Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Chủ nhật, 08/08/2021 | 11:15
0
Sáng 8/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương.

"Đã quyết tâm rồi phải quyết tâm hơn nữa"

Hội nghị diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 đang gây ảnh hưởng nặng nề tới các doanh nghiệp, đây là dịp để Chính phủ, và bộ, ngành, địa phương lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thủ tướng nêu rõ Hội nghị tập trung vào 8 từ ‘Đánh giá-Giải pháp-Thiết thực - Hiệu quả’. Do thực hiện việc giãn cách cho nên Hội nghị có thành phần đến dự hạn chế, Chính phủ sẽ tiếp nhận toàn bộ ý kiến qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các Hiệp hội để có giải pháp chính sách phù hợp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhìn nhận, dịch Covid - 19 kéo dài hơn 1 năm qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ đời sống, kinh tế- xã hội trên toàn cầu. Tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng do chủng mới Delta có tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm hơn. Đồng thời, nhiều quốc gia đã có chiến lược chuyển sang trạng thái ‘sống chung với dịch’ để đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế trong và sau đại dịch, tránh lỡ nhịp và giảm cạnh tranh, thu hút đầu tư phát triển kinh tế.Ở Việt Nam, nhiều địa phương đang phải thực hiện giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, thua lỗ, đời sống nhân dân nói chung và công nhân nói riêng gặp khó khăn… Chúng ta chia sẻ và thấu hiểu là không ít doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động, đóng cửa, rút khỏi thị trường.

Mặc dù bối cảnh khó khăn như vậy nhưng trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của Nhân dân, ủng hộ của doanh nghiệp cuộc chiến chống dịch bệnh ở nước ta đã bước đầu đạt được kết quả tích cực để thực hiện mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của Nhân dân là trên hết, trước hết và duy trì sản xuất nhằm đảm bảo đời sống nhân dân và an sinh xã hội.

Trong phạm vi, quyền hạn, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang nghiên cứu ban hành nhiều giải pháp chủ động, sáng tạo, quyết liệt, linh hoạt, huy động mọi nguồn lực để thực hiện phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh và duy trì sản xuất ở những nơi an toàn và đảm bảo an dân. Nhờ đó, kinh tế xã hội 7 tháng đầu năm vẫn đạt nhiều kết quả tích cực.

Thủ tướng nhấn mạnh bối cảnh trong nước, quốc tế và diễn biến dịch bệnh hiện nay đòi hỏi tất cả chúng ta đã quyết tâm rồi phải quyết tâm hơn nữa, đã cố gắng rồi phải cố gắng nhiều hơn nữa.

“Chính phủ cảm ơn các doanh nhân, doanh nghiệp đã có nhiều đóng góp trong thời gian qua. Chính phủ rất quan tâm, chia sẻ và luôn đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp, doanh nhân khi gặp khó khăn. Đây là thời điểm ‘lửa thử vàng- gian nan thử sức’, ‘chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo’ để vượt qua khó khăn, dự báo, nắm bắt cơ hội để phát triển doanh nghiệp và góp phần phát triển đất nước với tầm nhìn xa, trông rộng, gắn với dự báo tình hình trong thời gian tới. Trong thời gian qua, tôi đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp bằng bản lĩnh, trí tuệ vẫn duy trì được sản xuất, kinh doanh, không đứt gãy chuỗi sản xuất, bảo đảm cuộc sống của người lao động, góp phần vào tăng trưởng kinh tế những năm qua và 7 tháng đầu năm 2021. Nhưng tôi cũng rất chia sẻ, thấu hiểu với nhiều lĩnh vực kinh doanh dù nỗ lực đến đâu cũng không tránh được sự thua lỗ, thậm chí phá sản nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, của nhân dân, đặc biệt là các ngành hàng không, du lịch...”, Thủ tướng phát biểu.

Thủ tướng nhấn mạnh Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ, cảm thông những khó khăn chồng chất khó khăn của các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy, trong khả năng của mình, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã rất cố gắng tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ các doanh nghiệp về cơ chế chính sách để duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức và cần có giải pháp tháo gỡ để phục hồi sản xuất. Chính vì vậy, Hội nghị này là dịp quan trọng để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội, các địa phương, cơ quan, đơn vị.

"Tinh thần chung là phải đánh giá thực chất, khách quan, toàn diện những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp; phân tích kỹ nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và tìm cho được các giải pháp tháo gỡ cụ thể, thiết thực, hiệu quả trong tình hình cấp bách hiện nay cũng như lâu dài. Chúng ta cố gắng chia thành nhóm vấn đề để giải quyết cụ thể và toàn diện", Thủ tướng đặt vấn khi phát biểu khai mạc.

Người đứng đầu Chính phủ cũng bày tỏ đánh giá rất cao và cảm ơn các doanh nghiệp có mặt trong Hội nghị ngày hôm nay và các doanh nghiệp trên toàn quốc mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng đã cố gắng ‘chung tay, góp sức’ hỗ trợ đồng bào gặp khó khăn, hỗ trợ cho cuộc chiến chống dịch COVID-19. 

“Chính phủ và cá nhân tôi rất cảm động và cảm nhận sâu sắc, các doanh nhân đã hỗ trợ Nhân dân bằng cả tấm lòng và trái tim, đã viết nên nét văn hóa doanh nhân rất đẹp, rất nhân văn, thiết thực và hiệu quả. Và tôi mong tinh thần ấy, nhiệt huyết ấy sẽ được các anh chị em doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục phát huy trong thời gian tới, để góp phần Chiến thắng đại dịch COVID-19, để xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp và mang lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân”, Thủ tướng phát biểu.

Thời gian tới, Chính phủ sẽ có phương án gặp doanh nghiệp theo từng lĩnh vực, từng nhóm ngành nghề để bàn sâu hơn, có giải pháp phù hợp hơn. Chính phủ luôn đồng hành, quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ doanh nghiệp lúc khó khăn, trên tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, Thủ tướng nhấn mạnh.

Sự kiện - Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

Đại diện các bộ, ngành và doanh nghiệp tham dự Hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc

“Những mảng màu xám lan nhanh”

Phát biểu Hội nghị, ông Nguyễn Chí Dũng Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận rằng, đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư, đặc biệt bắt đầu từ tháng 7 năm 2021, đã khiến cho những mảng màu xám loang rất nhanh trong bức tranh toàn cảnh khu vực doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vốn đã bị tổn thương lại càng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Các nguồn lực dữ trữ đang cạn dần trong khi thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm.

Để minh chứng cho thực tế khó khăn này, ông Dũng dẫn chứng: “Số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 7 giảm 34% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2020; đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020 ( trung bình là 8,1%). Trong khi đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020, riêng thành phố Hồ Chí Minh chiếm 29,1% tổng số doanh nghiệp rút lui của các nước; và đã xuất hiện nhiều hơn những doanh nghiệp quy mô vừa và lớn rút lui khỏi thị trường”.

Một điểm đáng quan tâm hơn nữa được Bộ trưởng bộ Kế hoạch Đầu tư nhắc tới đó là đợt dịch thứ 4 này đã xâm nhập và tác động tiêu cực tới các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung một lượng lớn các lao động, nhất là ở các tỉnh, thành phố phía Nam - khu vực kinh tế năng động nhất của Việt Nam, dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất quy mô lớn, ảnh hưởng lớn đến kinh tế địa phương và cả nước.

Thông qua các kênh trao đổi thông tin trực tiếp và gián tiếp với cộng động doanh nghiệp, ông Dũng cho biết có một số nhóm vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối diện hiện nay: Tổng cầu giảm mạnh khiến cho các đơn hàng, hợp đồng, sản lượng đều sụt giảm; Doanh thu giảm mạnh trên diện rộng; Dòng tiền bị thiếu hụt nghiêm trọng khiến doanh nghiệp rất khó khăn để có thể trang trải các khoản chi phí nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; Chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển ngày một tăng cao dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên, vật liệu đầu vào, làm đội chi phí giá thành sản xuất; Chuỗi cung ứng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu bị gián đoạn, đình trệ cục bộ;

Lưu thông hàng hóa gặp khó khăn, kể cả lưu thông trong nước, giữa một số tỉnh, thành phố do áp dụng các chính sách phòng, chống dịch bệnh chưa hợp lý. Hậu quả là các doanh nghiệp bị chậm tiến độ giao hàng/nhập hàng, chi phí lưu kho, lưu bãi tăng, cước vận chuyển tăng, tình hình sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ; Khó khăn về lao động và chuyên gia; Khó khăn về tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Các doanh nghiệp cho biết điều kiện của một số chính sách còn khá chặt chẽ, gây khó khăn cho đối tượng hỗ trợ, chưa bao quát hết các tình huống phát sinh trong thực tế, công tác thực thi có lúc, có nơi còn chưa chủ động, linh hoạt.

Sự kiện - Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (Hình 2).

Bộ trưởng bộ Kế hoạch Đầu tư nhắc tới đó là đợt dịch thứ 4 này đã xâm nhập và tác động tiêu cực tới các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Còn nhiều thách thức với doanh nghiệp

Theo ông Dũng, trong thời gian tới, diễn biến dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có chiều hướng phức tạp với nhiều biến chủng mới, tốc độ lây lan nhanh. Thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi hoặc đang phục hồi rất chậm. Dưới góc nhìn bộ Kế hoạch và Đầu tư, trước mắt vẫn còn rất nhiều thách thức với cộng đồng doanh nghiệp:

Thứ nhất, nguy cơ đình trệ sản xuất và suy thoái kinh tế thế giới.

Thứ hai, làn sóng người lao động di chuyển khỏi tỉnh, thành phố lớn sẽ dẫn đến nguy cơ cao thiếu hụt lao động.

Thứ ba, các quốc gia đang tìm cách giảm thiểu phụ thuộc vào một thị trường, dẫn đến xu hướng các DN FDI lớn thực hiện cấu trúc lại hệ thống cung cấp nguyên vật liệu, lựa chọn địa điểm đầu tư mới thỏa mãn những điều kiện hiệu quả, an toàn và bền vững.

Từ đó, Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số quan điểm hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định tình hình sản xuất kinh doanh, phục hồi và phát triển; Tiếp tục đồng hành, chia sẻ, sát cánh cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Đối với các doanh nghiệp, ông Dũng cho rằng, điều quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp chính là các biện pháp phòng, chống dịch bệnh hợp lý, không quá cực đoan, qua đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thích nghi với hoàn cảnh: vừa duy trì ổn định các hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa bảo đảm an toàn cho người lao động, tìm kiếm và tận dụng những cơ hội mới để phục hồi và phát triển, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Đồng thời, chủ động xây dựng chính sách và chuẩn bị nguồn lực triển khai các biện pháp hỗ trợ dài hạn, bền vững giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh sau khi kiểm soát được dịch bệnh và có cơ hội quay trở lại mạnh mẽ hơn.

Sự kiện - Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (Hình 3).

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhìn nhận còn rất nhiều thách thức với doanh nghiệp trong thời gian tới. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Kiến nghị Thủ tướng thành lập Tổ công tác đặc biệt

Với quan điểm nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị đối với nhóm các chính sách, giải pháp cấp thiết cần triển khai ngay 4 nhóm giải pháp chủ yếu sau:

Một là, thực hiện các biện pháp, phòng chống dịch Covid-19 linh hoạt, hiệu quả, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh

Hai là, đảm bảo lưu thông hàng hoá thông suốt, hiệu quả, khắc phục chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị gián đoạn.

Thứ ba, hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp:

Thứ tư, tháo gỡ khó khăn về lao động, chuyên gia

Đối với nhóm chính sách dài hạn, tạo nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất:

Thứ nhất, xây dựng chính sách phát triển doanh nghiệp có tính chiến lược, khai thác lợi thế ngành, lĩnh vực để đón bắt cơ hội nhằm phục hồi nền kinh tế; cần có chính sách để phát triển các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn, đóng vai trò dẫn dắt; phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các ngành công nghiệp ưu tiên; giải pháp dài hạn và bền vững về đảm bảo ổn định nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho các ngành sản xuất chế tạo; phát triển chuỗi giá trị trong ngành nông nghiệp, chế biến thực phẩm nhằm tạo giá trị gia tăng cao.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa; rà soát, tháo gỡ vướng mắc pháp lý; đơn giản hóa tối đa các quy trình, thủ tục hành chính hiện tại, xem xét áp dụng các quy trình xuất, nhập khẩu ưu tiên.

Thứ ba, thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh triển khai phát triển kinh tế số; hỗ trợ phát triển các nền tảng thương mại điện tử; các ứng dụng công nghệ giao dịch thanh toán điện tử, hậu cần giao nhận…; nghiên cứu giao hoặc đặt hàng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phát triển các giải pháp, nền tảng công nghệ số.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động và khai thác dư địa của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu, xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách theo hướng đổi mới quản lý của chủ sở hữu, tạo điều kiện cho DNNN được hoạt động bình đẳng, chủ động và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất việc củng cố, phát triển một số tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn hoạt động hiệu quả, có vai trò dẫn dắt trong giai đoạn tới.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Công Luân

Chính phủ đồng ý giải pháp miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, người dân

Thứ 5, 05/08/2021 | 15:11
Trước tác động của dịch Covid – 19, Chính phủ đã cơ bản nhất trí với các giải pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp theo đề xuất của bộ Tài chính.

Chính phủ yêu cầu các tỉnh, thành giảm giá nước sạch cho người dân

Chủ nhật, 01/08/2021 | 16:02
Ngay sau khi có nghị quyết về giảm tiền điện, ngày hôm nay 1/8, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã có yêu cầu các tỉnh, thành xem xét giảm giá nước sạch cho người dân.

Chính phủ gỡ khó lưu thông hàng hóa, không kiểm tra xe chở hàng có QR code

Thứ 5, 29/07/2021 | 18:54
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu không dừng kiểm tra tại các chốt kiểm soát dịch với xe có giấy nhận diện QR Code còn thời hạn do ngành giao thông vận tải cấp.
Cùng tác giả

Sợ viễn cảnh độc quyền sách giáo khoa

Thứ 4, 20/07/2022 | 14:26
Độc quyền là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành cao và chất lượng thấp của bất kỳ loại hàng hoá, dịch vụ nào, trong đó có sách giáo khoa.

Tướng Tô Ân Xô nói về việc "vây thầu" trong vụ bắt Chủ tịch Vimedimex

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:19
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty Vimedimex, bị khởi tố do sai phạm liên quan tới đấu thầu đất đai.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Tăng thời hạn vắc-xin không ảnh hưởng chất lượng

Thứ 5, 02/12/2021 | 20:05
Ông Trần Văn Thuấn cho biết, việc tăng thời hạn vắc-xin thêm 3 tháng hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng.

Chuẩn bị cho nhân dân đón Tết an toàn, vui vẻ

Thứ 5, 02/12/2021 | 18:35
Thủ tướng yêu cầu làm tốt công tác dự báo, tính toán, cân đối để bảo đảm không để thiếu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Dương lịch 2022, Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

“Một số địa phương lựa chọn SGK không quan tâm đến ý kiến của cơ sở”

Thứ 3, 09/11/2021 | 18:51
Bên hành lang Quốc hội, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thuý (Đoàn Đà Nẵng) đã có trao đổi với Người Đưa Tin về vấn đề xã hội hoá SGK.
Cùng chuyên mục

TikToker tố "bị đuổi vì ngồi xe lăn": Vi phạm nguyên tắc ứng xử chung

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:14
Đại diện Sở TT&TT Hà Nội cho biết, nam TikToker đã vi phạm 2/4 nguyên tắc ứng xử chung là tôn trọng tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm về các hành vi ứng xử.

Quảng Bình: Đại hội Hội Luật gia huyện Quảng Ninh nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:11
Ngày 28/3, Hội Luật gia huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình tổ chức Đại hội Hội Luật gia huyện Quảng Ninh lần thứ III, nhiệm kỳ 2024- 2029.

Nghệ An: Nâng chất lượng lao động để giải quyết tình trạng thất nghiệp

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:00
Ngoài việc doanh nghiệp gặp khó khăn thì mặt bằng trình độ tay nghề còn thấp đã dẫn đến tình trạng nhiều người lao động phải nghỉ việc.

Hà Nội: GRDP quý I/2024 tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ 2023

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:35
GRDP quý I/2024 của Hà Nội tăng 5,5%, thấp hơn cùng kỳ năm 2023 (GRDP quý I/2023 tăng 5,81%).

Bắt đầu Tuần lễ sản phẩm Thái Lan tại Quảng Ninh

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:22
Trong 4 ngày, người dân địa phương và du khách tham dự Tuần lễ sản phẩm Thái Lan tại Quảng Ninh được thưởng thức nhiều món ăn, đồ uống đặc trưng của nước bạn.
     
Nổi bật trong ngày

TikToker tố "bị đuổi vì ngồi xe lăn": Vi phạm nguyên tắc ứng xử chung

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:14
Đại diện Sở TT&TT Hà Nội cho biết, nam TikToker đã vi phạm 2/4 nguyên tắc ứng xử chung là tôn trọng tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm về các hành vi ứng xử.

Vụ cháy chung cư mini ở Thanh Xuân: Kỷ luật 8 tổ chức, 28 đảng viên

Thứ 4, 27/03/2024 | 13:53
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã tiến hành kiểm điểm trách nhiệm, xem xét hình thức kỷ luật 8 tổ chức Đảng, 28 đảng viên trong vụ cháy chung cư mini ở Thanh Xuân.

Trung ương Hội Luật gia Việt Nam và Viện KSND tối cao giao hữu bóng đá

Thứ 4, 27/03/2024 | 18:22
Trận giao hữu bóng đá giữa Trung ương Hội Luật gia Việt Nam và Viện KSND tối cao nhằm tạo tinh thần đoàn kết, sự kết nối giữa cán bộ trẻ hai đơn vị.

Không có giới hạn cho sự sáng tạo đối với tác phẩm thông tin đối ngoại

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:37
Sau 10 năm ra đời, Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại tiếp tục là diễn đàn uy tín cho mọi công dân Việt Nam và nước ngoài có tấm lòng yêu mến Việt Nam.

Bắt đầu Tuần lễ sản phẩm Thái Lan tại Quảng Ninh

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:22
Trong 4 ngày, người dân địa phương và du khách tham dự Tuần lễ sản phẩm Thái Lan tại Quảng Ninh được thưởng thức nhiều món ăn, đồ uống đặc trưng của nước bạn.