Theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050, thành phố Hà Nội sẽ có 17 khu xử lý chất thải rắn, nhưng đến nay có 2 khu đang hoạt động là Sóc Sơn và Xuân Sơn. Do vậy công suất khó đảm bảo.
UBND Thành phố Hà Nội cho biết, cơ chế chính sách thu hút đầu tư và sẽ sớm triển khai nhà máy chế biến, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố bằng công nghệ mới, vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ sản xuất, thay thế công nghệ xử lý rác thải hiện nay không đảm bảo môi trường.
Hiện nay, công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2021-2025, UBND Thành phố sẽ áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến có thu hồi năng lượng để phát triển.
Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 06/9/2021 của UBND Thành phố về việc quy định phân cấp quản lí nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 16/9/2021; Tiêu chí lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong lĩnh vực xử lí chất thải sinh hoạt.
UBND Thành phố đã khởi công Nhà máy đốt rác thải phát điện tại Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (thị xã Sơn Tây) công suất 1.500 tấn/ng.đ và đang đôn đốc hoàn thành đầu tư Nhà máy đốt rác thải tại Khu liên hợp lí xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) công suất 4.000 tấn/ng.
Như vậy, cùng với các cơ sở xử lý hiện có, Thành phố sẽ giảm khối lượng rác thải xử lý bằng phương pháp chôn lấp dưới 50% trong năm 2023 và dưới 30% đến năm 2025.
Ngoài ra, UBND Thành phố đang tiếp tục đôn đốc việc hoàn thành các dự án cải tạo hạ tầng, GPMB làm cơ sở tiếp tục thực hiện kêu gọi đầu tư xử lí rác công nghệ hiện đại tại một số vị trí: Khu xử lý chất thải rắn Phù Đổng, huyện Gia Lâm công suất khoảng 1000 tấn/ ng; và khu xử lý chất thải rắn Châu Ca….
Song song với đó, về cơ chế chính sách hỗ trợ cho các nhà đầu tư đã được Chính phủ ban hành, UBND Thành phố áp dụng như: hỗ trợ phát triển các dự án điện sử dụng chất thải, theo đó giá bán điện đối với các dự án điện đốt chất thải rắn trực tiếp là 2114 đồng/kWh; Nhà đầu tư được huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện đầu tư các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn, dự án phát điện sử dụng chất thải rắn được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư, được miễn thuế nhập khẩu hàng hoá, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…
Mặt khác, trong thời gian vừa qua, UBND Thành phố đã ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đôn đốc tiến độ các nhà máy xử lí rác thải bằng công nghệ hiện đại, thu hồi năng lượng phát điện: Văn bản số 922/UBND-ĐT ngày 31/03/2021 của UBND Thành phố về việc phân công nhiệm vụ thực hiện các giải pháp cấp bách tăng cường quản lí rác thải rắn theo chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 609/QĐ-TTg ngày 25/04/2014 (Quy hoạch 609) xác định, tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đến năm 2020 khoảng 8.500 tấn/ngày, đến năm 2030 khoảng 11.300 tấn/ngày.
Bên cạnh đó, Quy hoạch 609 chia công tác xử lí chất thải rắn sinh hoạt theo 03 vùng phía Bắc, Nam và Tây, xác định: 17 khu xử lý chất thải (XLCT), trong đó 08 khu hiện có nâng cấp 1, mở rộng và 09 khu đầu tư mới; áp dụng công nghệ chế biến phân vi sinh, công nghệ đốt thu hồi năng lượng, công nghệ tái chế, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh.