng. Mỗi thánh nhân đều có một quá khứ, mọi tội đồ đều có một tương lai.

Đôi khi, tầm cao của người thầy chính là cảm hóa học trò của mình bằng chữ Tâm. Tôi tin rằng, thầy Cương là người như thế.

Đời người, suy cho cùng là hành trình đi đến cõi vĩnh hằng.

Một trong những câu nói của thầy Văn Như Cương khi còn sống khiến bao người thêm phần nể trọng: “Học trò xem tôi như người bố, người ông, nên tôi thấy mình đáng sống lắm”. Thật đáng trân trọng biết bao!

Với cá nhân người viết, câu nói ấn tượng nhất của thầy Cương lại là lời “sấm truyền đặc biệt” liên quan đến giáo dục, sự nghiệp mà cả đời thầy theo đuổi cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay: “Ai cũng vào đại học là lạc hậu”.

Hẳn là thầy trăn trở, ưu tư và nghiền ngẫm, đúc rút lắm, mới nói ra điều đó.

Bởi trong bể học mênh mông, cuộc đời sâu rộng, học kiến thức khó trăm nghìn lần, thì học làm người còn khó hơn gấp bội. Hiển nhiên, để thành công, không phải chỉ có con đường vào đại học.

Thầy đã chỉ ra, xua tan và xóa đi nỗi ám ảnh cho biết bao người về áp lực mang tên vào đại học.

Đâu đó, trong vòng xoáy kim tiền, nỗi lo cơm áo, đã có không ít người làm nghề giáo khiến xã hội, người dân phải chua chát, ngỡ ngàng.

Đâu đó, người ta đã “nói khác” về chữ thầy, về tình thầy trò trong cơ chế thị trường. Song nó cũng là bức tranh tương phản để người ta nhận ra chân giá trị của chữ Thầy.

Một thầy giáo đã về với thế giới của người hiền trong niềm tiếc thương của biết bao học trò.

Thầy đã sống trọn một đời vì sự nghiệp trồng người. Thầy có những vinh quang, vinh quang đó không cần vòng nguyệt quế.

Xin thắp lên một nén tâm nhang cùng lòng thành kính tiễn thầy về thế giới của người hiền.

 

 Xem thêm>>> Viết về Thầy rất khó bởi viết mấy cũng còn thiếu rất nhiều

 

 

 

 

 

 

Học yêu như thầy Văn Như Cương: “Tình yêu 80 tuổi vẫn còn mãi xanh”

Thứ 2, 09/10/2017 | 18:58
Nhắc đến chuyện tình yêu 56 năm của thầy Văn Như Cương và vợ, nhiều người ví rằng thầy đã dệt câu chuyện “tình yêu 80 vẫn còn xanh”.

Chân dung PGS Văn Như Cương, người mở trường dân lập đầu tiên ở Việt Nam

Thứ 2, 09/10/2017 | 12:30
PGS. Văn Như Cương không chỉ được biết đến với vai trò là Hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh, Ủy viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam, ông còn là chủ biên và trực tiếp biên soạn hơn 60 đầu sách sách giáo khoa.

10 câu nói của PGS Văn Như Cương chạm đến trái tim hàng triệu học trò

Thứ 2, 09/10/2017 | 12:12
Không chỉ là một nhà giáo tận tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người, GS. Văn Như Cương (Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh) còn nổi tiếng là người có nhiều câu nói truyền cảm hứng cho học sinh.
Cùng tác giả

Phạt 5 triệu: Xin đừng quá tam ba bận!

Thứ 3, 24/10/2017 | 11:50
Tất cả những khía cạnh liên quan đến việc này được đưa lên bàn cân mổ xẻ. Có ý kiến cho rằng, vị bác sĩ kia có thể khởi kiện quyết định xử phạt mình. Nếu điều này xảy ra, chắc chắn sẽ có rất nhiều “tòa án bàn phím” được lập.

Thầy đã về với thế giới người hiền!

Thứ 3, 10/10/2017 | 08:26
Trong một sớm mùa Thu dịu nhẹ và thanh cao, tin buồn về sự ra đi của một người thầy của bao thế hệ học trò, thầy Văn Như Cương, đã làm cho cuộc đời vốn dĩ đầy lo toan, nhọc nhằn, trắc trở bỗng hóa sắc sắc, không không hơn bao giờ hết.

Tấm bằng Tiến sĩ của Bí thư!

Thứ 5, 21/09/2017 | 11:09
Câu chuyện về ông Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND T.P Đà Nẵng dùng “bằng ngoại” từ bậc thạc sĩ, đến tiến sĩ của một trường đại học có tên kêu như chuông ở bên kia đại dương, khiến nhiều người suy ngẫm.
Cùng chuyên mục

Đâu là giá trị của một bộ phim?...

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:00
Giá trị một bộ phim mang lại, không chỉ là giá trị chuyên môn (theo nghĩa sáng tạo điện ảnh) mà còn có nhiều giá trị khác, như tính giải trí, yếu tố giáo dục,...

Văn chương nghệ thuật và…du lịch

Thứ 4, 08/05/2024 | 07:00
Để có được một tác phẩm hay, dẫu chỉ là một câu thơ đứng được trong lòng độc giả, nó cũng gian nan như... làm sao để khách du lịch móc ví nườm nượp kéo đến.

"Chữa lành" bằng cách ngắm hoa...

Thứ 3, 07/05/2024 | 07:00
Đâu đó, từ “chữa lành” giống như một ngôn ngữ thời thượng, nở rộ trên khắp mặt trận báo chí. Nhưng liệu chúng ta có đang lợi dụng quá ngôn từ này?

Trở lại Đồng Tháp

Thứ 2, 06/05/2024 | 07:00
Và chuyến ấy về tôi viết được cái bút ký “Đồng Tháp Mười mùa nước nổi”, in trên báo Văn Nghệ, sau được nhóm làm sách giáo khoa “Cánh diều” chọn trích một đoạn cho mục học về du ký.

Bạn trách mình không có cơ hội?...

Thứ 7, 04/05/2024 | 07:00
Trải nghiệm của tuổi trẻ luôn luôn là điều tốt, khi kết quả (hậu quả) của trải nghiệm đó không quá nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tương lai về sau. Bởi mọi sự “nếu như” đều trở nên vô nghĩa, khi bạn không còn cơ hội để làm lại từ đầu.
     
Nổi bật trong ngày

Đâu là giá trị của một bộ phim?...

Thứ 7, 11/05/2024 | 07:00
Giá trị một bộ phim mang lại, không chỉ là giá trị chuyên môn (theo nghĩa sáng tạo điện ảnh) mà còn có nhiều giá trị khác, như tính giải trí, yếu tố giáo dục,...