Nhận diện khó khăn, thêm trợ lực cho doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch

Nhận diện khó khăn, thêm trợ lực cho doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch

Thứ 6, 24/09/2021 | 10:12
0
Để có thể duy trì sản xuất trong bối cảnh giãn cách xã hội, doanh nghiệp cần trợ lực từ phía các ngân hàng thương mại nói riêng, đặc biệt là chính sách trợ lực từ phía Ngân hàng Nhà nước nói chung.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các doanh nghiệp tại 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã chịu sự tác động nặng nề.

Nguồn kinh phí dự phòng cho hoạt động sản xuất phải trích ra để đầu tư thiết bị sản xuất "3 tại chỗ," chi phí xét nghiệm cho đội ngũ lưu thông hàng hóa, các chi phí về vận chuyển cho xuất khẩu... khiến cho doanh nghiệp sản xuất trong nước khó cầm cự nếu không có nguồn trợ lực duy trì và phục hồi sản xuất.

Doanh nghiệp muôn phần khó

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài ở khu vực phía Nam; trong đó, ảnh hưởng nặng nề nhất là các địa phương như Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Nhiều doanh nghiệp có vùng nguyên liệu sản xuất và văn phòng điều hành không ở cùng một địa phương cũng chịu tác động không nhỏ từ ảnh hưởng này.

Theo ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Huy Long An, khi 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đồng loạt thực hiện giãn cách, các doanh nghiệp đã chịu ảnh hưởng nặng nề, người lao động không thể di chuyển đến nơi làm việc, nhất là lực lượng lao động các ngành nghề đặc thù trong thu hoạch nông sản tại Đồng bằng sông Cửu Long có nhà ở không cùng địa phương với vùng nguyên liệu.

Thêm vào đó, người sản xuất hiện nay lại mua sắm vật tư theo phương thức gối đầu mùa vụ. Dịch Covid-19 làm cho mùa vụ thu hoạch chậm lại, kéo theo sản xuất chậm, hoàn trả vốn chậm, tái đầu tư sản xuất cũng sẽ chậm theo. Nhưng lịch mùa vụ, xuống giống không thể nghịch với thời tiết. Để có thể duy trì được đội ngũ lao động một cách hiệu quả nhất, doanh nghiệp cũng đã thực hiện phương án sản xuất "3 tại chỗ," "1 cung đường, 2 điểm đến."

Kinh tế vĩ mô - Nhận diện khó khăn, thêm trợ lực cho doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch

Hoạt động sản xuất tại một doanh nghiệp. Ảnh: TTXVN. 

Thế nhưng, năng lực tài chính của doanh nghiệp có hạn, chi phí đầu tư quá tốn kém. Để có thể duy trì sản xuất trong tình hình giãn cách xã hội, doanh nghiệp trong nước đang rất cần trợ lực từ phía các ngân hàng thương mại nói riêng, đặc biệt là chính sách trợ lực từ phía Ngân hàng Nhà nước nói chung.

Đồng quan điểm với ông Võ Quan Huy, bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn cũng chia sẻ việc đầu tư thực hiện sản xuất "3 tại chỗ" đã khiến doanh nghiệp mất nhiều chi phí. Mặc dù vậy, doanh nghiệp cũng nỗ lực thực hiện để đảm bảo đơn hàng cho xuất khẩu. Tuy nhiên, trong trường hợp giãn cách kéo dài suốt gần 4 tháng qua, khiến nguồn lực của doanh nghiệp khó đáp ứng nổi.

Trước tình hình đó, các ngân hàng thương mại cũng đã đồng loạt triển khai các gói hỗ trợ cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Điển hình tại tỉnh Đồng Nai, các hệ thống Ngân hàng Vietcombank, Agribank, BIDV đã tiến hành giảm lãi suất cho khối khách hàng doanh nghiệp và khối khách hàng cá nhân.

Giảm lãi suất đến cuối năm 2021

Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước đã bám sát chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chủ động thực hiện giảm lãi suất cho vay bằng nguồn lực của ngành.

Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp 3 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất với tổng giảm là 1,5%-2%/năm đối với lãi suất điều hành, giảm 0,6% đến 1%/năm trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm 1,5% trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện ở mức 4,5%), sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp hơn, qua đó, có điều kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất, kinh doanh sau khi mở cửa trở lại.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết thực hiện Nghị quyết 63/NQ-CP của Chính phủ, 16 ngân hàng (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) gồm: Vietinbank, Vietcombank, Agribank, Techcombank, Sacombank, BIDV, MB, Bưu điện Liên Việt, TPBank, VIB, ACB, SeABank, SHB, HDBank, MSB, VPBank đã thống nhất nguyên tắc tiếp tục giảm lãi suất cho vay 1% trên dư nợ hiện hữu bằng đồng Việt Nam trong những tháng cuối năm 2021, đối với khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, với tổng số tiền lãi giảm hơn 20.600 tỷ đồng.

Theo Thông tư số 14/2021/TT-NHNN ngày 7/9/2021, sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Thông tư số 01, sửa đổi các mốc giới hạn thời gian khoản nợ được tái cơ cấu lại, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ để phù hợp với diễn biến phức tạp của dịch bệnh đang diễn ra, như mở rộng phạm vi khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ phát sinh từ trước ngày 1/8/2021, kéo dài thời gian áp dụng đối với khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2021 đến hết tháng 6/2021. 

Kinh tế vĩ mô - Nhận diện khó khăn, thêm trợ lực cho doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch (Hình 2).

Sản xuất hàng dệt may. Ảnh: TTXVN. 

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn và thực hiện tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội với lãi suất 0%/năm, không cần có tài sản đảm bảo để người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, quy mô 7.500 tỷ đồng.

Tính đến ngày 10/9/2021, Ngân hàng Nhà nước đã giải ngân tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội gần 400 tỷ đồng để trả lương cho hơn 112.000 lượt người lao động đang ngừng việc làm và đang trong giai đoạn sản xuất "3 tại chỗ," phục hồi sản xuất tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Theo ông Vũ Viết Ngoạn, nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, mức độ Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong thời gian qua cho thấy Chính phủ đã có rất nhiều cố gắng.

Bên cạnh đó, theo ông Ngoạn, các giải pháp hỗ trợ không nên chỉ là miễn, giảm, gia hạn thuế mà còn cả giảm lãi suất cho vay mạnh mẽ hơn so với hiện nay.

Cả nước có 81.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập trong 8 tháng qua 

Tổng cục Thống kê vừa cho biết, tính chung 8 tháng, cả nước có 81.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, nhưng có 85.500 doanh nghiệp rời khỏi thị trường.

Trong số doanh nghiệp rời khỏi thị trường, có 43.200 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 25,9%; 30.100 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 24,5% và 12.200 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Như vậy, trung bình mỗi tháng có gần 10.700 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Riêng Tp.HCM có 24.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường tính từ đầu năm đến nay, chiếm 28,1% và tăng 6,6% so với cùng kỳ.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 8/2021, cả nước có 5.761 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 68.000 tỷ đồng và số lao động đăng ký 43,4 nghìn người, giảm 34,1% về số doanh nghiệp, giảm 44,6% về vốn đăng ký và giảm 39,1% về số lao động so với tháng 7/2021.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 11,8 tỷ đồng, giảm 16% so với tháng trước và giảm 45,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong tháng 8, cả nước có 3.865 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 21,9% so với tháng trước và giảm 19,1% so với cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 6.441 doanh nghiệp, giảm 34,9% so với tháng trước và giảm 18,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 8 tháng năm 2021, cả nước có 81.600 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là gần 1.133 nghìn tỷ đồng, giảm 8% về số doanh nghiệp và giảm 7,5% về vốn đăng ký.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 8 tháng đạt 13,9 tỷ đồng, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2020. Nếu tính cả 1.539 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của gần 30.100 doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 8 tháng năm 2021 là gần 2.672 nghìn tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2020.

Hương Anh (t/h từ Vietnamplus, Bnews)

Doanh nghiệp, chuyên gia "hiến kế phục hồi" sau khi kiểm soát dịch Covid-19

Thứ 3, 21/09/2021 | 06:30
Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm kiếm cơ hội, đổi mới tư duy và chuyển đổi công nghệ sớm.

Du lịch Việt Nam: Kỳ vọng từ "thẻ xanh" và giải pháp phục hồi

Thứ 4, 15/09/2021 | 07:00
Việc thử nghiệm ứng dụng “thẻ xanh” - hộ chiếu vắc-xin đang là tín hiệu tích cực giúp ngành du lịch phục hồi sau khoảng thời gian như "chết lâm sàng".

WB: Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi sau khi lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ

Thứ 5, 16/09/2021 | 07:00
Theo bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế cao cấp của Văn phòng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Hà Nội, kinh tế Việt Nam sẽ có phục hồi sau khi lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ.

“Tp.HCM cần khoảng 8 tỷ USD và 6 đến 9 tháng để phục hồi kinh tế”

Thứ 4, 15/09/2021 | 17:47
Đây là một trong 4 kiến nghị mà Phó Chủ tịch Tp.HCM Võ Văn Hoan trình với lãnh đạo Bộ KH&ĐT để có nguồn lực phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Cùng tác giả

Đắk Lắk: Trượt chân xuống mương, bé gái 3 tuổi bị đuối nước thương tâm

Thứ 3, 27/08/2019 | 21:16
Trong lúc ra mương nước gần nhà chơi, cháu Y. đã bị trượt chân ngã xuống mương nước tử vong

Cách làm kem chuối mát lạnh xóa tan cái nóng mùa hè

Thứ 6, 17/05/2019 | 10:00
Thời tiết đang dần bị "xâm chiếm" bởi sự nắng nóng gay gắt của mùa hè khiến chúng ta luôn cảm thấy bí bách và ngột ngạt, vì vậy còn gì tuyệt vời hơn những cốc kem mát lạnh ngay tại nhà.

Google dự định mang đến tính năng mới giống 3D Touch trong phiên bản Androi sắp tới

Thứ 3, 09/04/2019 | 09:04
Google dự định sẽ "mượn" một tính năng từ Apple cho hệ điều hành Androi trong tương lai của họ.

Cận cảnh con trăn khổng lồ nặng hơn 70kg mang trong mình 73 quả trứng

Thứ 2, 08/04/2019 | 13:31
Trăn Miến Điện là một trong những loài trăn lớn nhất trên thế giới, tuy nhiên với cân nặng hơn 70 kg, dài hơn 5.2m thì con trăn được tìm thấy ở Florida cũng được coi là khổng lồ.

Các quốc gia trên thế giới trừng phạt tội phạm xâm hại tình dục trẻ em như thế nào?

Thứ 2, 08/04/2019 | 12:00
Hiện nay tình trạng xâm hại tình dục trẻ em diễn ra ở mức đáng báo động tại khắp mọi quốc gia trên thế giới, chính vì vậy nhiều quốc gia đã mạnh tay áp dụng những biện pháp cứng rắn, nghiêm trị để loại trừ loại tội phạm nguy hiểm này.
Cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.

Nhờ văn hoá doanh nghiệp, nhiều quỹ ngoại sẵn sàng rót vốn đầu tư

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:34
Chuyên gia nhận định, văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí thu hút các quỹ đầu tư quốc tế lựa chọn "xuống tiền" cho doanh nghiệp Việt.
     
Nổi bật trong ngày

3 tháng đầu năm, Nghệ An thu hút đầu tư gần 15.000 tỷ đồng

Thứ 5, 18/04/2024 | 07:00
Thu hút đầu tư tiếp tục là điểm nhấn trong bức tranh kinh tế-xã hội của tỉnh Nghệ An. Ba tháng đầu năm, thu hút đầu tư của tỉnh đạt gần 15.000 tỷ đồng.

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Giá vàng 18/4: Vàng SJC neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:49
Giá vàng trong nước tăng trở lại mốc 84 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới quay đầu đi xuống còn 2.367,4 USD/ounce.