Thế giới cần đầu tư thêm 3,5 nghìn tỷ USD/năm để đạt mục tiêu khí hậu

Thế giới cần đầu tư thêm 3,5 nghìn tỷ USD/năm để đạt mục tiêu khí hậu

Thứ 4, 26/01/2022 | 11:01
0
Để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, khoản đầu tư cho tài sản hữu hình về năng lượng và hệ thống sử dụng đất sẽ lên tới khoảng 275 nghìn tỷ USD.

Theo báo cáo từ công ty quản lý và tư vấn toàn cầu McKinsey & Company công bố hôm thứ Ba (25/1), để thực hiện hóa cam kết của các chính phủ và công ty là đạt được mức phát thải nhà kính bằng 0 vào năm 2050, thế giới cần đầu tư thêm 3,5 nghìn tỷ USD mỗi năm. Số tiền đó tương đương với một nửa lợi nhuận doanh nghiệp toàn cầu, một phần tư tổng doanh thu từ thuế, hay 7% chi tiêu hộ gia đình vào năm 2020.

Báo cáo ước tính tác động của quá trình chuyển đổi đối với nhu cầu, sự phân bổ vốn, chi phí và việc làm giữa các lĩnh vực tại 69 quốc gia, chiếm khoảng 85% lượng khí thải toàn cầu. Theo McKinsey, chi phí đầu tư cho tài sản hữu hình về năng lượng và hệ thống sử dụng đất trong quá trình chuyển đổi sẽ lên tới khoảng 275 nghìn tỷ USD, tương đương với trung bình 9,2 nghìn tỷ USD mỗi năm - nhiều hơn 3,5 nghìn tỷ USD so với số tiền hàng năm hiện nay để chi cho những tài sản đó.

Bà Mekala Krishnan, chuyên gia tại McKinsey Global Institute và là tác giả chính của báo cáo trên, nhận định: “Sự chuyển đổi để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 sẽ dẫn đến một sự chuyển đổi kinh tế lớn”.

Báo cáo cho rằng 1 nghìn tỷ USD chi tiêu hàng năm hiện nay phải được phân bổ lại, chuyển từ các tài sản phát thải cao sang các tài sản phát thải thấp, để đạt được sự chuyển đổi phát thải ròng bằng 0.

Quá trình chuyển đổi để đạt phát thải ròng bằng 0 sẽ có tác động đáng kể đến lao động, dẫn đến tăng khoảng 200 triệu việc làm trong khi làm mất khoảng 185 triệu việc làm khác trên toàn thế giới vào giữa thế kỷ này. 

Báo cáo của McKinsey kêu gọi các doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức chuẩn bị cho những biến động trong quá trình chuyển đổi này, đồng thời thúc đẩy các bên liên quan tăng cường nỗ lực khử cacbon và thích ứng với rủi ro khí hậu.

Thế giới - Thế giới cần đầu tư thêm 3,5 nghìn tỷ USD/năm để đạt mục tiêu khí hậu

Một lòng hồ nứt khô ở trong trận hạn hán ở thành phố Oroville, bang California, Mỹ vào ngày 11/10/2021. Ảnh: Bloomberg.

Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), để đạt được mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C theo Hiệp định Paris, thế giới cần giảm gần một nửa lượng khí thải trong vòng một thập kỷ tới và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, thế giới đã nóng lên khoảng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và ​​nhiệt độ toàn cầu đang trên đà tăng 2,4 độ C vào cuối thế kỷ này.

Nếu không nỗ lực hành động, hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ rất nặng nề. Theo công ty bảo hiểm Swiss Re, tác động của biến đổi khí hậu có thể làm sụt giảm 11-14% sản lượng kinh tế toàn cầu vào năm 2050 so với kịch bản tăng trưởng không có biến đổi khí hậu, tương đương với thiệt hại lên tới 23 nghìn tỷ USD của kinh tế toàn cầu.

Ông Dickon Pinner, một chuyên gia tại McKinsey, cho biết: “Quá trình chuyển đổi kinh tế để đạt được phát thải ròng bằng 0 là rất phức tạp và nhiều thách thức. Những báo cáo của chúng tôi là lời kêu gọi về hành động thận trọng, khẩn cấp và quyết đoán hơn để đảm bảo quá trình chuyển đổi phát thải ròng bằng 0 hiệu quả vào năm 2050”.  Ông chia sẻ thêm rằng: “Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu ​​thế giới có thể hành động mạnh mẽ, tăng cường các phản ứng cũng như đầu tư cần thiết trong thập kỷ tới hay không".

Hà Thanh (theo CNBC, Swissre)

"Tài chính, tài chính, tài chính" và những kỳ vọng tại COP 26

Thứ 2, 08/11/2021 | 07:04
Hiện COP 26 đã đi được nửa chặng đường và vẫn còn nhiều thỏa thuận cần được cam kết mạnh mẽ để thế giới có đủ công cụ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Các quốc gia đưa ra cam kết khác nhau về loại bỏ than tại COP 26

Thứ 6, 05/11/2021 | 15:16
Một số quốc gia cam kết sẽ loại bỏ than hoàn toàn trong tương lai, trong khi một số nước cho biết sẽ ngừng xây dựng các nhà máy sử dụng than.

Các nội dung bàn luận trong Hội nghị về biến đổi khí hậu LHQ COP 26

Thứ 3, 02/11/2021 | 13:50
Các kỳ hội nghị COP được tổ chức nhằm giúp nhân loại nhận thức rõ mối nguy hiểm từ biến đổi khí hậu, giúp các nước xích lại gần nhau, đoàn kết để bảo vệ trái đất.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Vụ sập cầu ở Mỹ: Tìm thấy hộp đen của tàu chở hàng gây tai nạn

Thứ 4, 27/03/2024 | 22:35
Sáng sớm 26/3 (giờ địa phương), tàu Dali đang ra khỏi bến cảng Baltimore để hướng đến Sri Lanka thì đâm trúng trụ đỡ của cầu Francis Scott Key, làm sập cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.