Thiền: Buông những kiến thức vay mượn từ bên ngoài

Thiền: Buông những kiến thức vay mượn từ bên ngoài

Thứ 6, 15/11/2013 | 20:09
0
Thiền là sống, là sáng tạo, luôn luôn mới mẻ tinh khôi, không nằm trong một khuôn khổ chết hay một ước lệ nào.

Thiền là gì?

Thiền, nói đủ là Thiền-na, Trung Hoa dịch là tĩnh lự; nghĩa là lặng lẽ những lo nghĩ lăng xăng, hay cũng dịch là định tuệ đẳng trì, tức tâm lặng và sáng đầy đủ. Tuy nhiên đó chỉ làđịnh nghĩa theo danh từ, phương tiện mà giải thích cho người tạm hiểu, xét trên lý thật thìđó chưa phải là bản thân của Thiền.

Bởi tĩnh lự hay định tuệ đẳng trìđó, nó không nằm ở trên những ngôn từ hoặc chữ nghĩa vô tri kia, mà nóở ngay trong tâm người, Do đó, dù ai có cố gắng giải thích thế mấy cũng không bao giờ chạm đến bản thân thiền chân thật. Cho nên Thiền mà còn định nghĩa được, đó là Thiền Chết, Thiền Văn Tự, không phải Thiền Sống. Đến chỗ cứu cánh thiền thì bỏ xa văn tự. Chữ nghĩa làm sao ghi được cái tâm lặng lẽ trong sáng đó? Dù máy móc điện tử tối tân cũng không thể ghi được chỗ này.

Thiền++ - Thiền: Buông những kiến thức vay mượn từ bên ngoài

Thể nghiệm trực tiếp

Chân lý sống là cái hiện thực ngay nơi mỗi người, trong mỗi người, người đang sống trong đó chứ không ở đâu khác. Như nói Thiền là tĩnh lự, là tâm lặng lẽ trong sáng, song đặt câu hỏi lại: Thế nào là tâm lặng lẽ trong sáng? Đây không còn là chuyện giải thích danh từ nữa, mà phải tự cảm nhận nơi mình mới thấu rõ thôi. Vì vậy, muốn cảm nhận chân lý Thiền là phải thể nghiệm trực tiếp, phải thẳng vào chớ không đứng bên ngoài bàn bạc, lý luận suông.

Có vị tăng hỏi Thượng Sĩ Tuệ Trung:
- Bạch Thượng Sĩ, thế nào là đại ý Phật pháp?
Thượng Sĩ đáp:
- Đầu trạnh vỗ sóng mắt sâu bọ,
Cánh bằng nhốt gió ruột kiến trùng.
Hỏi:- Như vậy học nhân làm sao được lối vào?
Đáp:- Gãi ngứa phải đâu người khác ngứa,
Đói ăn chính thật nhà ngươi ăn
Đức Phật tọa thiền bên cội Bồ-đề

Ông hỏi đại ý Phật pháp, ông muốn hiểu được lẽ thật đó, thì ông phải quên niệm phân biệt theo thói quen suy nghĩ lâu nay đi, ông phải đích thân cảm nhận nơi  mình chớ không thể đứng bên ngoài mà hỏi, mà muốn tìm hiểu biết . Gãi ngứa là tự ông ngứa, đâu phải người khác ngứa thay cho ông; cũng vậy, đói là tự ông ăn thì mới hết đói, ai ăn thay cho ông được? Cho nên trong nhà Thiền, nhất là Thiền tông luôn nhấn mạnh đến chỗ trực nhận không qua ý niệm.

Thiền sư Nghĩa Huyền, sau này là Tổ tông Lâm Tế, lúc còn đang tham thiền trong hội Ngài Hoàng Bá, khi đến hỏi về “Đại ý Phật pháp”, ba lần hỏi thì ba lần đều bị ăn gậy mà không được giải thích một lời. Hoặc ông Thôi Tề Công đến hỏi Thiền sư Thần Hội:

- Thiền sư ngồi thiền một phen định, về sau bao lâu mới xuất định?
Sư đáp:
- Thần không có chỗ nơi, có cái gì làđịnh ư?
- Đã nói không định, sao gọi là dụng tâm?
- Nay tôi định còn không lập, ai nói có dụng tâm?
- Tâm vàđịnh đều không, thế nào làđạo?- Đạo là“đạo như thế”, không có“đạo thế nào”.
- Đã nói không có“đạo thế nào”, vậy chỗ nào có“đạo như thế” ?
- Nay nói “đạo như thế” là do có“đạo thế nào”, nếu như không có đạo thế  nào” thì“ như thế” cũng không còn.

Nghĩa là, với Thiền sư thì không có giải thích dài dòng theo chữ nghĩa. Bởi do có hỏi “đạo thế nào” nên mới tạm nói “đạo như thế” để đối đáp lại. Nói “như thế” là để dừng lại chỗ suy nghĩ, tìm hiểu của ông thôi, chớ thực ra nếu ông không có hỏi thế nào, thì cũng không có nói “như thế” làm gì. Bởi vì“Nó vốn như thế là như thế rồi’, khỏi phải nói thêm cái tên “như thế” nữa. Nói “như thế” làđã dán thêm cái nhãn hiệu lên nó.

Đây là muốn nhắc người hỏi, phải can đảm buông xả hết mọi ý niệm hướng về nó, thì chân lý thiền hiện tiền sáng ngời đây thôi. Còn hướng đến nó tức là còn đứng ngoài nó. Từ đó mà biết, hiện có nhiều người đang tranh cải về thực tại thế này, thế kia, là có, là không, thì rõ ngay là chưa chạm đến thực tại. Trong nhà Thiền không chấp nhận cho người cứ đứng bên ngoài mà lý luận.

Như có Thượng Tọa Định thuộc dòng Lâm Tế, một hôm trên đường thọ trai nhà thíchủ đi về, gặp ba vị tọa chủ trên cây cầu, trong đó một vị mới hỏi Sư:

- Thế nào là tột đáy sông thiền?
Sư liền chộp ngực vị ấy định ném xuống sông. Hai vị kia hoảng hốt xin tha rối rít. Sư liền bảo:
- Nếu không có hai vị đây tôi đã cho ông xuống tột đáy sông thiền cho biết.

Thiền chân thật là thế ! Ông muốn biết tột đáy sông thiền, hãy vào đó thì biết ngay, không phải giải thích chữ nghĩa dài dòng. Cứ đứng ngoài mà hỏi, dù có nói cho ông nghe cũng chỉ là tưởng tượng, là khái niệm thôi, đâu cảm nhận được lẽ thật ấy.

Bởi vậy tôn chỉ của Thiền tông là“Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền”, tức là tự có con đường sống, vượt qua ngôn giáo, chữ nghĩa bên ngoài. Do đó nếu người không trực tiếp thể nghiệm, làm sao rõ được ?

Tu thiền tông phải vượt qua chữ nghĩa

Lục Tổ Huệ Năng, một bậc Tổ Sư phi thường của Thiền tông, hiện thân là vị tiều phu không biết chữ mà ngộ đạo được truyền y bát, kế vị Tổ thứ sáu Thiền tông Trung Hoa. Truyện kể rằng, lúc Sư ẩn ở thôn Tào Hầu, có lần Bà ni Vô Tận Tạng đem kinh Niết Bàn hỏi Sư, Sư bảo: “chữ thì tôi không biết nhưng nghĩa thì cứ hỏi”. Bà ni nói: “Chữ còn không biết, làm sao biết nghĩa?” Sư bảo: “Diệu lý của chư Phật không dính dáng gì đến văn tự. Bà ngạc nhiên biết là bậc khác thường, liền đi báo cho người trong thôn đến lễ bái cúng dường.

Đây là Lục Tổ đánh thức cho người học Phật phải học thấu qua văn tự chữ nghĩa, chớ không thể bám chặt vào những dòng chữ, những nghĩa lý chết kia. Chữ nghĩa nóđâu biết ngộ đạo, đâu bíết chiếu soi gì ! Thí dụ mấy chữ bản lai diện mục, kiến tánh, minh tâm, thoại đầu, công án, Tổ sư, nó cóhiểu biết gìđâu. Chính người đọc ra nó, mới biết giác, biết ngộ, phải phản chiếu “con người ấy”, đó mới chính là chân thật tham thiền, là chỗ nhắm của chư Tổ ra đời. Do đó, khi vua Trần Nhân Tông hỏi Thượng Sĩ Tuệ Trung về: “Tông chỉ của việc bổn phận”, Thượng Sĩ  đáp: “Soi  sáng lại chính mình, đó là việc bổn phận, chẳng từ nơi nào khác màđược”. ( Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tòng tha đắc).

Soi sáng lại chính mình tức là vượt qua chữ nghĩa, văn tự, lời dạy bên ngoài, mà đánh thức sức sống chân thật ngay chính mình. Mạch sống Thiền là đó. Cho nên dù trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử nhưng sức sống Thiền vẫn bất tuyệt. Còn có người thực tu là còn cóngười thực ngộ, và ánh sáng Thiền vẫn hiện hữu..

Tóm kết

Thiền là sống, là sáng tạo, luôn luôn mới mẻ tinh khôi, không nằm trong một khuôn khổ chết hay một ước lệ nào.

Vào Thiền,phải dám buông lại những kiến thức vay mượn từ bên ngoài để phát khởi trí vô sư, trí tự nhiên nơi mỗi người. Đây là con đường thể nghiệm chân lý trực tiếp nơi mình, không qua trung gian ý thức suy luận, vàđây cũng chính là cội nguồn của đạo Phật. Bởi ngay từ buổi đầu, khi thành đạo đức Phật đã muốn nhập niết bàn, không muốn đi thuyết pháp, vì thấy chỗ chứng ngộ đó quá sâu xa, vượt ngoài ngôn ngữ văn tự, khó nói cho người hiểu được. Phạm thiên thỉnh ba lần Phật mới hứa khả đi thuyết pháp giáo hóa. Vậy có nói ra làphương tiện tạm thời không phải cứu  cánh . Người học Phật, tu Phật cần học, tu đến chỗ vượt qua ngôn ngữ văn tự, thể nghiệm trực tiếp ngay chính mình, mới đạt được ý Phật, mới gặp Phật, gặp Tổ.

TT Thích Thông Phương

Quan điểm Phật giáo về thiên đường và địa ngục

Chủ nhật, 10/11/2013 | 19:46
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì.

Thiền và trí thức

Thứ 7, 09/11/2013 | 20:13
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê thứ 7 của anh trò truyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giói trí thức quan tâm.

Nếu biết thiền, Chu Du đã không hộc máu chết

Thứ 6, 08/11/2013 | 19:50
Chu Du đã xem cái tôi hay thương hiệu cá nhân quá lớn. Hậu quả là chỉ một lời nói khích nhỏ mà vị danh tướng này đã phải thổ huyết mà chết.

Thiền trong cơn lốc khủng hoảng tài chính

Thứ 6, 08/11/2013 | 08:11
Hạnh phúc có hay không, lớn hay nhỏ, hoàn toàn do tâm ta cảm nhận, bằng sự chăm sóc hay huỷ diệt nó...

Thiền với nghệ thuật chế tác ô tô của người Nhật

Thứ 4, 06/11/2013 | 14:28
Dường như người Nhật vận dụng Thiền vào kinh doanh chưa trọn vẹn?

Osho: Thiền là liều thuốc tốt nhất cho giấc ngủ

Thứ 2, 04/11/2013 | 08:16
Trong giấc ngủ chúng ta đạt tới cùng chỗ chúng ta tới trong thiền. Khác biệt duy nhất là ở chỗ trong giấc ngủ chúng ta vô ý thức, còn trong thiền chúng ta tràn đầy ý thức. Nếu ai đó đã trở nên tràn đầy nhận biết, thậm chí trong giấc ngủ của mình, người đó sẽ có cùng kinh nghiệm như trong thiền.

Doanh nhân có cần ngồi thiền để sáng suốt hơn không?

Thứ 2, 28/10/2013 | 08:36
Không ít bạn trẻ, mà ngay cả những doanh nhân cho rằng, nương theo Phật là giết chết hoài bão, ước mơ, động lực sống và làm việc của tuổi trẻ.

Quan điểm Phật giáo về thiên đường và địa ngục

Chủ nhật, 10/11/2013 | 19:46
Một trong những vấn đề cổ xưa nhất thách thức nhân loại là câu hỏi về đời sống sau khi chết. Chúng ta đã từ đâu đến và sau khi chết sẽ đi về đâu? Cùng với đó chúng ta tự hỏi mục đích của đời sống tốt là gì.

Thiền và trí thức

Thứ 7, 09/11/2013 | 20:13
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê thứ 7 của anh trò truyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giói trí thức quan tâm.

Nếu biết thiền, Chu Du đã không hộc máu chết

Thứ 6, 08/11/2013 | 19:50
Chu Du đã xem cái tôi hay thương hiệu cá nhân quá lớn. Hậu quả là chỉ một lời nói khích nhỏ mà vị danh tướng này đã phải thổ huyết mà chết.

Thiền trong cơn lốc khủng hoảng tài chính

Thứ 6, 08/11/2013 | 08:11
Hạnh phúc có hay không, lớn hay nhỏ, hoàn toàn do tâm ta cảm nhận, bằng sự chăm sóc hay huỷ diệt nó...

Thiền với nghệ thuật chế tác ô tô của người Nhật

Thứ 4, 06/11/2013 | 14:28
Dường như người Nhật vận dụng Thiền vào kinh doanh chưa trọn vẹn?

Osho: Thiền là liều thuốc tốt nhất cho giấc ngủ

Thứ 2, 04/11/2013 | 08:16
Trong giấc ngủ chúng ta đạt tới cùng chỗ chúng ta tới trong thiền. Khác biệt duy nhất là ở chỗ trong giấc ngủ chúng ta vô ý thức, còn trong thiền chúng ta tràn đầy ý thức. Nếu ai đó đã trở nên tràn đầy nhận biết, thậm chí trong giấc ngủ của mình, người đó sẽ có cùng kinh nghiệm như trong thiền.

Doanh nhân có cần ngồi thiền để sáng suốt hơn không?

Thứ 2, 28/10/2013 | 08:36
Không ít bạn trẻ, mà ngay cả những doanh nhân cho rằng, nương theo Phật là giết chết hoài bão, ước mơ, động lực sống và làm việc của tuổi trẻ.