Thư từ Nhật Bản: Đón Tết tây ở Nhật Bản qua con mắt của người phụ nữ Việt

Thư từ Nhật Bản: Đón Tết tây ở Nhật Bản qua con mắt của người phụ nữ Việt

Thứ 6, 18/01/2019 | 20:00
0
Chị Phạm Lan Anh,hiện sống ở thành phố Saitama (Nhật Bản), là phát thanh viên của một đài phát thanh. Chị xa Hà Nội, theo chồng sang Nhật đã lâu, mang theo những ký ức không hề phai về Việt Nam. Hằng năm, chị bận rộn đón Tết tây ở đây mà vẫn “thấy lòng rạo rực háo hức, chẳng khác gì ngày bé ngửi thấy mùi bánh chưng luộc hay hương của nước hạt mùi mà mẹ đun cho cả nhà tắm tất niên.” Chị kể cho báo Người Đưa Tin một vài nét về tập tục đón năm mới ở Nhật.

Sống ở Nhật cũng đã chừng 30 năm, lâu hơn cả thời gian sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Hơn nữa, lại làm dâu vào một gia đình Nhật, nên giờ đây, mỗi lần năm hết, Tết tây đến, mình cũng rất háo hức rộn ràng cho việc chuẩn bịcái Tết tây ở Nhật, cũng như hồi còn ở bên nhà.

Nếu như ở Việt Nam, khi bước sang tháng 12 âm lịch, tất cả mọi người đều nhất loạt gọi tháng 12 là “tháng Chạp” thì ở Nhật cũng vậy. Bước sang tháng 12 dương lịch, người người đều nói “Sang tháng Shiwasu rồi đấy.” Shiwasu có nghĩa là “Sư tẩu”, ý nói “Bận rộn tới mức mà các nhà sư, những người vốn rũ khỏi bụi trần, lúc nào cũng từ tốn lặng lẽ…,nay cũng phải “vắt chân lên cổ mà chạy”!

 

Không biết trong nhà chùa, sư chạy việc gì, nhưng ở các gia đình người Nhật nói chung có nhiều việc phải “chạy” lắm. Có lẽ việc “chạy” đầu tiên là chuẩn bị mua và viết thiệp chúc mừng năm mới để gửi tới mọi người thân trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp. Có lẽ do quy mô sống rộng lớn, gia đình họ hàng và bạn bè đều sống xa nhau, nên ngày Tết người Nhật không tới nhà họ hàng, bạn bè để chúc Tết. Thay vào đó, họ viết thiệp chúc mừng năm mới gửi tới mọi nhà.

Tính trung bình, mỗi gia đình hằng năm gửi đi trên 100 tấm thiệp năm mới. Giữa tháng 11, bưu điện Nhật Bản đã bắt đầu bán các loại thiếp mừng năm mới, có in sẵn giá tem, và có một hàng chữ số để quay số mở thưởng sau Tết.

Để thiệp mừng năm mới có thể đến tay người nhận vào ngày 1/1, hoặc tối thiểu là đến ngày 3/1 phải đến nơi, bưu điện khuyến khích người dân hạn chót để bỏ thiệp vào thùng thư là đến trước ngày 25/12, để có thể kịp xử lý một lượng thiệp khổng lồ trong một thời gian ngắn và số nhân viên có hạn. Thế nên vào thời điểm này, thường có nhiều sinh viên do đang kỳ nghỉ Đông, hay đăng ký làm“bán thời gian” cho bưu điện, với công việc là đi phát thiệp năm mới.

Văn hoá - Thư từ Nhật Bản: Đón Tết tây ở Nhật Bản qua con mắt của người phụ nữ Việt

Một cái shimekazari

“Chạy” xong phần thiệp mừng năm mới, thì việc “chạy” tiếp theo là tổng vệ sinh nhà cửa. Đây là dịp để vứt bỏ bớt những đồ dùng không sử dụng tồn đọng cả một năm qua, rồi lau cửa kính, rồi cửa lưới, rồi cửa chắn mưa… Nhưng công việc mà các bà nội trợ phải mất nhiều sức nhất là hò hét con cái và các đấng ông chồng cùng xúm vào giúp tổng vệ sinh.

Tiếng vợ cằn nhằn, thúc giục đức lang quân, tiếng bọn trẻ trêu chọc, tỵ nạnh nhau khiến cho không khí những ngày cuối năm trong gia đình thêm rộn ràng.
Nhà cửa dọn dẹp lau chùi rồi, người ta sẽ treo lên trước cửa một cái shimekazari được bện từ rơm, trang trí thêm một vài thứ như rong biển khô, bông lúa, và một trái quýt nhỏ để chào đón thần năm mới. Nhiều người rửa xe ô-tô cuối năm cho sạch sẽ để đón năm mới, cũng đính một chiếc shimekazari nhỏ lên phía đầu xe, trông thật dễ thương.

Rồi cũng đến cái “chạy” cuối cùng là đi mua bánh dày, món ăn chính của người Nhật trong dịp Tết vàmua sắm món Osechi, món ăn ngày Tết. Món ăn Osechi bao gồm nhiều món chế biến từ cá, thịt, và các loại rau củ, đậu… màu sắc rực rỡ, được bày ngăn nắp trong một chiếc hộp sơn mài 3 tầng.

Trông thì đẹp mắt nhưng đa phần gia vị đều nêm nếm có đường (do trước đây khi còn nghèo, đường là một loại gia vị đắt đỏ, chỉ được sử dụng vào dịp Tết. Hơn nữa món ăn có đường sẽ giữ được lâu) nên nếu là người mới tới Nhật, sẽ thấy đặc biệt khó quen với hương vị này.

Ngày nay, tuy nhiều người vẫn ăn món Osechi nhưng ít người tự mình nấu tại nhà mà đa phần đặt trước từ các cửa hàng siêu thị, các cửa hàng bách hóa tổng hợp hoặc các cửa hàng tiện ích. Các món Osechi cũng đa dạng hơn. Không chỉ thuần món Nhật mà có cả món kiểu Trung Hoa, món Tây Âu và cả món Hàn Quốc nữa và giá cả cũng dao động. Từ 10 nghìn yên (độ 100 đôla Mỹ) đến hàng chục nghìn yên. Thậm chí có những cỗ Osechi giá lên tới 100 nghìn yên, tương đương với 1 nghìn đôla Mỹ.

Trong món Osechi, có một món mà mình đặc biệt thích tự nấu và thích ăn. Đó là món rau củ quả ninh. Chiều 31 tết, ngửi thấy mùi thơm ngai ngái của ngưu bàng và các loại rau củ khác như củ sen, cà rốt, nấm hương, khoai sọ đang ninh, quyện mùi nước dùng lấy từ cá ngừ khô bào mỏng, thấy lòng rạo rực háo hức, chẳng khác gì ngày bé ngửi thấy mùi bánh chưng luộc hay hương của nước hạt mùi mà mẹ đun cho cả nhà tắm tất niên.

Văn hoá - Thư từ Nhật Bản: Đón Tết tây ở Nhật Bản qua con mắt của người phụ nữ Việt (Hình 2).

Các món Osechi

Mọi việc xong xuôi là đến bữa cơm tất niên. Cơm tất niên của người Nhật thật đơn giản, thường chỉ có món mỳ Soba làm từ bột kiều mạch ăn với món tempura, món ăn làm từ tôm cá hoặc các loại rau tẩm bột rán. Người ta nói rằng ăn mỳ soba như vậy là vì những sợi mỳ soba dài tượng trưng cho sự trường thọ.Đêm tất niên, thanh niên có thể đi chơi, tới những quán rượu hay những địa điểm có tổ chức “đếm ngược” đón năm mới, còn đa phần người Nhật ngồi ở nhà, vừa đút chân vào chiếc bàn thấp có lò sưởi, nhâm nhi đồ uống, đồ nhậu… vừa xem chương trình âm nhạc Kou-Haku (Hồng-Bạch) do đài Phát thanh và Truyền hình NHK tổ chức và phát đi trực tiếp. Chương trình được tổ chức dưới hình thức thi giữa đội các nghệ sỹ nam và nữ. Chương trình âm nhạc cuối năm này của đài NHK nổi tiếng và có uy tín tới mức nhiều nghệ sỹ được mời tham gia luôn coi đó là một cột mốc lớn trong cuộc đời biểu diễn của mình. Chương trình ca nhạc “Kou-Haku”kết thúc, cũng là lúc các nhà chùa trên cả nước bắt đầu gióng những tiếng chuông đầu tiên trong loạt 108 tiếng chuông trừ tịch để xua đi 108 điều phiền não ở con người. Bắt đầu từ lúc giao thừa cho đến hết mấy ngày Tết, người người đi viếng cả chùa và đền thần đạo để cầu mong cho năm mới bình an mạnh khỏe.

Văn hoá - Thư từ Nhật Bản: Đón Tết tây ở Nhật Bản qua con mắt của người phụ nữ Việt (Hình 3).

Một cô gái đánh chuông trừ tịch

Nhật Bản đã không sử dụng âm lịch từ ngày 3/12/1872, và hầu như mọi tiết trong năm đều được thực hiện theo dương lịch, nhưng khi có những sự kiện lớn như cưới xin, làm nhà, ma chay… mình hay nghe thấy người ta nói đến những “Ngày đại an” hay “Ngày phật diệt”… Không hiểu người ta còn áp dụng âm lịch vào lĩnh vực nào nữa không, nhưng cứ đến tháng “Sư tẩu” là lòng ta lại háo hức, rộn ràng chuẩn bị cho cái Tết của Nhật.

Đang ngồi viết những dòng này thì mấy em cũng lấy chồng người Nhật í ới nhắn tin: “Chị ơi, sắp Tết rồi, tổ chức gói bánh chưng ăn Tết để còn tụ tập đi chị!”.
Ừ, sắp Tết ta đến nơi rồi. Ở nhà, chắc cũng đang bắt đầu “chạy” rồi nhỉ. Mình cũng dừng ở đây để “chạy” tiếp cho cái Tết ta nào…

Phạm Lan Anh

Rộn rã khoảnh khắc người dân các nước trên thế giới đón năm mới 2019

Thứ 3, 01/01/2019 | 10:18
Những đợt pháo hoa và câu hát "Happy new year" vang lên rộn rã trên khắp mọi nẻo đường của nhiều quốc gia trên thế giới. Hãy cùng chiêm ngưỡng những khoảnh khắc hạnh phúc của người dân trên thế giới đón chào những giờ đầu tiên của năm 2019.
Cùng tác giả

Cụ Phan Kế Toại – từ Khâm sai đại thần triều Nguyễn đến Phó Thủ tướng Việt Nam dân chủ cộng hòa

Thứ 2, 02/09/2019 | 10:58
Cụ Phan Kế Toại được chấp nhận đơn từ chức Khâm sai Bắc Bộ vào ngày 17/8/1945, thì đến 10 giờ đêm cùng ngày, trước khi rời Bắc Bộ phủ, cụ đã ra lệnh cho viên Chánh quản Lại cùng một bảo an binh: "Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công". Một hành động mang tính quyết định vào việc hạn chế đổ máu khi Cách mạng tháng Tám nổ ra tại Hà Nội.

Luật sư của bị can Nguyễn Bích Quy lên tiếng về quyết định khởi tố và việc bà Quy chưa có hợp đồng với trường Gateway

Thứ 4, 28/08/2019 | 13:45
Bà Nguyễn Bích Quy đã nhận Quyết định phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội), và bị bắt tạm giam sau đó. Phóng viên báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Thanh Sơn - Trưởng Văn phòng luật sư Thành Sơn và Đồng sự người bảo vệ cho bà Quy.

Ca sĩ Ngọc Anh: “Rời Tam ca 3A, tôi vừa khóc nức nở vừa hát bài cuối cùng”

Thứ 2, 26/08/2019 | 14:00
Tại quán cà phê nằm sát cạnh hồ Hoàn Kiếm, trong một buổi sáng mang tiết trời rất đặc trưng của mùa thu Hà Nội - ca sĩ Ngọc Anh kể cho phóng viên báo điện tử Người Đưa Tin về những kỷ niệm thời còn hát nhóm, với một phong cách tự nhiên, thẳng thắn.

PCT Hiệp hội Dệt May Việt Nam: “Đừng tự “trói” mình bởi quy định giờ làm thêm quá thấp”

Thứ 3, 20/08/2019 | 07:00
Vấn đề “quy định về giờ làm thêm tối đa” cho người lao động trong các lĩnh vực khác nhau, đã được tranh cãi và tranh luận từ nhiều năm nay, có nhiều ý kiến xuôi ngược.

Điều chỉnh nguyện vọng đại học 2019: “Ngành yêu thích nên đặt lên trên…”

Thứ 2, 29/07/2019 | 15:50
PGS.TS Tạ Hải Tùng (ĐH Bách khoa HN) đã đưa ra lời khuyên cho các thí sinh: “Điều quan trọng nhất đối với sinh viên sau khi ra trường là phải giỏi nghề. Mà vừa giỏi vừa tinh những nghề có vẻ không “hot” thì lương còn có thể còn cao hơn người theo ngành “hot” nhưng học hành lại không ra đâu và ra đâu”.
Cùng chuyên mục

Từng vỡ nợ nghìn tỷ, xế chiều bệnh tật, sức khỏe hiện tại của đạo diễn Phước Sang thế nào?

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:08
Thông tin Phước Sang bị đột quỵ lần 3 nhận được sự quan tâm của dư luận.

BTC Miss World Business Vietnam nói gì về tuyển thí sinh đến 60 tuổi?

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:04
Ông Nguyễn Duy Mạnh, Trưởng BTC Miss World Business Vietnam lý giải về tiêu chí tuyển chọn thí sinh cao từ 1m50, độ tuổi từ 20-60 tuổi.

Chuyện gì xảy ra với nhan sắc của Hoa hậu Ngọc Châu?

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:24
Hoa hậu Ngọc Châu từng được ví là "búp bê châu Á", hiện tại bị fan sắc đẹp chỉ ra nhiều điểm khác lạ trên gương mặt.

Tuyên Quang: Người Dao trên vùng cao Lâm Bình làm du lịch

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:15
Những năm gần đây, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao Tuyên Quang đã biết khai thác thế mạnh văn hóa bản địa để phát triển kinh tế bằng dịch vụ, du lịch.

Đà Nẵng tổ chức chương trình nghệ thuật Tháng 3 hoan ca

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:15
Theo Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng, tối 29/3, tại Công viên Apec (quận Hải Châu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật miễn phí.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 28/3/2024: Hôm nay có nắng nóng gay gắt?

Thứ 5, 28/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (28/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 28/3: Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Nhiều ngành sức khỏe "khát" thí sinh; Phẫu thuật thành công ung thư đường tiêu hóa cho cụ bà 95 tuổi...

Lập chợ cho phụ nữ đơn thân tại Cần Thơ: Dân mạng hào hứng tranh luận

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:37
Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ Hà Vũ Sơn cho biết đang liên hệ với chủ đầu tư về việc thành lập chợ dành cho phụ nữ đơn thân.

Dự báo thời tiết ngày 29/3/2024: Hôm nay có mưa to, gió lớn?

Thứ 6, 29/03/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (29/3). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Bản tin 29/3: Nhặt được vàng, hai học sinh lớp 3 có hành động bất ngờ

Thứ 6, 29/03/2024 | 06:00
Nhặt được vàng, hai học sinh lớp 3 ở Hải Dương có hành động bất ngờ; Hà Nội ghi nhận ca mắc rubella đầu tiên trong năm 2024...