Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Thứ 3, 30/04/2024 | 15:25
0
Cùng đồng đội đối mặt với Tổng thống cuối cùng của ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh, Đại úy Phạm Xuân Thệ khi ấy chỉ nghĩ làm sao nhanh có lời tuyên bố đầu hàng được phát thanh rộng rãi ra để sớm kết thúc chiến tranh, đỡ đổ máu cho đồng đội.

Lòng biết ơn còn mãi

Những ngày này, cả dân tộc Việt Nam lại rộn ràng trong niềm vui kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 49 năm về trước. Ngày 30/4/1975 đã đi vào lịch sử như một mố son chói lọi của thế kỷ 20. Gần nửa thế kỷ trôi qua, Dinh Độc Lập vẫn ở đó và dường như không có nhiều thay đổi với ngọn cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay như biểu tượng của hòa bình.

Trong mỗi trái tim người con đất Việt hôm nay đều xốn xang khi nhìn về lịch sử hào hùng. Ai cũng đều có những niềm tự hào riêng, cả người đã trải qua chiến tranh hay con em họ và các thế hệ sau này đều chung niềm tự hào về thành tựu mà cha ông đã giành được trong cuộc chiến tranh nhiều gian khổ và ác liệt đã qua.

Là một người đã từng đi cầm súng chiến đấu và chứng kiến thời khắc lịch sử của ngày 30/4 đó, Trung tướng Phạm Xuân Thệ (sinh năm 1947) - người được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Quân công hạng Nhì; Huân chương Chiến công hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba; Huân chương chiến sĩ Giải phóng hạng Nhất, Nhì, Ba... Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

“Chúng tôi biết ơn sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, bùi ngùi xúc động nhớ đến những đồng đội cùng chiến đấu với mình đã hy sinh xương máu trên các mặt trận, để chúng tôi được tiếp tục trưởng thành và tận hưởng hòa bình như ngày nay. Thực sự đó là một lòng biết ơn vô cùng”, ông Thệ nói với PV Đời sống và Pháp luật với giọng xúc động, bồi hồi.

Trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, vị Trung tướng nhiều lần nhấn mạnh rằng ông có niềm tin và mong muốn thế hệ hiện tại cũng như sau này sẽ luôn trân trọng công lao của cha anh đi trước, trân trọng giá trị lịch sử mà cả dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành lại được sự phồn vinh thống nhất độc lập như ngày nay.

“Tôi cảm thấy rất tự hào về sự lãnh đạo của Đảng cũng như Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam trong thời khắc chiến tranh đó. Sự lãnh đạo sáng suốt, kịp thời kiên quyết của toàn bộ bộ chỉ huy chiến dịch đã góp phần nhanh chóng kết thúc chiến tranh giành lại độc lập. Tự hào bởi cả sự hi sinh của các đồng chí đồng đội để làm nên được thời khắc không thể nào quên”, ông Thệ bồi hồi nhớ lại.

Toàn cảnh - Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng

Đại úy Phạm Xuân Thệ (ngoài cùng bên phải) cùng đồng đội bắt và đưa Tổng thống VNCH Dương Văn Minh từ dinh Độc Lập ra Đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trưa ngày 30/4/1975. Ảnh tư liệu.

Trong thời khắc lịch sử của cả dân tộc, vào lúc 11h30 ngày 30/4/1975, lá cờ của Quân giải phóng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai ở miền Nam Việt Nam. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, non sông Việt Nam thống nhất. Đó là dấu ấn vĩ đại của dân tộc và cũng ghi dấu thời khắc đặc biệt của riêng ông.

“Khi Tổng thống Dương Văn Minh nói: “Chúng tôi đã biết Quân giải phóng tiến công vào nội đô, chúng tôi đang chờ Quân giải phóng vào để bàn giao”. Theo phản ứng tự nhiên, tôi nghiêm mặt, nói lớn: “Các anh là kẻ thất bại, các anh bị bắt làm tù binh, các anh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện”… Tướng Thệ hào sảng kể với PV.

Sau đó, ông cùng đồng đội dẫn giải Dương Văn Minh ra xe Jeep đến đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng. “Trong đầu tôi chỉ nghĩ, việc tuyên bố đầu hàng cần được nói lên đài phát thanh phát đi rộng rãi. Vì khi chúng tôi vào được Dinh Độc Lập thì cách đó khoảng 2-3 tiếng đồng hồ vẫn còn trận đánh rất ác liệt ở đầu cầu Sài Gòn, nhiều đồng đội đã hi sinh. Chỉ cần Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì các đồng đội chiến đấu ở những mặt trận khác sẽ biết, quân địch cũng sẽ biết và nhanh chóng kết thúc chiến tranh để đỡ đổ máu cho cả hai bên”, ông Thệ nhớ lại.
Và chiến tranh kết thúc thực sự trong niềm hân hoan của hàng triệu con người.

Mong thế hệ trẻ tích cực rèn đức, luyện tài

Nhiều năm qua, Tướng Thệ vẫn thường xuyên gặp lại đồng đội cũ, cùng các đồng đội đi tìm đồng đội, bởi trăn trở nhiều đồng đội vẫn còn ở bìa rừng khe suối, nằm lại chiến trường mà vô danh và chưa biết tên. Nhưng đó cũng chính là điều ông tiếc nuối nhất bởi kết quả của những lần tìm kiếm như thế không thực sự khả quan.

“Lịch sử thì chỉ có một nhưng người phán xét lịch sử lại rất nhiều góc độ khác nhau. Tôi tâm đắc câu nói “thêm lịch sử là bất nhân, bớt lịch sử là bất nghĩa”. Hiện vẫn có những người làm việc đó, khiến lịch sử bị méo mó đi, thế hệ sau sẽ hiểu sai lệch. Bởi thế, tôi mong rằng, lịch sử cần được nhìn nhận đúng. Tôi mong cơ quan chức năng mạnh tay xử lý với những kẻ cố tình xuyên tạc lịch sử đất nước, vì những luận điệu xuyên tạc sẽ làm giảm uy tín trong cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta. Chúng ta không muốn cầm súng như kẻ thù bắt buộc ta phải cầm súng”, vị Trung tướng trăn trở.

Ông Thệ cũng cho rằng, muốn giữ được hòa bình phải phòng vệ từ xa, huấn luyện quân giỏi, xây dựng quân đội hùng mạnh, có nền kinh tế vững mạnh, giáo dục truyền thống cho cán bộ chiến sĩ trong quân đội nói chung và thế hệ trẻ cũng như nhân dân về việc trân trọng hòa bình. Bởi hòa bình của chúng ta không phải tự nhiên mà có, nó được trải qua từ những cuộc chiến tranh đã kéo dài cả nghìn năm, do đó phải luôn luôn cảnh giác, đề phòng, có chủ trương đường lối đúng đắn lãnh đạo nhân dân đoàn kết một lòng, “trên dưới một lòng dọc ngang thông suốt” thì có thể vượt qua mọi khó khăn.

Toàn cảnh - Thời khắc lịch sử của những chiến sĩ dẫn giải Dương Văn Minh đi tuyên bố đầu hàng (Hình 2).

Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Trung tướng Phạm Xuân Thệ tiếp tục công tác trong quân ngũ, nhận nhiều nhiệm vụ với nhiều trọng trách khác cho đến khi nghỉ hưu (năm 2008), trọn vẹn bốn mươi năm tuổi quân. Ảnh: Ngọc Hải

Bên cạnh những điều trăn trở, Trung tướng Phạm Xuân Thệ cũng dành nhiều điều nhắn nhủ đến thế hệ trẻ ngày nay. Ông nói: “Rèn luyện cả sức khỏe, kiến thức, vũ khí tối tân nhưng tư tưởng tinh thần bản chất con người không vững vàng thì vũ khí cũng vô dụng. Đức và tài phải song hành bổ trợ để tạo thành sức mạnh. Chỉ huy giỏi đến đâu nhưng bản lĩnh không vững vàng, gặp khó khăn dao động thì không hoàn thành nhiệm vụ được và ngược lại, nếu có gan lì, liều lĩnh đến đâu mà thiếu kiến thức, trí tuệ thì cũng không mang lại hiệu quả trong chiến đấu”.

Thu Dương

[E] Những “ngọn đèn” giữ chủ quyền nơi biên cương

Thứ 3, 30/04/2024 | 09:00
Lực lượng Bộ đội Biên phòng không chỉ đóng vai trò nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới mà còn trở thành những “ngọn đèn” kiên trì bám dân, bám bản.
Cùng chuyên mục

Chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần được tính như thế nào?

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Bộ Quốc phòng đã có văn bản hướng dẫn một số điều Nghị định 27/2016/NĐ-CP về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân.

Phục hồi sau suy thoái, kinh tế châu Âu sẽ tăng trưởng rất khiêm tốn

Thứ 6, 17/05/2024 | 06:00
Các hạn chế thương mại ngày càng tăng với Nga và Trung Quốc góp phần làm suy giảm vai trò của Khu vực Eurozone trong nền kinh tế toàn cầu, chuyên gia chỉ ra.

Tp.HCM có 92 trường hợp đăng ký thuê vỉa hè kinh doanh ở quận 1

Thứ 5, 16/05/2024 | 20:35
Sau một tuần triển khai thí điểm cho thuê vỉa hè kinh doanh, UBND quận 1 nhận được đăng ký của 92 người và đã thông qua 30 trường hợp trong số đó.

Đại tướng Lương Cường giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:30
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Đại tướng Lương Cường, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Ban Bí thư và giữ chức vụ Thường trực Ban Bí thư.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Trung ương Đảng

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:24
Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của đồng chí Trương Thị Mai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.