Thi THPT Quốc gia trên máy tính, nhiều lần trong năm: Tiến trình tất yếu

Thi THPT Quốc gia trên máy tính, nhiều lần trong năm: Tiến trình tất yếu

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 2, 30/09/2019 | 06:44
0
Vừa qua, bộ GD&ĐT đề xuất phương án thi THPT Quốc gia mới và lộ trình thực hiện sau năm 2020, trong đó, đáng chú ý là phương thức tổ chức thi trên máy tính nhiều lần trong năm. Phương thức này được nhiều chuyên gia đánh giá là tiến trình tất yếu.

Thi trên máy tính đồng loạt còn nhiều bất cập

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường đại học Lâm nghiệp Hà Nội nhận định: “Hiện nay, chúng ta đã tổ chức những kỳ thi THPT Quốc gia cũng có thể nói là thành công nhưng vẫn còn gặp rất nhiều bất cập, rất khó khăn cho các trường trong việc lựa chọn thí sinh, đặc biệt các trường top dưới. Bởi hình thức thi để đỗ hơn 99% mà tốn kém một nguồn kinh phí rất lớn cho cả xã hội thì chúng ta nên thay đổi bằng phương pháp khác”.

“Theo tôi, bộ GD&ĐT cũng đã có những cải tiến, giao cho Hiệu trưởng các trường, đặc biệt áp dụng các mô hình quốc tế, tổ chức thi trên máy tính hoặc các kỳ thi khác cần được nghiên cứu và áp dụng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đối với nước ta, trong thời gian tới, nếu tổ chức thi đồng loạt trên máy tính, tôi cho rằng còn nhiều bất cập”, Hiệu trưởng trường đại học Lâm nghiệp Hà Nội đánh giá.

Cụ thể, ông phân tích: “Bất cập lớn nhất hiện nay, tôi cho rằng, việc áp dụng công nghệ thông tin, công nghệ 4.0 cho học sinh THPT trên cả nước là vô cùng khó khăn, bởi vì, nước ta 3/4 là rừng và đất rừng, chủ yếu là học sinh vùng sâu vùng xa.

Giáo dục - Thi THPT Quốc gia trên máy tính, nhiều lần trong năm: Tiến trình tất yếu

GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường đại học Lâm nghiệp Hà Nội nhận định, thi trên máy tính mà đồng loạt thì bất cập.

Học sinh tại các thành phố lớn thì tỏ chức thi trên máy tính hoàn toàn dễ dàng, nhưng những học sinh ở vùng dân tộc thiểu số muốn áp dụng thi trên máy tính ngay thì vô cùng khó. Chính vì vậy, thứ nhất, cần phải có lộ trình. Thứ hai, ngay trong năm 2021 chỉ nên áp dụng tại các thành phố lớn.

Tại các địa phương, miền núi, vùng sâu vùng xa, nên áp dụng hình thức linh hoạt hơn, đảm bảo tính công bằng, nghiêm minh hơn cho kỳ thi và lựa chọn các thí sinh xét tuyển vào các trường đại học”.

Chia nhiều đợt để phù hợp thực tiễn

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT nhận định: “Theo tôi, hiện nay càng ứng dụng được công nghệ máy tính vào học tập, thi cử càng nhiều càng tốt. Bộ GD&ĐT đã có một sự tính toán nhất định, công bố thi không phải một lần trong năm mà tổ chức thành nhiều đợt thi.

Có lẽ một phần nhằm đảm bảo số lượng máy tính đáp ứng yêu cầu. Không thể cùng một lúc trang bị 1 triệu máy tính tại các điểm thi trên cả nước, chính vì vậy, phải chia thành nhiều đợt thi để đáp ứng được. Chẳng hạn, cần 1 triệu máy tính mà chia thành 2 đợt thi chỉ cần 500.000 máy tính; nếu chia 3-4 đợt thi thì chỉ cần khoảng 300.000 máy tính… Với mức đó sẽ phù hợp với khả năng hiện nay.

Nếu có sự chuẩn bị chu đáo như vậy, chắc chắn việc tổ chức thi mới này sẽ mang lại nhiều lợi ích, mang tính khách quan nhiều hơn, chống được tác động của con người, gian lận thi cử…”.

Nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh: “Tuy nhiên, bộ GD&ĐT phải xây dựng được một ngân hàng đề thi đủ lớn, đủ rộng để đáp ứng không chỉ một lần thi mà là rất nhiều lần thi. Trong đó, các đề thi phải có giá trị tương đương nhau, về độ dài, độ khó. Ngân hàng đề thi cần có sự có sự phân chia tổ hợp thật hợp lý. Mỗi năm có khoảng 4-5 lần thi nhưng trong ngân hàng đề thi có thể có đến hàng trăm câu mỗi môn, sắp xếp tổ hợp vào các đề thi”.

Giáo dục - Thi THPT Quốc gia trên máy tính, nhiều lần trong năm: Tiến trình tất yếu (Hình 2).

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng bộ GD&ĐT cho rằng thi nhiều lần trong năm là hợp lý, phù hợp điều kiện thực tiễn.

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, chất lượng thí sinh không chỉ qua một đợt thi mà còn phụ thuộc vào việc đánh giá của giáo viên đối với học sinh. Để đánh giá học sinh phổ thông chính xác nhất chính là thông qua quá trình học, kết quả thi cuối cùng chỉ là “phép thử”. Nếu cả quá trình học, người thầy phải có chất lượng về chuyên môn, đạo đức, phải thực sự khách quan để đánh giá đúng chất lượng.

GS. Lâm Quang Thiệp, nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học, bộ GD&ĐT cũng đánh giá: “Đề xuất phương án thi THPT mới nhưng chưa chỉ rõ từng bước thực hiện như thế nào. Trước mắt, công bố tiến trình sử dụng máy tính để thi cử là tiến trình tất yếu. Phương thức tổ chức này có nhiều ưu điểm nhưng phải tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Tức là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, điều kiện các vùng miền, điều kiện trung tâm máy tính ra sao… Cần có sự công bố một cách thận trọng, vì cũng chưa nói trước được hết các vấn đề. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng máy tính là tất yếu”.

“Mặc dù chưa công bố cụ thể, nhưng trước hết, cần chuẩn bị cơ sở vật chất, các trung tâm máy tính, những trung tâm tổ chức thi cử phải đảm bảo; thứ hai là công nghệ, thi bằng máy tính nhưng thi theo kiểu nào, có nhiều kiểu thi khác nhau”, nguyên Vụ trưởng vụ Giáo dục đại học khẳng định.

Phương án thi THPT quốc gia mới từ bộ GD&ĐT: Sẽ thi trên máy tính?

Thứ 4, 25/09/2019 | 15:37
Bộ GD&ĐT đang đề xuất phương án tổ chức thi THPT quốc gia nhiều lần trong năm và học sinh được thi trên máy tính.

Đề xuất thi THPT quốc gia trên máy tính: Học sinh nghèo biết phải làm sao?

Thứ 4, 25/09/2019 | 14:56
Để làm tốt bài thi THPT Quốc gia trên máy tính, thí sinh không chỉ phải có kiến thức tốt về môn học mà còn phải có điều kiện học tập và sử dụng được máy tính. Với những học sinh nghèo thì việc có một chiếc máy tính cá nhân để luyện tập là ước mơ xa xỉ.

Nghẹn lòng bài thơ gọi bố cho nữ sinh phải bỏ dở kỳ thi THPT về chịu tang

Thứ 5, 27/06/2019 | 14:12
Đưa con đến trường làm thủ tục dự thi, ông B. về nhà vào rừng thả lưới, chẳng may bệnh tim tái phát, tử vong. Nữ sinh Nguyễn Diệu Linh (Lớp 12A Trường THPT Phúc Trạch, huyện Hương Khê) đã phải bỏ dở kỳ thi THPT Quốc gia để chịu tang bố.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT yêu cầu đảm bảo nước sạch và vệ sinh trong trường học

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:30
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản về việc tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024.

Nghệ An: Chốt phương án tháo gỡ “áp lực” tuyển sinh vào bậc THPT

Thứ 6, 26/04/2024 | 21:04
Năm 2024, Nghệ An tăng hơn 7.000 học sinh lớp 9, gây áp lực tuyển sinh vào lớp 10, đặc biệt là tại TP Vinh khi chỉ có 3 trường THPT công lập.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Ngành giáo dục hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:00
Các cơ sở giáo dục thực hiện tuyên truyền, đảm bảo các công trình nước sạch trong nhà trường nhằm bảo vệ sức khoẻ người học.

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.
     
Nổi bật trong ngày

Học sinh tiểu học được gắn mã định danh chuẩn bị triển khai học bạ số

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:40
Các giáo viên trên địa bàn Hà Nội đã được tập huấn, trang bị chữ ký số để chuẩn bị cho công tác chuyển đổi số ngành giáo dục.

Đợt không khí lạnh yếu "hiếm gặp" giữa tháng 5 có gì đáng lưu ý?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:01
Dự báo trong 1-2 ngày đầu tháng 5, khối không khí lạnh yếu từ lục địa Trung Quốc di chuyển xuống, ở Bắc Bộ khả năng xuất hiện mưa rào và dông trở lại.

Bổ nhiệm ông Nguyễn Tiến Thanh làm Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc NXB Giáo dục Việt Nam

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:24
Trước khi nhận nhiệm vụ tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Thanh đã có hơn 23 năm công tác tại Tạp chí Đời sống và Pháp luật.

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Sẽ có nắng nóng kỷ lục?

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:56
Dự báo cả 3 miền Bắc - Trung - Nam cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn 30/4-1/5.

Bản tin 26/4: Lịch học bù của học sinh Hà Nội sau 5 ngày nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 05:30
Lịch học bù của học sinh sau 5 ngày nghỉ liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5; Nuốt đồng xu của máy trò chơi, bé gái 3 tuổi phải nhập viện cấp cứu...