Thiền và trà đạo

Thiền và trà đạo

Thứ 4, 11/12/2013 | 20:03
0
Khi nói đến Trà đạo, có lẽ chúng ta muốn biết ngay Trà đạo là gì. Lợi Hưu (Rikyu, 1522 – 1591) người đã đưa nghệ thuật uống trà trở thành Trà đạo, trả lời rất giản dị: “Trà đạo là cách làm cho ta hết khát".

Chúng ta khát nước khi uống không đủ, và chúng ta thường khao khát niềm an vui và muốn hòa nhập với sự sâu thẳm của tánh tự nhiên sẵn có nơi mình. Tánh đó vốn rộng lớn bao la, trong sạch vô cùng, an vui vô hạn và tĩnh lặng nhiệm mầu. Chúng ta gọi tánh ấy là tánh chân thật, tâm chân thật (chân tánh hay chân tâm) hay Phật tánh.

Trà đạo là nghệ thuật pha và uống trà, đưa ta tiếp xúc thẳng với cội nguồn tâm linh ấy. Nguyên tắc của Trà đạo nằm sẵn trong nguyên tắc sống thiền: hòa hợp, trang trọng, tinh sạch và tĩnh lặng.

Thiền++ - Thiền và trà đạo

Thiền cũng chỉ là một tông phái của Phật giáo, nên các nguyên tắc trên vốn là sự bất khả phân giữa hiện tượng bên ngoài và thế giới bên trong. Sự hòa hợp, trang trọng, tinh sạch và tĩnh lặng của trà thất, của trà chủ (người mời) và trà khách (người được mời) vốn là sự hợp nhất của tâm và cảnh, của thế giới bên ngoài và thế giới bên trong nơi mỗi chúng ta.

Tô Đông Pha, một thi sĩ nổi tiếng và cũng là một người tinh thông đạo Phật, đã ca ngợi trà có tánh chất tinh khiết và giống như một người có đức hạnh cao quý, trà không sợ bị hư hỏng. Các vị Tăng sĩ Trung Hoa trước đây đã thực hành nghi thức uống trà trước tượng của vị tổ Bồ-đề-đạt-ma theo những cung cách trang trọng, biểu lộ trạng thái an bình, rỗng lặng nhưng linh động của tâm uyên nguyên, tâm ban đầu nơi mỗi chúng ta vốn luôn luôn tinh sạch và tỏa chiếu sự thấy biết chân thật. Nghi thức này cùng với nền văn minh đời nhà Tống bị hủy hoại nặng nề khi người Mông Cổ xâm chiếm và cai trị Trung Hoa. Nhiều hoa trái của nền văn minh đó đã được chuyển sang Nhật Bản, được nuôi dưỡng và đơm hoa.

Ở các thiền viện thuộc dòng Lâm Tế (Rinzai), các buổi thiền trà được diễn ra một cách nhanh chóng và lặng lẽ. Sáng sớm, các thiền sinh thức dậy vào lúc 3 giờ sáng, vệ sinh cá nhân rồi vào thiền đường. Thiền sinh phụ trách pha trà (trà giả) đã sẵn sàng với các chén trà đã lau sạch bóng cùng ấm trà nóng. Thiền sinh bưng khay đựng chén trà đến trước mỗi hai thiền sinh, cúi đầu chào. Hai thiền sinh chắp tay xá đáp lễ và mỗi người lấy cái chén nhỏ để trước mặt mình. Lần lượt như vậy cho đến khi mọi người đều có chén, thiền sinh phụ trách mời trà đem bình trà đến giữa mỗi hai người, trịnh trọng cúi chào và châm trà. Khi mọi người đã có trà trong chén, một tiếng báo hiệu vang lên, mọi người để tâm vào hơi thở nhẹ nhàng thoải mái, nâng chén trà lên và uống trà hoàn toàn trong tĩnh lặng.

Các thiền đường dòng Tào Động (Soto) không uống trà vào mỗi buổi sáng như trên mà chỉ vào các dịp đặc biệt trong tháng. Vị thiền sư mời tất cả thiền sinh uống một tách trà quý do một cư sĩ biếu ngài. Trong những dịp ấy, vị thầy thường ân cần nhắc nhở môn sinh nỗ lực tu hành tinh tấn để thâm nhập vào sự kỳ diệu của tâm giải thoát.

Điều này làm chúng ta nhớ lại truyện các vị vua Nhật Bản ban trà cho quý vị tăng sĩ, như vào năm 729, Thánh Vũ Thiên Hoàng ban trà cho một trăm vị tăng tại cung Nại Lương. Đời sống tu hành của các vị tăng, ni và trà liên hệ với nhau rất mật thiết về nội dung cũng như hình thức.

Thiền trà nói trên là cách uống trà trong thiền đường, cùng phát triển theo dòng thiền đốn ngộ do ngài Huệ Năng chủ xướng. Đến thế kỷ 15, người Nhật đã tạo ra một nghi thức uống trà đặc biệt ở bên ngoài thiền viện mà chúng ta thấy còn tồn tại cho đến nay. Tuy cách thức có khác nhau, nhưng cũng phản ảnh sự hòa hợp, trang trọng, tinh sạch và tĩnh lặng của Trà đạo.

Thích Phụng Sơn biên soạn – Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

Ý nghĩa của 'niết bàn' theo quan điểm Phật giáo

Thứ 5, 28/11/2013 | 16:52
Theo quan điểm siêu hình thì Niết bàn là giải thoát khỏi đau khổ. Theo quan điểm tâm lý học thì Niết bàn là xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm đạo đức thì Niết bàn là diệt tham, sân và si.

Trở về nương tựa đạo lý nhân bản Phật giáo

Thứ 2, 25/11/2013 | 19:27
Mọi người cứ tưởng rằng, một xã hội văn minh có nhiều thành tựu về khoa học cũng như điều kiện vật chất, con người có nhiều cơ hội để sống theo những gì mình mong muốn, nhưng xét cho cẩn thận rằng, trên đời mọi sự hưởng thụ nào cũng có cái giá phải trả của nó.

Ý nghĩa cái chết theo quan điểm Phật giáo (3)

Thứ 6, 22/11/2013 | 09:10
Cái chết chỉ là sự chấm dứt của tổng thể vận hành của năm thứ cấu hợp do các quy luật tương liên và nguyên-nhân-hậu-quả tạo ra và chi phối nó. Nếu một người tu tập xóa bỏ được "cái tôi tạo dựng" đó thì có nghĩa là người này đã đạt được thể dạng A-la-hán, tức là niết-bàn.

Phật giáo coi cầu nguyện là trạng thái tâm lý tham (2)

Thứ 5, 21/11/2013 | 20:15
Thực ra, tinh thần cầu nguyện của đạo Phật nhằm thay đổi những tín ngưỡng dân gian có hại cho con người, như cúng sao giải hạn, xin xăm cầu đảo, nên chư Tổ phương tiện lập ra cầu an, cầu siêu để chuyển hình thức mê tín dị đoan đã len lỏi vào căn nhà Phật giáo từ bấy lâu nay.

Ý nghĩa cái chết theo quan điểm Phật giáo (2)

Thứ 5, 21/11/2013 | 14:32
Cái chết chỉ là hình ảnh phản chiếu sự sống hiện tại của mình trong một tấm gương. Nếu giữ được một cuộc sống nghiêm minh và thực hiện được phép thiền định thật sâu xa thì biết đâu mình cũng có thể đạt được một mức độ giải thoát nào đó ngay trong kiếp sống này?

Phật giáo coi cầu nguyện là trạng thái tâm lý tham (1)

Thứ 4, 20/11/2013 | 20:05
Đạo Phật là đạo của tình thương và tỉnh thức, vì sự giác ngộ giải thoát cho con người để được sống tự do tự tại, làm chủ bản thân, mà không bị lệ thuộc vào đấng thần linh, thượng đế ban phước giáng họa như thời xa xưa.

Phật giáo và các triết thuyết kinh tế đối lập nhau?

Thứ 7, 09/11/2013 | 08:13
Khi nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng, mỗi quốc gia đều có bài toán kích cầu để thúc đẩy kinh tế. Trong khi đó, Phật giáo lại đưa ra các học thuyết, quan điểm để diệt trừ lòng ham muốn.

Ý nghĩa của 'niết bàn' theo quan điểm Phật giáo

Thứ 5, 28/11/2013 | 16:52
Theo quan điểm siêu hình thì Niết bàn là giải thoát khỏi đau khổ. Theo quan điểm tâm lý học thì Niết bàn là xóa bỏ tự ngã. Theo quan điểm đạo đức thì Niết bàn là diệt tham, sân và si.

Trở về nương tựa đạo lý nhân bản Phật giáo

Thứ 2, 25/11/2013 | 19:27
Mọi người cứ tưởng rằng, một xã hội văn minh có nhiều thành tựu về khoa học cũng như điều kiện vật chất, con người có nhiều cơ hội để sống theo những gì mình mong muốn, nhưng xét cho cẩn thận rằng, trên đời mọi sự hưởng thụ nào cũng có cái giá phải trả của nó.

Ý nghĩa cái chết theo quan điểm Phật giáo (3)

Thứ 6, 22/11/2013 | 09:10
Cái chết chỉ là sự chấm dứt của tổng thể vận hành của năm thứ cấu hợp do các quy luật tương liên và nguyên-nhân-hậu-quả tạo ra và chi phối nó. Nếu một người tu tập xóa bỏ được "cái tôi tạo dựng" đó thì có nghĩa là người này đã đạt được thể dạng A-la-hán, tức là niết-bàn.

Phật giáo coi cầu nguyện là trạng thái tâm lý tham (2)

Thứ 5, 21/11/2013 | 20:15
Thực ra, tinh thần cầu nguyện của đạo Phật nhằm thay đổi những tín ngưỡng dân gian có hại cho con người, như cúng sao giải hạn, xin xăm cầu đảo, nên chư Tổ phương tiện lập ra cầu an, cầu siêu để chuyển hình thức mê tín dị đoan đã len lỏi vào căn nhà Phật giáo từ bấy lâu nay.

Ý nghĩa cái chết theo quan điểm Phật giáo (2)

Thứ 5, 21/11/2013 | 14:32
Cái chết chỉ là hình ảnh phản chiếu sự sống hiện tại của mình trong một tấm gương. Nếu giữ được một cuộc sống nghiêm minh và thực hiện được phép thiền định thật sâu xa thì biết đâu mình cũng có thể đạt được một mức độ giải thoát nào đó ngay trong kiếp sống này?

Phật giáo coi cầu nguyện là trạng thái tâm lý tham (1)

Thứ 4, 20/11/2013 | 20:05
Đạo Phật là đạo của tình thương và tỉnh thức, vì sự giác ngộ giải thoát cho con người để được sống tự do tự tại, làm chủ bản thân, mà không bị lệ thuộc vào đấng thần linh, thượng đế ban phước giáng họa như thời xa xưa.

Phật giáo và các triết thuyết kinh tế đối lập nhau?

Thứ 7, 09/11/2013 | 08:13
Khi nền kinh tế toàn cầu khủng hoảng, mỗi quốc gia đều có bài toán kích cầu để thúc đẩy kinh tế. Trong khi đó, Phật giáo lại đưa ra các học thuyết, quan điểm để diệt trừ lòng ham muốn.