Thiền nguyện giúp con người xóa bỏ hận thù

Thiền nguyện giúp con người xóa bỏ hận thù

Thứ 5, 22/08/2013 | 10:32
0
Thiền nguyện là nhịp cầu - phương tiện để người thực hành bước vào thế giới vườn tâm của chính mình, từ đó mới có thể chăm sóc những hạt giống từ bi và tỉnh thức, để khi cây cối ấy phát triển, nở hoa trong đời sống này bằng các tư duy, lời nói và hành động mang lại nhiều lợi lạc cho tự thân, cho tha nhân và môi trường sống.

Nói khác đi, nhờ đó mà đời sống của mỗi người trở nên ý nghĩa, bình yên và hạnh phúc. Phương pháp rất thiết thực, đặc biệt đối với các bạn trẻ khao khát kiếm tìm lối đi tâm linh phù hợp với tâm lý và bối cảnh xã hội hiện đại.

Nhận thức căn bản

- Đây là phương pháp trực tiếp để diệt trừ sân hận và đem lại bình an, tươi mát cho cuộc sống nội tâm và môi trường.

-  Ý thức sâu sắc rằng sân hận là chất liệu đốt cháy mọi sự an bình trong cuộc sống.

- Và rằng, “Hận thù không thể chấm dứt hận thù, chỉ có tình thương mới có thể chấm dứt hận thù. Đấy là định luật nghìn thu”.

-  Người biết quý trọng và yêu thương bản thân mình sẽ không muốn làm hại kẻ khác.

Thiền++ - Thiền nguyện giúp con người xóa bỏ hận thù

Hình ảnh một nhóm trong khoá tu tại tu viện Cát Trắng

- Trong phương pháp thiền tập này, chúng ta sử dụng sức mạnh của ước nguyện để nuôi lớn năng lượng từ bi cho bản thân và chuyển năng lượng đó đến tha nhân bằng kỹ thuật Quán niệm.

- Lời nguyện căn bản cho tự thân: “Xin cho tôi được giải thoát khỏi mọi phiền não, khổ đau; xin cho tôi được sống trong an bình hạnh phúc”.

- Lời nguyện căn bản cho tha nhân:“Xin cho người ấy (cha, mẹ, anh, chị, em, người thân, bạn bè…) cũng như tôi, được giải thoát khỏi mọi phiền não, khổ đau và được sống trong an bình hạnh phúc”.

- Nguyện ước căn bản này sẽ được phát triển từng bước, tùy theo năng lực quán niệm của mỗi người. Nhưng trước hết hành giả phải xây dựng cho chính mình một nền tảng hạnh phúc, an bình vững chắc, bắt nguồn từ tâm từ bi vô lượng của bản thân. Từ đó mới có thể chuyển năng lượng từ bi đến cho người thân, gia đình, bạn bè, và cho đến những người gây đau khổ cho bạn.

Nghi thức Thiền nguyện - Chuyển tâm từ

Bạn nên thực tập theo thứ tự dưới đây; thời gian quán niệm các đề mục nên lâu hơn một phút; có thể thỉnh một tiếng chuông © để bắt đầu từng đề mục quán niệm. Bạn có thể thực tập nghi thức này trong thời gian 30 phút trong các khóa lễ cầu nguyện. Nếu đại chúng cùng thực tập, nên mời một vị đọc lớn từng đề mục và thỉnh một tiếng chuông.

Bước 1: Mở đầu

* Xin mời đại chúng đứng dậy đảnh lễ Tam bảo, rồi ngồi xuống trong tư thế của thiền toạ.

* Giữ tâm an định vững vàng bằng phương pháp quán niệm hơi thở.

* Tư duy về sự nguy hiểm, tác hại, và đổ vỡ của tâm sân hận, thù oán, ghen tỵ…                     

* Phát lên niềm mong ước được an bình, hạnh phúc bằng lời nguyện sau đây:“Xin cho tôi được giải thoát khỏi mọi phiền não, khổ đau; xin cho tôi được sống trong an bình hạnh phúc”.

* Mở rộng niềm mong ước của bạn bằng lời nguyện sau đây:“Xin cho tôi được giải thoát khỏi mọi ưu bi khổ não, bất kể lúc nào và ở đâu; xin cho tôi không rơi vào cạm bẫy của phiền não, vọng tưởng mê lầm; xin cho tôi có thể đối diện với mọi tình huống (vui, buồn…) mà lòng vẫn an nhiên tự tại với đầy đủ trí tuệ”.

* Hãy tưởng tượng ước vọng của bạn đã được viên mãn ngay trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây.

* Tiếp tục duy trì năng lượng viên mãn này để sưởi ấm và nuôi lớn tự thân.

Bước 2: Quán niệm

* Hãy tưởng tượng rằng giờ này bạn đã hoàn toàn giải thoát khỏi mọi sợ hãi, lo âu, mọi bám víu của quá khứ, hiện tại, và vị lai. Bạn đang an trú trong tâm an bình, thanh thản, không nao núng, dao động.

* Hãy suy niệm về những nguyện vọng có ý nghĩa nhất trong đời của bạn.

* Hãy tưởng tượng rằng ước vọng thâm sâu nhất của bạn đã được thành tựu.

* Hãy tưởng tượng về một đời sống thật quý giá, thật đáng yêu thương, và tràn đầy hạnh phúc.

Bước 3: Chuyển tâm từ

* Bây giờ xin hãy đem vào tâm trí của bạn người mà bạn trân quý và yêu thương…cha, mẹ, thầy, bạn...

* Hãy suy nghĩ về phẩm chất tốt đẹp của người ấy… và những đức tính đã gợi lên cảm hứng về sự yêu thương và niềm tôn kính.

* Phát lên niềm mong ước cho người ấy bằng lời nguyện sau đây:“Xin cho người ấy (người thân, gia đình, bạn bè…) cũng như tôi, được giải thoát khỏi mọi phiền não, khổ đau và được sống trong an bình hạnh phúc”.

Bước 4: Phát triển tâm từ trong tỉnh thức

* Hãy để tâm từ của bạn tỏa sáng và bao trùm tất cả mọi người trong môi trường thiền định với niềm mong ước rằng: “Xin cho mọi người, cũng như tôi, được giải thoát khỏi mọi khổ đau và được sống trong an bình, hạnh phúc”.

* Hãy tưởng tượng rằng mỗi người đều được như thế.

* Mở rộng tâm từ của bạn đến cộng đồng, xóm làng, thành thị, đất nước, quê hương, và pháp giới chúng sinh… với ước muốn “Tất cả các loài hữu tình đều được giải thoát khỏi mọi khổ đau và được sống trong an bình, hạnh phúc”.

* Tiếp tục mở rộng tâm từ của bạn đến bốn phương tám hướng… với tất cả các loài hữu tình…

Bước 5: Kết thúc: Ban tâm từ bằng ánh sáng trắng từ trái tim của bạn

Mỗi hơi thở vào, đưa sự tỉnh thức vào trong cơ thể của bạn và hãy quán tưởng một tia sáng trắng rực rỡ của đức hạnh và hỷ lạc, phát sinh từ trái tim, tỏa sáng và lan tràn khắp toàn thân.

Mỗi hơi thở ra, hãy quán tưởng một tia sáng trắng phóng ra từ trái tim, một luồng ánh sáng mang theo sự chữa lành, hỷ lạc và ân đức, chiếu rọi bất kỳ người nào và nơi đâu khi bạn hướng tâm đến.

Hãy quán tưởng thân thể của bạn ngập tràn ánh sáng, và ánh sáng từ mỗi lỗ chân lông phóng ra khắp mọi phương.

Sau cùng, bạn hãy thầm niệm hồi hướng công đức: “Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sinh, đều trọn thành Phật đạo”.

Đức Thế Tôn dạy như sau:

“Với từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, được sử dụng, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như căn cứ địa, được tùy trú, được tích tập, được khéo tác thành, thời chờ đợi là có tám lợi ích. Thế nào là tám?”.

“Ngủ được an lạc, dậy được an lạc, không thấy ác mộng, được người ái mộ, được phi nhân ái mộ, được chư Thiên hộ trì, lửa hay thuốc độc hay kiếm không gia hại, nếu không thông đạt thượng vị thì đạt được Phạm Thiên giới. Với từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, được sử dụng, được tu tập, được làm cho sung mãn, được làm như cỗ xe, được làm như căn cứ địa, được tùy trú, được tích tập, được khéo tác thành, thời chờ đợi là có tám lợi ích này”.

“Ai tu tập từ tâm,
 vô lượng thường ức niệm,
 các kiết sử yếu dần,
 thấy được sanh y diệt,
 với tâm không ác độc,
 từ mẫn mọi chúng sanh,
 do vậy, vị ấy thành,
 bậc thuần nhất chí thiện, với tâm ý từ mẫn,
 đối với mọi chúng sanh,
 bậc Thánh khéo thực hiện,
 nhiều công đức tốt lành,
 sau khi đã chinh phục,
 rất đông đảo loài người,
 các ẩn sĩ vua chúa,
 theo nghi lễ tế tự,
 lễ tế ngựa tế người, lễ uống nước thắng trận,
 lễ ném cầu may rủi, lễ rút lui khóa cửa,
 không được phần mười sáu,
 bậc khéo tu từ tâm,
 như ánh sáng mặt trăng, đối với các quần sao,
 không giết, không bảo giết,
 không thắng, không bảo thắng,
 từ tâm mọi chúng sanh,
 không hận thù với ai”.

Nam-mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Thầy Thích Tâm Thiện, TS Tôn giáo học so sánh, viện trưởng Tu viện Cát Trắng, Hoa Kỳ (Giác ngộ)

Thiền sư Nhất Hạnh: 'Thân thể ta cũng như tâm hồn ta vậy'

Thứ 5, 15/08/2013 | 17:18
Phật giáo quan niệm như thế nào về tình dục trong tình yêu? Không phải ngẫu nhiên mà vị thiền sư Nhất Hạnh bắt đầu vấn đề này bằng cách bàn về “thân tâm” trong truyền thống văn hoá Á Đông.

Tâm thiền và tâm bãi phân trâu

Thứ 5, 15/08/2013 | 02:00
Trong lúc đi truyền đạo tại một làng nọ, một vị thiền sư gặp một vị học gia. Vị học gia là người có học vị rất cao và cũng có địa vị cao trong làng.

Tại sao chúng ta phải ngồi thiền?

Chủ nhật, 11/08/2013 | 19:31
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.

Thiền lái xe

Chủ nhật, 11/08/2013 | 18:29
Nếu đúng vào lúc bạn định vặn chìa khóa để rồ xe chạy mà bạn đọc bài kệ này, nó sẽ như ánh đuốc soi sáng cho bạn và bạn chợt thấy là mình không cần đi đâu cả.

Thiền đi

Thứ 7, 10/08/2013 | 10:03
Khi đi từ văn phòng tới bãi đậu xe, hay tới nhà vệ sinh, khi phải vượt qua vài dãy phố hay chỉ mấy bước chân, ta luôn luôn có thể thực tập thiền hành, nghĩa là đi trong chánh niệm từng bước một, không suy nghĩ, không tính toán.

Tiểu Đường Tăng đất Việt khát khao vân du Tây Thiên học đạo

Thứ 6, 09/08/2013 | 16:59
Vào những năm 30 của thế kỷ trước, tại Bến Cảng Nhà Rồng, thiền sư Minh Tịnh (tức Hòa thượng Nhẫn Tế, trụ trì đời thứ nhất Chùa Tây Tạng) đã noi theo người xưa xuất dương, vân du sang đất Phật học đạo. Những tháng ngày trong hành trình vạn lý gian nan của vị thiền sư không chỉ chứng minh tinh thần quả cảm hiếm gặp, mà còn thể hiện nghị lực phi thường, lòng yêu nước, yêu đạo sâu sắc của con người Việt Nam.

Về với cõi 'thiền' của Phật giáo Việt Nam

Thứ 2, 05/08/2013 | 16:26
Là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tây. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam.

Thiền+: Thực tại đẹp hơn giấc mơ

Chủ nhật, 11/08/2013 | 18:52
Cuộc đời có những khổ đau, có những khó khăn. Nhiều người trong chúng ta không đủ sức để đối phó với những khổ đau và khó khăn đó, cho nên hay có khuynh hướng đi tìm và trú ẩn nơi những giấc mơ. Mơ ước rằng ngày mai mình sẽ được như thế này, ngày kia mình sẽ được như thế nọ.

'Thời Đức Phật, nhiều người tin rằng tình dục rất thánh thiện'

Chủ nhật, 11/08/2013 | 18:32
'Thà rằng đưa dương vật vào miệng một con rắn độc hay một con rắn hổ mang kinh tởm có lẽ còn tốt hơn là đưa nó vào một người đàn bà".