Thót tim cảnh người dân liều mình vác nông sản đu dây qua sông

Thót tim cảnh người dân liều mình vác nông sản đu dây qua sông

Hồ Hải Nam
Thứ 5, 26/11/2020 | 14:31
0
Những trận lũ vừa qua đã cuốn phăng nhiều cây cầu để vào rẫy thu hoạch nông sản đang chín rộ, người dân còn cách liều mình đu dây qua sông.

Do bị ảnh hưởng của những trận lũ, nhiều cây cầu dân sinh trên địa bàn huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum bị nước lũ cuốn trôi. Cũng thời điểm sau bão, lũ là lúc nông sản trên rẫy chín rộ. Để có thể vào được trong rẫy thu hoạch nông sản, người dân không còn cách nào khác đành liều mình đánh đu qua sông để thu hoạch nông sản, đến khu đất sản xuất.

Theo người dân địa phương, nguyên nhân dẫn tới việc này là do cơn bão số 9 vừa qua làm nước sông Pô Kô dâng lên cao, cuốn trôi mất cầu treo bắc qua sông nên không còn đường đi lại. Cầu bê tông cách rất xa, nên người dân góp tiền mua dây cáp, ròng rọc để đu qua sông.

Tin nhanh - Thót tim cảnh người dân liều mình vác nông sản đu dây qua sông

Người dân phải đu qua sông để đến rẫy thu hoạch nông sản.

Có mặt tại vị trí “cáp treo” nơi mà những ngày qua người dân nơi đây liều mình kẹp theo những bao nông sản đánh đu qua sông khiến chúng tôi cảm rấy rùng mình. Bên kia sông một thanh niên đang kẹp theo một bao đầy ắp nông sản đu mình ra giữa giòng sông chảy xiết. Bên này bờ, 1 thanh niên khác chờ sẵn đưa thanh sào dài ra làm chỗ đáp để người bạn bám kéo vào bờ.

Cứ theo cách vượt sông mạo hiểm hết lượt này đến lượt khác, nông sản được tập kết từ rẫy về bến sông trong sự hào hứng của mọi người.

Đưa vạt áo lau những giọt mồ hồi lả tả trên khuôn mặt, anh A Thế (thôn Tà Pook, xã Đắk Nông) chia sẻ với PV Người Đưa Tin Pháp luật: “Rẫy mì của gia đình nằm phía bên kia sông. Nhưng do trận bão vừa qua câu dân sinh bị cuốn theo dòng nước lũ. Rẫy mì đã đến ngày thu hoạch, để lâu củ sẽ bị hư, xót ruột nên người dân chung nhau góp tiền mua sợi dây cáp dài hơn 200 mét làm dây đu qua sông”.

Tin nhanh - Thót tim cảnh người dân liều mình vác nông sản đu dây qua sông (Hình 2).

Người qua trước sẽ hỗ trợ những người qua sau.

“Riêng ròng rọc có gắn móc sắt thì mỗi người sắm riêng một cái, tự mang theo mỗi khi di chuyển. Trước đây khi chưa có cầu treo, người dân chúng tôi cũng dùng cách này để qua sông. Chỉ có người phụ nữ địu con mà đu qua sông, không may xảy ra chuyện rất nguy hiểm".

Anh Nguyễn Văn Đại, 32 tuổi, trú xã Đắk Ang cho biết, hằng ngày vẫn phải đu qua sông để đưa con tới trường học cho gần, vì nếu đi cầu bê tông, phải mất hơn 20km.

Đưa con đi học xong, anh lại dùng cáp treo chuyển hàng chục bao cà phê qua sông mang đi bán. Nhiều lúc cáp treo kẹt ở giữa sông, cách mặt nước cả chục mét. "Vừa ôm con tôi phải vừa dùng tay kéo dần dần để vào bờ. May mắn chưa bị rơi xuống sông lần nào", anh kể lại.

Ông Phan Thanh Tùng, Chánh văn phòng UBND huyện Ngọc Hồi thông tin: “Cơn bão số 9 đã cuốn trôi, làm hư hỏng 6 cây cầu treo dân sinh. Do đang vào mùa thu hoạch nông sản nên người dân buộc phải tìm cách vận chuyển qua sông đi tiêu thụ.

Huyện, xã cũng đã khuyến cáo, cảnh báo rồi nhưng không cho người dân vận chuyển thì không được vì đây là nhu cầu thiết thực”.

Tin nhanh - Thót tim cảnh người dân liều mình vác nông sản đu dây qua sông (Hình 3).

Nông sản được vận chuyển qua sông theo đường cáp treo tự chế.

Cũng theo ông Tùng, UBND huyện Ngọc Hồi đã báo cáo, đề xuất lên UBND tỉnh Kon Tum có kế hoạch bố trí nguồn vốn xây dựng lại những cây cầu treo bị hư hỏng, cuốn trôi để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Clip: Thót tim cảnh em bé bò ra giữa đường quốc lộ trong đêm

Thứ 7, 21/11/2020 | 15:33
Chứng kiến cảnh một em bé đang bò ra giữa đường quốc lộ, tài xế container đã chủ động dừng xe lại rồi hô hoán người dân xung quanh.

Học sinh đu dây qua sông đến trường: Tại sao chưa có cầu dân sinh?

Chủ nhật, 13/09/2015 | 14:00
Hàng ngày, nhiều người dân và các em học sinh phải đu dây cáp qua suối bất chấp nguy hiểm. Người lớn đang mong lắm có 1 cây cầu bắc qua cho cuộc sống ổn định, trẻ em mong 1 cây cầu để được đi học.

Gia Lai: Bất chấp nguy hiểm đu dây qua suối đến trường

Thứ 7, 12/09/2015 | 08:58
Học sinh không dám đi học, mùa nước lũ người dân bị cô lập, chịu đói vì không dám đu dây qua suối. Đó là những gì đang diễn ra tại đội 15, 17, 18 ở xã Ia Dom huyện Đức Cơ (Gia Lai).
Cùng tác giả

Xác minh vụ phá rừng quy mô lớn tại Gia Lai

Chủ nhật, 28/04/2024 | 15:00
Tại khu vực rừng giáp ranh giữa Gia Lai và Đắk Lắk hàng nghìn cây gỗ lớn nhỏ bị đốn hạ không thương tiếc, nhiều gốc cây vẫn còn rỉ nhựa tươi mới.

Gia Lai: Cảnh báo “sập bẫy” lừa đảo núp bóng mại dâm online

Chủ nhật, 28/04/2024 | 12:37
Với hình ảnh các hotgirl xinh đẹp, nóng bỏng, kèm lời đường mật, nhiều người đàn ông ở tỉnh Gia Lai đã “sập bẫy” mại dâm online, núp bóng lừa đảo công nghệ cao.

Gia Lai: Ấm lòng “gian hàng 0 đồng” của bộ đội biên phòng

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:38
Tại “gian hàng 0 đồng” những bó rau, củ, xanh tươi do chính tay bộ đội trồng, kèm nhu yếu phẩm thiết yếu được bày trên kệ phục vụ miễn phí cho bà con.

Vì sao thương lái nước ngoài lùng mua xác ve sầu ở Tây nguyên?

Thứ 5, 25/04/2024 | 10:07
Thương lái thu mua xác ve sầu giá cao, nên nhiều người dân ở tỉnh Gia Lai, Kon Tum đổ xô đi nhặt về bán.

Gia Lai: Bộ đội huy động xe chở nước hỗ trợ người dân vùng hạn

Thứ 3, 23/04/2024 | 22:07
Để kịp thời cung cấp nước cho người dân, lực lượng bộ đội huy động xe chở nước đến một số làng biên giới của huyện Đức Cơ.
Cùng chuyên mục

Ninh Thuận phát triển năng động, nhanh, bền vững

Thứ 2, 29/04/2024 | 20:38
Với mục tiêu đến năm 2030, Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, phát triển năng động, nhanh và bền vững.

Cao tốc Bắc – Nam: Hình thành trục xương sống kết nối khu vực kinh tế

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:17
Tuyến đường đi vào khai thác góp phần hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc, hình thành trục giao thông huyết mạch, kết nối vùng miền, phát triển kinh tế - xã hội.

Bảo tàng tư nhân lưu giữ “gan vàng dạ sắt”

Thứ 2, 29/04/2024 | 14:00
Cựu chiến binh Lâm Văn Bảng không quản ngại khó khăn để thực hiện ước mơ xây dựng bảo tàng lưu giữ để kể cho thế hệ mai sau về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Carnaval Hạ Long 2024: Mãn nhãn với “bữa tiệc” âm thanh, ánh sáng

Chủ nhật, 28/04/2024 | 22:39
Lần đầu tại Carnaval Hạ Long, 2 công nghệ Drone light và 3D mapping kết hợp tạo thành “bữa tiệc” ánh sáng khắc họa những biểu tượng đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh.

Thủ tướng cắt băng khánh thành dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm–Vĩnh Hảo

Chủ nhật, 28/04/2024 | 20:25
Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, với chiều dài 78,5km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
     
Nổi bật trong ngày

Bảo tàng tư nhân lưu giữ “gan vàng dạ sắt”

Thứ 2, 29/04/2024 | 14:00
Cựu chiến binh Lâm Văn Bảng không quản ngại khó khăn để thực hiện ước mơ xây dựng bảo tàng lưu giữ để kể cho thế hệ mai sau về lịch sử hào hùng của dân tộc.

Cao tốc Bắc – Nam: Hình thành trục xương sống kết nối khu vực kinh tế

Thứ 2, 29/04/2024 | 19:17
Tuyến đường đi vào khai thác góp phần hoàn thiện hệ thống đường bộ cao tốc, hình thành trục giao thông huyết mạch, kết nối vùng miền, phát triển kinh tế - xã hội.

Ninh Thuận phát triển năng động, nhanh, bền vững

Thứ 2, 29/04/2024 | 20:38
Với mục tiêu đến năm 2030, Ninh Thuận trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao của cả nước, phát triển năng động, nhanh và bền vững.