Thủ phạm tạo nên kỷ lục nắng nóng trong năm 2021

Thủ phạm tạo nên kỷ lục nắng nóng trong năm 2021

Thứ 3, 11/01/2022 | 10:31
0
Để đạt được Thoả thuận Paris 2015, thế giới cần giảm gần một nửa khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong vòng một thập kỷ tới, giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

7 năm qua (2015-2021) là những năm nóng nhất được ghi nhận. Theo đó, hãng tin CNBC trích dẫn một báo cáo được công bố hôm thứ Hai (10/1), năm 2021 được xếp hạng là năm nóng thứ năm, trong bối cảnh thế giới tiếp tục chứng kiến ​​sự gia tăng phát thải khí nhà kính do biến đổi khí hậu.

Theo dữ liệu của Dịch vụ theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus, một cơ quan liên chính phủ hỗ trợ chính sách khí hậu châu Âu, nhiệt độ có xu hướng tiếp tục tăng khi lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch giữ nhiệt nhiều hơn trong khí quyển. Lượng mê-tan trong khí quyển đã tăng kỷ lục vào năm ngoái, lên tới 1.876 ppb (phần tỷ).

Ông Carlo Buontempo, giám đốc của Copernicus, cho biết: “Năm 2021 là một năm nhiệt độ khắc nghiệt, với mùa hè nóng nhất ở châu Âu, các đợt nắng nóng ở Địa Trung Hải, chưa kể nhiệt độ cao chưa từng có ở Bắc Mỹ”.

Biến đổi khí hậu do con người gây ra đã khiến nhiệt độ trở nên nóng hơn và gây khô hạn hơn trên khắp thế giới. Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu đã góp phần làm trầm trọng thêm các thảm họa như bão, cháy rừng và sóng nhiệt.

Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại thành phố Glasgow của Scotland đã khép lại vào tháng 11 năm ngoái với một thỏa thuận giữa gần 200 quốc gia, nhằm thúc đẩy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và đưa ra những cam kết cứng rắn hơn về khí hậu. Bất chấp những cam kết mới về giảm ô nhiễm khí mê-tan, nạn phá rừng và tài trợ than, một số nhà khoa học và chuyên gia cho rằng những tiến bộ gia tăng mà hội nghị thượng đỉnh mang lại là không đủ để giải quyết mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng.

Thế giới - Thủ phạm tạo nên kỷ lục nắng nóng trong năm 2021

Hình ảnh sông Alaknanda (Ấn Độ) ảnh hưởng bởi một phần của sông băng ở Himalaya bị vỡ gây ra lũ lụt kinh hoàng tại khu vực Tapovan, bang Uttarakhand, Ấn Độ, vào ngày 9/2/2021. Ảnh: CNBC.

Một số địa điểm đã nóng hơn những nơi khác trên thế giới trong năm ngoái.Theo đó, châu Âu đã trải qua một mùa hè khắc nghiệt với những đợt nắng nóng gay gắt ở Địa Trung Hải và lũ lụt ở trung tâm lục địa. Năm 2021 được xác định là năm nóng nhất trong kỷ lục 52 năm của châu  Âu, nhiệt độ nóng hơn 1 chút sao với mức ghi nhận vào năm 2015 và 2018.

Tại Bắc Mỹ, một đợt nắng nóng gay gắt vào tháng 6 năm ngoái đã phá vỡ kỷ lục nhiệt độ, theo đó trở thành tháng 6 nóng nhất được ghi nhận ở lục địa này.

Điều kiện cực kỳ khô hạn cũng làm trầm trọng thêm các trận cháy rừng trong suốt tháng 7 và tháng 8, đặc biệt là ở một số tỉnh của Canada và miền Tây nước Mỹ. Đám cháy rừng Dixie bùng phát vào tháng 7/2021 đã trở thành đám cháy lớn thứ hai trong lịch sử của bang California, thiêu rụi gần 1 triệu mẫu Anh, dẫn đến chất lượng không khí kém gây ảnh hưởng cho hàng nghìn người trên khắp đất nước.

Ông Carlo Buontempo, giám đốc của Copernicus, nhận định: “Những điều này là một lời nhắc nhở rõ ràng về việc chúng ta cần phải thay đổi cách thức, thực hiện các hành động hiệu quả và dứt khoát để hướng tới một xã hội bền vững, hướng tới việc giảm lượng khí thải cacbon ròng”. Theo dữ liệu của cơ quan này, nhiệt độ năm 2021 cao hơn 0,3 độ C so với mức trung bình trong giai đoạn từ năm 1991-2020 và cao hơn khoảng 1,1-1,2 độ C so với mức trung bình của thời kỳ tiền công nghiệp từ năm 1850 đến năm 1900.

Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu, để đạt được mục tiêu giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu không vượt quá 1,5 độ C theo Thỏa thuận Paris 2015, mức mà các nhà khoa học cho rằng có thể ngăn chặn những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu, thế giới sẽ cần giảm gần một nửa lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong vòng một thập kỷ tới và đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, hãng tin CNBC trích dẫn dữ liệu khoa học cho thấy thế giới đang trên đà tăng nhiệt độ 2,4 độ C vào cuối thế kỷ này.

Hà Thanh (theo CNBC, Bloomberg)

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

"Tài chính, tài chính, tài chính" và những kỳ vọng tại COP 26

Thứ 2, 08/11/2021 | 07:04
Hiện COP 26 đã đi được nửa chặng đường và vẫn còn nhiều thỏa thuận cần được cam kết mạnh mẽ để thế giới có đủ công cụ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Các quốc gia đưa ra cam kết khác nhau về loại bỏ than tại COP 26

Thứ 6, 05/11/2021 | 15:16
Một số quốc gia cam kết sẽ loại bỏ than hoàn toàn trong tương lai, trong khi một số nước cho biết sẽ ngừng xây dựng các nhà máy sử dụng than.

Cam kết bảo vệ các khu rừng trên Trái đất trong Hội nghị COP 26

Thứ 4, 03/11/2021 | 11:04
Theo AP, nước Anh đã ca ngợi cam kết của hơn 100 quốc gia chấm dứt nạn phá rừng trong thập kỷ tới là thành tựu lớn đầu tiên của COP 26.
Cùng tác giả

4 phương thức chuyển đổi giúp doanh nghiệp bứt phá từ đại dịch

Thứ 5, 14/07/2022 | 16:01
Chuyên gia cho rằng không có một hướng tiếp cận chuyển đổi nào là duy nhất cho tất cả doanh nghiệp, có thể kết hợp với nhau để tối ưu hoá giá trị doanh nghiệp.

Tổng thống Joe Biden nói gì về dự án nhà máy 4 tỷ USD của Vinfast tại Mỹ?

Thứ 4, 30/03/2022 | 09:43
Việc xây dựng nhà máy VinFast tại Mỹ sẽ bắt đầu ngay trong năm 2022 khi doanh nghiệp được cấp các giấy phép cần thiết, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tháng 7/2024.

Đánh thuế nhà và tài sản: Các nước trên thế giới tạo nguồn thu ra sao?

Thứ 7, 05/03/2022 | 08:45
Thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,036% GDP, thấp hơn nhiều lần so với các quốc gia phát triển và mới điều tiết đối với đất.

Những bước tiến quan trọng về chống biến đổi khí hậu tại COP26

Thứ 2, 15/11/2021 | 10:00
COP26 duy trì mục tiêu khống chế nhiệt độ toàn cầu tăng ở mức 1,5°C là kim chỉ nam của hành động, thúc đẩy dòng chảy tài chính và tăng cường sự thích ứng khí hậu.

Ireland thu hồi mì Hảo Hảo và miến Good: Bộ Công Thương vào cuộc

Thứ 7, 28/08/2021 | 08:37
Bộ Công Thương đã yêu cầu Acecook báo cáo về quy trình sản xuất và sự khác biệt giữa lô sản phẩm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đối với mì Hảo Hảo và miến Good.
Cùng chuyên mục

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.
     
Nổi bật trong ngày

Nguyên nhân xe tăng Abrams của Mỹ “biến mất” khỏi tiền tuyến Ukraine

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:30
Trong vòng chưa đầy 2 tháng, các lực lượng Nga đã tiêu diệt được 5 chiếc xe tăng Abrams do Ukraine triển khai trong vùng chiến sự.

Tăng cường tiếp viện, Ukraine vẫn gặp khó, Nga tiếp tục đà tiến ở Adveevka

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:55
Bộ chỉ huy quân sự Ukraine đang nỗ lực chuyển quân tiếp viện đến mặt trận ở hướng Adveevka. Tuy nhiên, họ vẫn đang mất dần các khu định cư.

Tổng Thư ký NATO tin “chưa quá muộn để Ukraine giành chiến thắng”

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:44
Ukraine đã phải chịu nhiều sự kéo lùi trên chiến trường trước các lực lượng Nga do tình trạng cạn kiệt đạn dược và vũ khí.

Nga không loại trừ xuất khẩu LNG bị trì trệ

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
Vô số các lệnh trừng phạt của phương Tây đã “vùi dập” tham vọng của Nga, đặc biệt là đối với dự án Arctic LNG 2 của Novatek.

So sánh tiềm lực sáng chế UAV của Nga, Ukraine trong xung đột

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:15
Nga đã nộp 342 bằng sáng chế máy bay không người lái (UAV) từ năm 2022 đến năm 2024, trong khi Ukraine chỉ nộp 4 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian.