Thổ Nhĩ Kỳ "kẻ cứng đầu khó trị", Nga không thể mạnh tay vì là “quân cờ quan trọng”

Thổ Nhĩ Kỳ "kẻ cứng đầu khó trị", Nga không thể mạnh tay vì là “quân cờ quan trọng”

Lê Thị Ánh Tuyết

Lê Thị Ánh Tuyết

Thứ 3, 04/05/2021 18:45

Thổ Nhĩ Kỳ đối kháng Nga trong nhiều vấn đề nhưng Nga vẫn phải nhún nhường. Tất cả sự nhẫn nhịn này đều có lý do.

Giữ thế cân bằng trong quan hệ song phương

Khi hàng ngàn binh lính Nga quay trở lại căn cứ vào cuối tháng 4, nó đã chấm dứt suy đoán của nhiều tuần trước đó về một cuộc tấn công của Nga. Hành động rút quân khỏi biên giới với Ukraine giúp các bên liên quan trút được gánh nặng, thấy nhẹ nhõm. Và, nhẹ nhõm cũng là cảm xúc của Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong cuộc xung đột hiện nay giữa Ukraine và lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở khu vực Donbas, Ankara kiên quyết ủng hộ Kiev. Thổ Nhĩ Kỳ cũng ủng hộ Ukraine trong vấn đề Crimea năm 2014.

Trong chuyến thăm Ankara của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan khẳng định, Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết bảo vệ “toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine”. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng với việc Ukraine mua máy bay chiến đấu không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tiêu điểm - Thổ Nhĩ Kỳ 'kẻ cứng đầu khó trị', Nga  không thể mạnh tay vì là “quân cờ quan trọng”

Tổng thống Volodymyr Zelensky và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Bên cạnh đó, trên cương vị là thành viên của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải thể hiện quan điểm quyết đoán hơn trong một số vấn đề, đặc biệt cuộc khủng hoảng Ukraine, để không làm mất lòng các đồng minh.

Một nguyên nhân khác khiến Thổ Nhĩ Kỳ “đối chọi” với Nga chính là mục tiêu khẳng định ảnh hưởng của Ankara ở khu vực Biển Đen và Caucasus. Với tiềm lực của mình Thổ Nhĩ Kỳ đang xây giấc mộng mở rộng tầm ảnh hưởng hơn nữa. Vì vậy, Ankara cần thể hiện quan điểm riêng để phục vụ mục đích này. Cụ thể, trong cuộc xung đột Azerbaijan - Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga ủng hộ 2 phe khác nhau.

Mặc dù đứng trên lập trường đối lập trong những điểm nóng xung đột nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn luôn nỗ lực thể hiện sự gần gũi với Nga ở một số lĩnh vực để mối quan hệ Nga – Thổ không trở nên quá căng thẳng.

Có điều này do, Thổ Nhĩ Kỳ cần có quan hệ tốt với Nga trên một loạt các chiến tuyến ở khu vực khác. Ở Syria và Libya, Thổ Nhĩ Kỳ cần sự đồng thuận của Nga để đảm bảo vị thế cũng như lợi ích của mình. Không chỉ vậy, nhiều năm nay phần lớn khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ được Nga là nước cung cấp qua các đường ống ở Biển Đen.  

Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ phải cân bằng các lợi ích trong những vấn đề cạnh tranh với Nga nhưng cũng phải tìm cách để thúc đẩy lợi ích riêng của chính mình. Thực tế, đây là một vấn đề khó khăn, phức tạp và Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang làm khá tốt.

Tiêu điểm - Thổ Nhĩ Kỳ 'kẻ cứng đầu khó trị', Nga  không thể mạnh tay vì là “quân cờ quan trọng” (Hình 2).

Thổ Nhĩ Kỳ phải cân bằng các lợi ích trong những vấn đề cạnh tranh với Nga.

Đối tượng hoàn hảo để kết thân

Nói thế không có nghĩa Ankara yếu thế trong mối quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ. Trên thực tế, Nga cũng cần Thổ Nhĩ Kỳ chẳng kém.

Ankara và Moscow đều mong muốn chia sẻ thay đổi hiện trạng toàn cầu và khu vực. Như vậy, họ có chúng mục tiêu.

Ông John Hardie, giám đốc nghiên cứu tại Tổ chức Bảo vệ các nền dân chủ chia sẻ với Asia Times: “Thổ Nhĩ Kỳ rất phù hợp với mong muốn của Moscow về một trật tự thế giới đa cực với ảnh hưởng của Mỹ ít hơn”. Trên thực tế, mối quan hệ khi nóng lúc lạnh của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ đã khiến Ankara trở thành đối tượng hoàn hảo để Nga “kết thân”.

Ông Onur Isci, Phó Giáo sư về quan hệ quốc tế tại đại học Ankara’s Bilkent chia sẻ với Asia Times rằng mối quan hệ của Nga và Thổ từ nhiều thế kỷ qua là vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau. Ngày nay, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đều thấy mình ở đối phương và đó là lý do đưa họ đến với nhau, đoàn kết với nhau. Họ có sự ràng buộc lẫn nhau về lợi ích và hiểu rằng không ai có lợi khi đối đầu. “Hai bên dù xảy ra cuộc chiến ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đều sẽ là thất bại của cả hai. Không ai chiến thắng trong cuộc chiến đó cả”, ông Onur Isci nhận định.

Sự thay đổi giọng điệu của Thổ Nhĩ Kỳ thời gian gần đây cho thấy, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng thể hiện quan điểm của mình rõ ràng hơn. Điều này cũng dễ hiểu, bởi hiện tại mối quan hệ của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã khác trước.

Tiêu điểm - Thổ Nhĩ Kỳ 'kẻ cứng đầu khó trị', Nga  không thể mạnh tay vì là “quân cờ quan trọng” (Hình 3).

Dù có thế nào, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể trở nên đối địch.

Thổ Nhĩ Kỳ đã bớt phụ thuộc vào việc nhập khẩu khí đốt từ Nga bằng cách chuyển nguồn cung sang các nước khác, chẳng hạn như Azerbaijan. Sự tăng trưởng kinh tế và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã mang lại có nước này nhiều lợi thế trong việc theo đuổi chính sách an ninh cũng như đường lối đối ngoại mà không phải nhìn phản ứng của ai đó.

Ông John Hardie nhận định: “Sự quyết đoán của Thổ Nhĩ Kỳ là điều Nga phải lưu ý. Bởi, Nga sẽ phải đối mặt với nó nhiều hơn trong tương lai”.

Đương nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không thể tự tin cắt đứt quan hệ với Nga. Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết ủng hộ Ukraine nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc dám vượt mặt Nga. Thổ Nhĩ Kỳ dù là một phần của NATO cũng không dám vuốt râu hùm. Và ngược lại, Nga cũng chẳng dám mạnh tay với Thổ Nhĩ Kỳ vì trên bàn cờ thay đổi về tầm ảnh hưởng của Nga, Ankara rất quan trọng.

HOÀ AN (Theo AT)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.