Thu hút vốn đầu tư: Cần dựa vào tiêu chuẩn chứ không phải tên đối tác

Thu hút vốn đầu tư: Cần dựa vào tiêu chuẩn chứ không phải tên đối tác

Lê Mạnh Quốc
Thứ 6, 05/11/2021 | 17:16
0
"Siêu" hiệp định RCEP mang nhiều kỳ vọng trở thành một xung lực mới cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam để có thể phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch.

Ngày 05/11, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo “Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – Những điều doanh nghiệp cần biết”.

Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp cho doanh nghiệp và các đơn vị liên quan thông tin những nội dung cơ bản, cốt lõi của Hiệp định RCEP, cũng như các vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm, lưu ý khi thực thi Hiệp định này.

Phần lớn hơn trong miếng bánh cơ hội

Phát biểu tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập của VCCI cho biết, RCEP là Hiệp định thương mại tự do (FTA) thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua bởi những điều rất đặc biệt.

“Trước hết, đây là một FTA thế hệ mới có quy mô lớn nhất thế giới với 15 thành viên (gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand), mở ra một khu vực thương mại, đầu tư tự do chiếm khoảng 30% dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu.

Đây là điểm rất đáng lưu ý bởi cơ hội được mở ra và nếu chúng ta khôn khéo và có sự chuẩn bị phù hợp chúng ta sẽ có phần lớn hơn trong miếng bánh cơ hội”, bà Trang cho biết.

Kinh tế vĩ mô - Thu hút vốn đầu tư: Cần dựa vào tiêu chuẩn chứ không phải tên đối tác

Bà Nguyễn Thị Thu Trang cho rằng đối với RCEP nếu có sự chuẩn bị phù hợp Việt Nam sẽ có phần lớn hơn trong miếng bánh cơ hội. (Ảnh: Trung tâm WTO). 

Thứ hai, bà Trang cho biết, không gian của RCEP bao gồm gần như toàn bộ các đối tác thương mại và đầu tư quan trọng nhất của Việt Nam.

Cụ thể thương mại giữa Việt Nam với các đối tác RCEP chiếm hơn một nửa (55%) tổng thương mại của Việt Nam năm 2020 trong đó xuất khẩu chiếm 41%, nhập khẩu chiếm 71%.

“Bên cạnh đó, RCEP cũng quy tụ những đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu của Việt Nam như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,… đây sẽ là cơ hội rất cho các doanh nghiệp nếu muốn liên doanh, đầu tư hoặc cao hơn là muốn tham gia vào các chuỗi sản xuất”, bà Trang cho biêt.

Về đặc trưng của RCEP, bà Trang cho biết đây là Hiệp định có nhiều đối tác của Việt Nam tuy nhiên các đối tác lại có trình độ phát triển khác nhau. Điều này dẫn đến việc RCEP sẽ có nhiều lựa chọn cam kết.

Bên cạnh đó, RCEP có cách tiếp cận tiệm tiến, theo đó một số nội dung chưa đạt được đồng thuận hoặc chưa thể xử lý được ngay thì sẽ để đàm phán sau.

“Được ký kết vào tháng 11/2020 và dự kiến có hiệu lực đầu năm 2022 trong bối cảnh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những tác động chưa từng có tiền lệ của đại dịch COVID-19, RCEP mang nhiều kỳ vọng trở thành một xung lực mới cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam để có thể phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch”, bà Nguyễn Thị Thu Trang khẳng định.

Bảo đảm tự chủ của nền kinh tế là thách thức không nhỏ

Cũng tại sự kiện, ông Nguyễn Ánh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đã có những đánh giá về các tác động dự kiến của RCEP với nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam.

“RCEP có thể bổ sung cơ hội cho phục hồi xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế - vốn đang là một ưu tiên kinh tế quan trọng đối với Việt Nam và nhiều nước trong khu vực trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, ông Dương cho biết.

Theo ông Dương, việc gia nhập RCEP sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn và thách thức về quy tắc xuất xứ. Bởi trên thực tế, nhiều chuỗi sản xuất hàng hóa của Việt Nam còn phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu (như sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến…) từ nhiều quốc gia thuộc nhóm RCEP (chẳng hạn Trung Quốc, Hàn Quốc…).

Kinh tế vĩ mô - Thu hút vốn đầu tư: Cần dựa vào tiêu chuẩn chứ không phải tên đối tác (Hình 2).

Ông Nguyễn Ánh Dương, Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương chia sẻ tại sự kiện. (Ảnh: Trung tâm WTO). 

Bên cạnh đó, ông Dương cũng chỉ ra những thách thức từ RCEP đối với nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam bao gồm áp lực nhập siêu, mức độ tự chủ trong chuỗi cung ứng và lo ngại về khả năng thích ứng với những quy định mới ở thị trường RCEP. 

“Tuy nhiên việc nhìn nhận và xử lý hiệu quả nhập siêu gắn với đầu tư nước ngoài ở thị trường RCEP là một thách thức lớn, thậm chí trở nên phức tạp hơn. Sàng lọc chất lượng của dự án FDI là chủ trương đúng, nhưng thực hiện không dễ sau khi RCEP đi vào thực thi và kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài từ RCEP, hệ lụy đối với kinh tế vĩ mô vẫn là một vấn đề phức tạp", ông Dương cho biết. 

Để tận dụng tốt cơ hội mà RCEP mang lại, theo ông Nguyễn Anh Dương cần thực hiện hiệp định này phải nằm trong thể việc thưc hiện các FTA, chứ không nên tách rời với các FTA khác hoặc so sánh RCEP với các FTA tiêu chuẩn cao hơn như CPTPP hay EVFTA.

“Những thách thức này ít nhiều đều ảnh hưởng đến mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam, song vẫn có thể xử lý được. Dù vậy, xử lý thách thức về thể chế phụ thuộc vào mức độ toàn diện trong cách tiếp cận của Việt Nam khó có thể hiệu quả nếu nhìn nhận vấn đề thương mại và đầu tư nước ngoài một cách rời rạc khi thực hiện RCEP”, ông Dương cho biết. 

Để tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế khi thực hiện RCEP, ông Dương cho rằng yếu tố cải cách càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong đó, hài hòa quá trình cải cách thể chế khi thực hiện các FTA có ý nghĩa quan trọng. Trước hết, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các cải cách đối với nền tảng kinh tế vĩ mô nói chung, bao gồm cả chính sách cạnh tranh, môi trường kinh doanh, các thị trường nhân tố sản xuất. Những cải cách ấy phải đặt trên một nền tảng chính sách để duy trì ổn định, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế.

Bên cạnh đó, phải đảm bảo sự hài hòa của bộ ba chính sách bao gồm chính sách công nghiệp, chính sách đầu tư và chính sách thương mại. Trong đó chính sách đầu tư phải ở vị trí trung tâm, gắn với định hướng về những ngành cần ưu tiên phát triển và ngành cần thúc đẩy tự do cạnh tranh, mức độ tham gia chuỗi giá trị ở khu vực RCEP, mức độ tự chủ trong thu hút, sử dụng các dự án FDI từ khu vực RCEP.

Chính sách thương mại cần có sự nhất quán với chính sách đầu tư, qua đó góp phần xử lý hiệu quả, hài hòa hơn vấn đề nhập siêu và nhập khẩu hàng trung gian, đồng thời phù hợp với sự tham gia của doanh nghiệp trong nước vào chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, Việt Nam cần xử lý các điểm nghẽn về hạ tầng và nguồn nhân lực, trong đó có sự tham gia của các nhà đầu tư và đối tác nước ngoài ở trình độ phù hợp…

Đối với vấn đề sàng lọc vốn FDI, ông Dương cho rằng: "Cần ứng xử với dòng vốn đầu tư nước ngoài dựa vào tiêu chuẩn chứ không dựa vào tên đối tác". 

Cũng tại Hội thảo, VCCI cũng công bố Cẩm nang doanh nghiệp “Tóm lược Hiệp định EVFTA” - ấn phẩm đầu tiên tại Việt Nam hướng dẫn chi tiết và đầy đủ về các cam kết quan trọng của RCEP cho doanh nghiệp.

Cẩm nang là tài liệu tóm tắt các nội dung cốt lõi của RCEP, lựa chọn trong số các cam kết có tác dụng trực tiếp nhất và dự kiến có ảnh hưởng nhiều nhất tới lợi ích của doanh nghiệp.

Đây là ấn phẩm nằm trong chuỗi các ấn phẩm về FTA do VCCI biên soạn và phát hành. Trước Ấn phẩm này, VCCI đã có các Cẩm nang doanh nghiệp “Tóm lược Hiệp định CTPPP”, “Tóm lược Hiệp định EVFTA”, và nhiều Sổ tay hướng dẫn tận dụng CPTPP và EVFTA trong từng ngành. 

 

 

TS. Võ Trí Thành: “Có nhiều cơ sở để hy vọng về tương lai của EVFTA”

Thứ 5, 28/10/2021 | 09:30
Theo TS.Võ Trí Thành, dù doanh nghiệp đã phần nào tận dụng lợi thế từ EVFTA, nhưng trong bối cảnh bình thường mới thì doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

[E] “Siêu” hiệp định RCEP sẽ tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam?

Thứ 7, 21/11/2020 | 12:13
Sau 8 năm đàm phán, hiệp định RCEP đã được ký kết vào sáng 15/11, giữa 10 nước ASEAN và 5 nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, New Zealand.
Cùng tác giả

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Xây dựng thương hiệu du lịch Điện Biên từ nội lực văn hóa

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:00
Điện Biên có tài nguyên văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc của các tộc người. Đây là nguồn lực to lớn để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.

Ngăn chặn, loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tiêu cực trong đấu thầu

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:08
Bộ GTVT yêu cầu thực hiện nghiêm các chỉ đạo của bộ về công tác lựa chọn nhà thầu; nghiêm cấm các hành vi dàn xếp, thông thầu, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu.

Tăng chuyến bay dịp Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:32
Các chuyến bay đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao của hành khách với nhiều lựa chọn giờ bay thuận lợi, cũng như hỗ trợ công tác tổ chức sự kiện của tỉnh Điện Biên.
Cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai giá điện 2 thành phần

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:09
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với EVN và các cơ quan có liên quan sớm triển khai việc thực hiện giá điện 2 thành phần.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Bình Dương: Sẽ di dời khu công nghiệp hơn 16ha nằm giữa khu dân cư

Thứ 4, 17/04/2024 | 19:00
Khu công nghiệp nằm tại vị trí vàng và được bao quanh bởi hàng loạt các khu dân cư, dự kiến sẽ có lộ trình di dời.

Nhờ văn hoá doanh nghiệp, nhiều quỹ ngoại sẵn sàng rót vốn đầu tư

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:34
Chuyên gia nhận định, văn hoá doanh nghiệp chính là một trong những tiêu chí thu hút các quỹ đầu tư quốc tế lựa chọn "xuống tiền" cho doanh nghiệp Việt.
     
Nổi bật trong ngày

Lạng Sơn: Xử phạt hộ kinh doanh, tịch thu hàng hóa phụ tùng ô tô nhập lậu

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:27
Ngày 19/4, Cục Quản lý thị trường Lạng Sơn cho biết, Đội Quản lý thị trường số 6 vừa xử phạt, tịch thu hàng hóa là phụ tùng ô tô nhập lậu trên địa bàn.

Ninh Thuận: Quy hoạch 2 mũi nhọn phát triển kinh tế

Thứ 6, 19/04/2024 | 21:34
Theo quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, du lịch và năng lượng tái tạo là 2 mũi nhọn được quy hoạch để phát triển kinh tế của tỉnh.

Giá vàng 19/4: Vàng trong nước biến động trái chiều

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:57
Giá vàng thế giới đầu ngày tăng trở lại lên 2.377,7 USD/ounce trong khi 2 thương hiệu vàng trong nước biến động trái chiều.

Xuất khẩu cao su khởi sắc những tháng đầu năm

Thứ 6, 19/04/2024 | 07:00
Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su đạt 414,31 nghìn tấn, trị giá 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.