Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Nguyễn Hoàng Yến
Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
0
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…

Bội chi ngân sách 2019 giảm còn 2,67% GDP

Tiếp tục ngày làm việc thứ ba tại kỳ họp thứ Nhất Quốc hội khoá XV, ngày 22/7, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ Tài chính nhiệm kỳ 2016-2021 Hồ Đức Phớc đã trình bày Tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2019.

Theo ông Phớc, nhiệm vụ thu, chi NSNN năm 2019 được Quyết hội khoá XIV quyết định như sau: Tổng số thu: 1.411.300 tỷ đồng; tổng số chi: 1.633.300 tỷ đồng; bội chi NSNN: (-) 222.000 tỷ đồng, tương đương 3,6% GDP, gồm: Bội chi ngân sách trung ương (NSTW) là 209.500 tỷ đồng, tương đương 3,4% GDP, bội chi ngân sách địa phương (NSĐP) là 12.500 tỷ đồng, tương đương 0,2% GDP.

Tuy nhiên, thực tế năm 2019 sau quyết toán, thu NSNN đạt  1.553.611,589 tỷ đồng, tăng 10,1% (142.311,589 tỷ đồng) so với dự toán; chủ yếu do tăng thu từ các khoản thu về nhà, đất, thu khác ngân sách, thuế xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô; NSTW tăng (gồm cả nguồn viện trợ) 33.450,42 tỷ đồng, NSĐP tăng 108.861,169 tỷ đồng.

Trong khi đó, chi NSNN năm 2019 là 1.526.892,949 tỷ đồng, bằng 93,5% (giảm 106.407,051 tỷ đồng) so với mức dự toán chi NSNN 1.633.300 tỷ đồng trước đó; chủ yếu do một số khoản chi triển khai chậm nên bị hủy dự toán hoặc chuyển nguồn sang năm sau chi tiếp theo quy định của Luật NSNN.

Theo báo cáo này, các khoản chi thực tế đều thấp hơn kế hoạch. Cụ thể, chi NSTW thấp hơn 11,7%, chi NSĐP thấp hơn 3,0% so với dự toán; chi đầu tư phát triển đạt 98% kế hoạch, chi thường xuyên đạt 95,5%...

Kết quả, bội chi NSNN năm 2019 là 161.490,73 tỷ đồng (bằng 2,67% GDP) thực hiện, giảm 60.509,27 tỷ đồng (1% GDP) so với dự toán Quốc hội quyết định là 222.000 tỷ đồng (bằng 3,6% GDP).

Trong kỳ, bội chi của NSTW được bù đắp do ghi nhận số vay trong nước 123.312,361 tỷ đồng; vay ngoài nước 38.178,369 tỷ đồng. Các khoản vay đa dạng về kỳ hạn nợ, nâng kỳ hạn trái phiếu Chính phủ vay trong nước, nhờ đó kỳ hạn vay bình quân năm 2019 đã được kéo dài.

Trên cơ sở các nội dung đã báo cáo, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán thu, chi NSNN năm 2019 như sau:

Tổng số thu cân đối NSNN là 2.139.639,446 tỷ đồng, trong đó số thu NSNN theo dự toán là 1.553.611,589 tỷ đồng, thu chuyển nguồn năm 2018 sang năm 2019 là 434.356,624 tỷ đồng, thu từ kết dư năm 2018 là 150.570,478 tỷ đồng và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật NSNN là 1.100,755 tỷ đồng;

Tổng số chi cân đối NSNN là 2.119.541,763 tỷ đồng, trong đó chi NSNN theo dự toán là 1.526.892,949 tỷ đồng, chi chuyển nguồn sang năm 2020 là 592.648,814 tỷ đồng;

Bội chi NSNN 161.490,730 tỷ đồng, bằng 2,67% GDP (không bao gồm kết dư NSĐP 177.193,703 tỷ đồng).

Kiểm toán Nhà nước chỉ ra hàng loạt bất cập

Trên cơ sở tờ trình của Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh đã trình bày báo cáo Kiểm toán quyết toán NSNN năm 2019, trong đó chỉ ra hàng loạt bất cập.

Theo ông Trần Sỹ Thanh, năm 2019 Quốc hội quyết định và Chính phủ giao dự toán thu NSNN là 1.411.300 tỷ đồng. Qua kiểm toán cho thấy, dự toán thu tiền sử dụng đất chưa sát với khả năng của nguồn thu dẫn đến thực hiện vượt 70,8% so với dự toán; dự toán thu XNK do Chính phủ lập và giao bằng 102,5% so với ước thực hiện năm 2018, chưa sát với khả năng; thực hiện thu XNK năm 2019 vượt 15,6% dự toán giao; bộ Tài chính tiếp tục xây dựng dự toán hoàn thuế GTGT đầu năm thấp hơn số địa phương lập và chưa sát với số phải hoàn trong năm dẫn đến hoàn vượt dự toán Quốc hội quyết định 21.742 tỷ đồng.

Tiêu điểm - Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Quốc hội thảo luận sáng 22/7 về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2019.

Dự toán chi cân đối NSNN năm 2019 được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao là 1.633.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, do chưa ưu tiên bố trí vốn cho một số dự án hoàn thành; nhiều dự án được các bộ, ngành đề xuất bố trí vốn không sát với tiến độ thực hiện và khả năng giải ngân, dẫn đến trong năm không giải ngân được phải điều chỉnh giảm hoặc tỷ lệ giải ngân thấp, kế hoạch vốn phải hủy bỏ lớn (12,4%); thậm chí kế hoạch vốn năm 2018 kéo dài sang có tỉ lệ giải ngân thấp nên phải hủy bỏ lớn (42,9%); giao kế hoạch vốn cho một số dự án nằm trong kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020 nhưng chưa phù hợp đối tượng, phạm vi của các chương trình mục tiêu 266,397 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, thu NSNN tăng 10,1% so với dự toán giao, song “kết quả tăng thu nội địa chủ yếu từ tiền sử dụng đất 63.738 tỷ đồng; thu hồi vốn, thu cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế, chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước 24.834 tỷ đồng và phát sinh một số khoản thu ngoài dự toán...

Trong khi đó, một số khoản thu chính từ hoạt động SXKD chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nội địa đều hụt thu so với dự toán giao (và là tình trạng diễn ra trong 3 năm liên tục)”.

Tổng hợp kết quả kiểm toán của 235 báo cáo kiểm toán trong năm 2020 đối với niên độ ngân sách năm 2019, KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính 61.761 tỷ đồng, trong đó, tăng thu 5.103 tỷ đồng; giảm chi NSNN 13.247 tỷ đồng; chuyển 05 vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán sang cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, thay thế, ban hành mới 205 văn bản không phù hợp với quy định pháp luật hoặc chưa phù hợp với thực tiễn nhằm bịt lỗ hổng về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí.

Do “chất lượng dự báo và xây dựng dự toán hạn chế

Trên cơ sở báo cáo kiểm toán của KTNN về quyết toán NSNN năm 2019 của Chính phủ, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội – ông Nguyễn Phú Cường - trình bày báo cáo thẩm tra tóm tắt đối với quyết toán này.

Theo ông Cường, năm 2019, kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, trong nước có nhiều khó khăn do thiên tai, biến đổi khí hậu. Nhưng với quyết tâm cao của hệ thống chính trị và nhân dân nên nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã hoàn thành toàn diện với 12/12 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra. Thu NSNN vượt dự toán đáp ứng nhu cầu chi; bội chi giảm, nợ công trong giới hạn cho phép.

Tuy nhiên, kỷ luật kỷ cương tài chính - ngân sách có tiến bộ nhưng nhìn chung còn chưa nghiêm, sai phạm ở cả 3 khâu của chu trình ngân sách chưa được khắc phục triệt để như: giao dự toán thu, chi không sát; phân bổ vốn đầu tư chậm; các khoản thu quan trọng không đạt dự toán; kê khai thiếu thuế phải nộp vẫn diễn ra; giải ngân vốn đầu tư chậm; chi sai chế độ, định mức....

Một số giải pháp đề ra chưa được thực hiện hoặc thực hiện hiệu quả chưa cao như: Đổi mới cơ chế tự chủ các đơn vị sự nghiệp công lập, sắp xếp lại hoạt động các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách chậm; điều chỉnh chính sách thuế, mở rộng cơ sở thuế để cơ cấu lại NSNN chưa bảo đảm yêu cầu... Chính phủ cần nhìn nhận, phân tích, đánh giá nguyên nhân để có giải pháp phù hợp trong giai đoạn tiếp theo.    

Tiêu điểm - Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo (Hình 2).

Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội – ông Nguyễn Phú Cường - trình bày báo cáo thẩm tra tóm tắt quyết toán NSNN 2019 tại hội trường Quốc hội sáng 22/7.

Ông Nguyễn Phú Cường đánh giá, việc thực hiện thu chênh lệch khá lớn, tăng 10,1% so với dự toán, thể hiện chất lượng dự báo và xây dựng dự toán hạn chế, đặc biệt là việc ước thu năm 2018 để xây dựng dự toán thu năm 2019 chênh lệch lớn so với thực hiện.

“Số tăng thu 2019 chủ yếu từ đất, tài nguyên và từ thu hồi vốn của nhà nước.. thể hiện cơ cấu thu chưa bền vững, phụ thuộc nhiều các yếu tố thiếu ổn định, không thường xuyên. Hạn chế này diễn ra trong cả giai đoạn 2015-2019 nên cần xác định nguyên nhân, trách nhiệm để khắc phục trong giai đoạn tới”, Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh.

Đồng thời, ông Cường cũng lưu ý, năm 2019 được đánh giá là năm đạt nhiều kết quả tích cực về kinh tế nhưng có tới 4/7 khoản thu nội địa không đạt dự toán, đáng lưu ý, số thu từ hoạt động SXKD của 3 khu vực (khu vực DNNN, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài quốc doanh) năm thứ 3 năm liên tiếp không đạt dự toán. Bên cạnh đó, thu NSTW vượt dự toán song chỉ chiếm 56% tổng thu NSNN, thấp hơn mục tiêu đề ra (60-65%).

Bởi vậy, theo ông Cường, Chính phủ cần đánh giá thực trạng, nguyên nhân và trách nhiệm để xảy ra các hạn chế này; có giải pháp phát triển 03 khu vực SXKD, hoàn thiện chính sách thu của 3 khu vực đồng thời cơ cấu lại nguồn thu, rà soát lại việc phân chia ngân sách để bảo đảm vai trò chủ đạo của NSTW.

Đối với con số bội chi NSNN năm 2019 bằng 2,67%GDP, UB Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, con số bội chi giảm 60.509 tỷ đồng so với dự toán cho thấy Chính phủ đã nỗ lực để kiểm soát bội chi. Tuy nhiên bội chi NSNN giảm còn do giải ngân vốn đầu tư công chậm, đặc biệt là giải ngân vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài, đồng thời còn do dự toán bội chi chưa sát, nhiều địa phương không bội chi như dự toán được giao.

Sau khi nêu một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN, UB Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2019 như sau: Tổng số thu cân đối NSNN là 2.139.639.446 triệu đồng; tổng số chi cân đối NSNN là 2.119.541.763 triệu đồng; bội chi NSNN là 161.490.730 triệu đồng, bằng 2,67% GDP. Nguồn bù đắp bội chi NSTW gồm: vay trong nước 123.312.361 triệu đồng; vay ngoài nước 38.178.369 triệu đồng.

Nợ công chiếm 55% GDP

Dư nợ công đến 31/12/2019 là 3.320.608 tỷ đồng, bằng 55% GDP; các chỉ tiêu an toàn nợ công nằm trong giới hạn cho phép của Quốc hội. Tuy nhiên, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN có xu hướng tăng nhanh từ 15,8% năm 2016 lên 18,1% năm 2019 làm giảm mạnh dư địa cho nhiệm vụ chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên của NSNN và tiềm ẩn rủi ro đối với an ninh tài chính quốc gia.

(theo Kiểm toán Nhà nước)

Tránh tình trạng luật vừa ban hành đã thấy “vướng”

Thứ 5, 22/07/2021 | 07:22
Đây là kiến nghị của ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga khi bàn về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Chính phủ quyết tâm tiến tới tự chủ vắc-xin nhanh nhất có thể

Thứ 5, 22/07/2021 | 10:24
Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh chia sẻ điều này trong báo cáo của Chính phủ về một số nội dung chủ yếu về tình hình KT-XH, NSNN 6 tháng đầu năm 2021.

“Quốc hội không nên chỉ bấm nút thông qua mà cần có kế hoạch giám sát"

Thứ 4, 21/07/2021 | 18:42
Theo ĐBQH Nguyễn Anh Trí, Quốc hội không nên chỉ bấm nút thông qua mà cần có kế hoạch giám sát. Bởi, luật chỉ thực sự có giá trị khi được áp dụng trong cuộc sống.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương 2024 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội: Sửa đổi căn bản Luật Di sản văn hóa là phù hợp

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:05
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ kỳ vọng việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

CEO Apple Tim Cook muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:11
Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu.