Củ mài trong Đông y là một vị thuốc có tên gọi hoài sơn. Ngoài ra, dân gian còn gọi loại cây này bằng những cái tên khác nhau như củ mài, chính hoài, củ lỗ…
Trước đây, củ mài mọc tự nhiên trên rừng
Thời kỳ đói kém, củ mài là một trong những lương thực giúp đồng bào ta chống đói.
Củ mài bên ngoài vỏ màu nâu xám, bên trong thịt mềm màu trắng
Ở nước ta, củ mài mọc tự nhiên rất nhiều ở các tỉnh miền núi (từ Lai Châu, Hà Giang, Hòa Bình, Quảng trị tới Lâm Đồng, Bình Phước…).
Không chỉ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, củ mài còn là một vị thuốc rất quý
Thay vì việc lên rừng đào mang về ăn, giờ đây nhiều hộ dân đã mang về trồng đem lại thu nhập cho người dân
Anh Nguyễn Quốc Tuấn, xã Kim Long, huyện Châu Đức, Vũng Tàu, chia sẻ, trồng củ mài không đòi hỏi kỹ thuật cao, dễ chăm sóc, nhân công ít, nhưng mang lại thu nhập cao
Khi trồng củ mài, người nông dân tạo luống với độ sâu vừa phải, trải phía dưới 1 lớp vỏ bao xi măng để hạn chế củ mọc sâu xuống đất
Anh Tuấn cho biết gia đình anh hiện đang có khoảng 14 ha trồng khoai mài. Doanh thu dao động từ 650 triệu đến 800 triệu đồng/ha. Sau khi trừ chi phí đầu tư trực tiếp (không tính tiền thuê đất) cho một ha trồng khoảng 300 triệu thì lợi nhuận không hề nhỏ so với những cây trồng khác.
Giá bán lẻ củ mài rơi vào khoảng 75.000 – 100.000 đồng/kg, tùy kích cỡ.
Chi Phan (Tổng hợp)