Thiếu điện, thiếu chip, thiếu mọi thứ, “ông lớn” châu Á lao đao

Thiếu điện, thiếu chip, thiếu mọi thứ, “ông lớn” châu Á lao đao

Thứ 6, 01/10/2021 | 06:31
0
Dữ liệu công bố ngày 30/9 cho thấy, sản lượng nhà máy của Nhật Bản chậm lại, trong khi triển vọng sản xuất của Trung Quốc suy yếu.

Tình trạng thiếu điện, thiếu chip và các linh kiện khác, chi phí vận chuyển tăng cao và các nhà máy phải đóng cửa để chống chọi với đại dịch, tất cả đang gây thiệt hại cho các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và Trung Quốc.

Tập đoàn Suzuki Motor của Nhật Bản trở thành nhà sản xuất ô tô mới nhất cho ngừng hoạt động dây chuyền sản xuất thêm vài ngày nữa do thiếu hụt linh kiện.

Trong khi Nhật Bản và một số quốc gia khác đang bắt đầu giảm bớt các biện pháp khẩn cấp để hạn chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2, những nước khác đang phải áp dụng lại các biện pháp hạn chế liên quan Covid-19, làm tăng thêm sự bất định cho triển vọng tăng trưởng toàn cầu và khu vực.

Sản lượng của các nhà máy ở Nhật Bản trong tháng 8 đã giảm 3,2% so với tháng trước do việc đóng cửa liên quan đến đại dịch ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trên khắp châu Á. Tháng 7 cũng đã ghi nhận sự sụt giảm 1,5%.

Các nhà sản xuất ô tô và sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin và máy móc điện khác bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Suzuki cho biết, hãng dự kiến ​​sẽ tạm ngừng hoạt động thêm 3 ngày tại một nhà máy ở miền Trung Nhật Bản, và thêm 2 ngày tại một nhà máy khác.

Các nhà sản xuất ô tô khác cũng phải giảm nhịp độ hoạt động, với lý do thiếu chip và các bộ phận khác.

Doanh số bán lẻ giảm thấp hơn nhiều so với dự kiến ​​4,1% từ mức của một tháng trước đó do nhu cầu yếu về quần áo và thiết bị gia dụng.

Trong khi có những dấu hiệu cải thiện ở một số khu vực của châu Á, "việc số ca mắc mới hàng ngày đạt đỉnh mới ở một số quốc gia và tiến độ triển khai tiêm chủng tương đối chậm ở Đông Nam Á có nghĩa là nguy cơ thiếu hụt chất bán dẫn và các linh kiện khác có thể vẫn dai dẳng trong một thời gian dài nữa", chuyên gia kinh tế Harumi Taguchi từ IHS Markit cho biết trong một bài bình luận.

Thế giới - Thiếu điện, thiếu chip, thiếu mọi thứ, “ông lớn” châu Á lao đao

Công nhân ngành điện Trung Quốc làm việc ở độ cao 60m. Ảnh China.org

Tại Trung Quốc, một cuộc khảo sát chính thức đối với các nhà quản lý nhà máy cho thấy, hoạt động sản xuất của nước này chậm lại trong tháng Tám.

Chỉ số quản lý thu mua (PMI) ngành sản xuất đã giảm từ 50,1 trong tháng 8 xuống còn 49,6 trong tháng 9 trên thang điểm 0-100, trong đó PMI trên 50 cho thấy sự mở rộng, còn dưới 50 cho thấy sự thu hẹp.

Cuộc khảo sát được tiến hành trước khi tình trạng thiếu điện bắt đầu khiến các nhà máy ở một số vùng của Trung Quốc bắt đầu tạm ngừng hoạt động.

Các chỉ số yếu nhất là ở các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng như hóa chất và kim loại, chuyên gia kinh tế Julian Evans-Pritchard từ Capital Economics cho biết

“Những người tham gia khảo sát lưu ý rằng, tình trạng thiếu nguyên liệu và sự chậm trễ trong vận chuyển vẫn đang kìm hãm sản lượng”, ông cho biết.

Nhu cầu tăng cao đối với máy tính và các thiết bị khác phục vụ việc học và làm trực tuyến của người dân đã làm hạn chế nguồn cung cấp vi mạch vốn cũng cần cho các sản phẩm này.

Tình trạng thiếu container vận chuyển và các cảng thỉnh thoảng bị đóng cửa do sự bùng phát Covid-19 cũng đã gây ra tắc nghẽn trong suốt chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Các cảng của Trung Quốc và Đông Nam Á vẫn đang phải gánh chịu hậu quả của các sự kiện đóng cửa trước đó, với lượng tàu xếp hàng dài kỷ lục chờ dỡ hàng,” Rabobank cho biết trong một báo cáo về ngành vận tải biển.

Theo ước tính, khoảng 10% công suất container toàn cầu đang chờ ở ngoài khơi để được dỡ hàng.

Minh Đức (Theo AP)

“Ngấm đòn” từ khủng hoảng điện, triển vọng kinh tế Trung Quốc ảm đạm

Thứ 3, 28/09/2021 | 08:00
Tình trạng cắt điện diễn ra khi việc điều tiết mức phát thải carbon của Trung Quốc xung đột với sự bùng nổ công nghiệp của nước này trong bối cảnh đại dịch.

Nhật Bản xem xét sử dụng hộ chiếu vắc-xin cho các hoạt động thương mại

Thứ 4, 08/09/2021 | 09:40
Bên cạnh việc cấp “hộ chiếu vắc-xin” cho mục đích đi lại quốc tế, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét cấp loại chứng nhận này cho hoạt động thương mại.

Chính sách Zero-COVID đe dọa sự phục hồi của Trung Quốc

Thứ 7, 04/09/2021 | 16:00
Ngành dịch vụ của các nền kinh tế lớn ở châu Á - Thái Bình Dương đều sụt giảm trong tháng 8, trong đó Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm mạnh nhất.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Nga sắp bàn giao nốt “Rồng lửa” S-400 theo hợp đồng 5,5 tỷ USD

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:15
Tiến độ Nga bàn giao các hệ thống phòng không S-400 cho Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Ly kỳ vụ trộm vàng lớn nhất lịch sử Canada

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Cảnh sát đã bắt giữ 9 người liên quan đến vụ trộm vàng lớn nhất Canada. Lô hàng bị mất bao gồm 6.600 thỏi vàng trị giá hơn 20 triệu USD và 2,5 triệu đô Canada.

Lộ diện quốc gia là điểm đến chính của đầu tư Trung Quốc ở châu Âu

Thứ 5, 25/04/2024 | 06:00
Hungary có thể nằm trong số những nước đi đầu về việc chuyển đổi công nghệ nhờ hợp tác kinh tế và đầu tư chặt chẽ với Trung Quốc.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Mỹ đang lên kế hoạch về gói viện trợ 1 tỷ USD cho Ukraine

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:25
Thứ Ba, hai quan chức Mỹ chia sẻ với Reuters, chính phủ Mỹ đang lên kế hoạch cho gói viện trợ quân sự trị giá 1 tỷ USD cho Ukraine.
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Lộ diện quốc gia có mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất ở châu Âu

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:00
Tất cả 10 quốc gia hàng đầu có ngân sách quân sự cao nhất đều tăng chi tiêu trong năm 2023.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.