Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội vừa cấp bách, vừa lâu dài

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội vừa cấp bách, vừa lâu dài

Thứ 7, 15/02/2020 | 20:10
0
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam (16/2/1995 - 16/2/2020), sáng 15/2, tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả 25 năm thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; các giải pháp triển khai Nghị quyết số 28 và nhiệm vụ công tác năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chủ trì hội nghị.

Chính sách - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội vừa cấp bách, vừa lâu dài

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu hội nghị (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh qua 25 năm hình thành và phát triển, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã đóng vai trò trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ. Công chức, viên chức người lao động ngành Bảo hiểm đã đóng góp vào thành quả an sinh xã hội, được cộng đồng quốc tế công nhận.

Năm 2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng trên 2800 đô la Mỹ, thuộc nhóm nước thu nhập trung bình thấp trên thế giới nhưng tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam đã đạt trên 73,6 tuổi, thuộc nhóm cao của thế giới. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiếp cận đa chiều còn dưới 4%.

Thủ tướng nhấn mạnh, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội…”. Triển khai các quy định tại Cương lĩnh và Hiến pháp, hệ thống chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Đặc biệt, Thủ tướng đánh giá cao những thành tựu mà ngành Bảo hiểm xã hội đã đạt được trong thời gian qua. Trước hết, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ, phù hợp với quá trình phát triển đất nước và thông lệ quốc tế; mô hình tổ chức hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng được hoàn thiện theo chủ trương của Đảng về cải cách, tinh gọn bộ máy. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có nhiều đổi mới theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của các tổ chức, cá nhân về vai trò, trách nhiệm cũng như mục đích, ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng được mở rộng. Tính đến hết năm 2019, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt gần 16 triệu người (chiếm khoảng 32,3% lực lượng lao động); số người tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 86 triệu người (chiếm 90% dân số). Với tỷ lệ này, Việt Nam cơ bản đã hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân và về đích trước thời hạn so với mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 21, so với một số quốc gia phát triển trên thế giới thì để đạt mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân nói trên phải mất từ 40 đến 80 năm.

Thủ tướng cũng biểu dương Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một trong những đơn vị có nhiều thành tích trong công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin với nhiều kết quả nổi bật: đã cắt giảm 3/4 số thủ tục hành chính (giảm từ 263 xuống 27 thủ tục); đã xây dựng cơ sở dữ liệu và cấp mã bảo hiểm xã hội cho 97 triệu dân... Đặc biệt là hệ thống giám định bảo hiểm y tế điện tử đã kết nối 100% cơ sở khám chữa bệnh, thực hiện giám định tự động chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giúp cho việc quản lý, sử dụng quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế được công khai, minh bạch, hiệu quả.

Tất cả kết quả nói trên đã góp phần quan trọng vào việc hiện thực hóa mục tiêu cao cả của Đảng và Nhà nước trong việc phục vụ chăm lo cho người dân, khẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng trong việc khuyến khích người dân nâng cao năng lực tự bảo đảm an sinh xã hội.

Chăm lo đời sống sức khỏe, sự thịnh vượng ấm no của người dân là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta. Mục tiêu xuyên suốt phải có hệ thống an sinh xã hội hướng tới toàn dân, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, tạo ra một mạng lưới an toàn, gồm nhiều tầng, nhiều lớp, bảo vệ cho tất cả thành viên, cộng đồng xã hội. Một lần nữa, Thủ tướng nhấn mạnh để đạt được mục tiêu đó, thì độ bao phủ của bảo hiểm xã hội phải rộng khắp hơn. Tất cả người lao động và người phụ thuộc phải có lưới an sinh. Hiện mới có 1/3 số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thì đích còn xa. Do vậy nỗ lực cần phải cao hơn để đạt được chỉ tiêu phấn đấu theo Nghị quyết 28 của Trung ương với tỷ lệ bao phủ 35% vào cuối năm 2021 và tỷ lệ bao phủ 45% vào năm 2025.

Chính sách - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội vừa cấp bách, vừa lâu dài (Hình 2).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu hội nghị (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Thủ tướng yêu cầu cần có những giải pháp cụ thể hơn, sáng tạo hơn để khắc phục những tồn tại hạn chế như: Hệ thống chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải thường xuyên đổi mới, cập nhật cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Chính sách an sinh xã hội cần phải ứng dụng công nghệ số để quản lý thống nhất, bảo đảm hiệu quả, giảm chi phí thường xuyên cho bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội, cần giảm mạnh thời gian nộp bảo hiểm xã hội trong thời gian tới, khắc phục tình trạng lạm dụng quỹ Bảo hiểm y tế, tình trạng trốn đóng Bảo hiểm xã hội và nâng cao công tác phối hợp chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên quan với Bảo hiểm xã hội...

Theo báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới, thời gian nộp thuế, nộp Bảo hiểm xã hội năm 2019, Việt Nam đứng thứ 179/180; tăng 22 bậc so với 2018. Thủ tướng cho rằng kết quả tuy tiến bộ nhưng cần phải tiếp tục cải thiện. Trong khi đó mức đóng Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam đang ở mức cao so với khu vực, tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam cũng cao trong khu vực ASEAN. Một điều quan trọng cần lưu ý là công cuộc thực hiện cải cách Bảo hiểm xã hội đang được thực hiện trong bối cảnh không ít khó khăn thách thức về kinh tế xã hội, nguồn lực còn hạn hẹp, thu nhập của người dân còn thấp; tỷ lệ lao động ở khu vực phi chính thức ở mức cao; việc điều chỉnh một số chế độ Bảo hiểm xã hội qua nhiều giai đoạn tạo ra những bất hợp lý nhất định; áp lực của già hóa dân số đối với hệ thống Bảo hiểm xã hội rất lớn; tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi nhanh về cơ cấu lao động và quan hệ lao động.

Để Bảo hiểm xã hội thực sự trở thành trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội của đất nước, Thủ tướng đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các bộ, ngành liên quan cần quán triệt quan điểm lớn về Nghị quyết 28 của Trung ương về chính sách Bảo hiểm xã hội để đạt được những thắng lợi mục tiêu đề ra.

Thứ nhất, phát triển hệ thống chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế, huy động các nguồn lực xã hội theo truyền thống tương thân tương ái của dân tộc, hướng tới bao phủ toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội, kết hợp hài hòa theo nguyên tắc đóng hưởng công bằng, bình đẳng chia sẻ bền vững.

Thứ hai, cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, kết hợp hài hòa giữa kế thừa ổn định với đổi mới phát triển, và phải đặt trong mối tương quan giữa đổi mới phát triển các chính sách xã hội khác. Nhất là thu nhập, trợ cấp xã hội cho người dân phải nâng cao hơn.

Thứ ba, tổ chức thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội bảo đảm tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và sự hài lòng của người dân, cũng như các chủ thể tham gia Bảo hiểm xã hội.

Thứ tư, phải phát triển tổ chức hệ thống chính sách Bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp cho đến người dân.

Chính sách - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội vừa cấp bách, vừa lâu dài (Hình 3).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng Cờ Thi đua của Chính phủ cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Thủ tướng yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải xác lập chiến lược phát triển để trở thành một thiết chế hiện đại, hiệu quả gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối, liên thông trong thực thi chính sách. Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải là mô hình đi đầu trong việc bảo đảm sự hài lòng của người dân, không ngừng củng cố niềm tin của người lao động.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội theo hướng tích hợp để quản lý tập trung, thống nhất, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm công bằng, bền vững, bám sát các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tiếp tục mở rộng độ bao phủ bảo hiểm y tế; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành; liên thông giải quyết thủ tục hành chính trên Trục dữ liệu Quốc gia góp phần xây dựng thành công Chính phủ điện tử.

Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng trao tặng Cờ thi đua của Chính phủ cho Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một trong những đơn vị xuất sắc trong thi đua năm 2019.

Theo TTXVN

Đóng BHXH tự nguyện bao lâu thì được nhận lương hưu?

Thứ 7, 15/02/2020 | 08:00
Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH tự nguyện) là loại hình bảo hiểm được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng. Vậy phải đóng bao lâu thì được nhận lương hưu?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị

Thứ 6, 14/02/2020 | 17:03
Ngày 14/2, tại trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị cho ý kiến chỉ đạo hoàn thiện một bước các dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, gửi xin ý kiến đại hội đảng bộ cơ sở.

Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ

Thứ 6, 14/02/2020 | 17:02
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 235/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1527/QĐ-TTg ngày 1/8/2016 về việc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tiền lương tính đóng BHXH bắt buộc năm 2020 thay đổi như thế nào?

Thứ 7, 08/02/2020 | 08:00
Tăng lương cơ sở, tăng lương tối thiểu vùng không chỉ thay đổi mức lương hiện hưởng mà còn ảnh hưởng khá nhiều tới mức đóng BHXH của người lao động. Vậy mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2020 sẽ thay đổi như thế nào?
Cùng tác giả

Thương nhớ Cô My!

Thứ 6, 13/03/2020 | 13:00
Cô My “sập giường” đã tỉnh chưa, nổi tiếng kiểu này hình như không ổn lắm.

Đẹp-Độc-Lạ: Sợi dây chuyền nghìn tỷ "hồi sinh" từ trong đống rác

Thứ 7, 15/02/2020 | 13:00
Cho đến nay, câu chuyện tìm thấy viên kim cương nghìn tỷ trong sợ dây chuyền đắt nhất thế giới L'Incomparable vẫn chứa đựng nhiều bí ẩn.

Tết, khi chúng ta đi tìm căn cước của đời mình

Thứ 3, 21/01/2020 | 07:15
Dù 8km hay 8000km, dù gần hay xa, nhưng chỉ cần thấy hương vị Tết, những đứa con ở khắp mọi miền đều giũ bỏ bụi đường quay về với nơi được gọi là nhà.

Vòng chung kết U23: Đừng biến kì vọng thành thứ tình cảm cực đoan

Thứ 6, 10/01/2020 | 07:30
Hào quang không dễ đến, chiến thắng khó tìm, là người hâm mộ đừng biến kì vọng thành thứ tình cảm cực đoan mang tên áp lực làm chùn chân các cầu thủ trẻ.

Nghệ sĩ dùng chất gây nghiện: Xúc tác thăng hoa hay thiếu nền tảng giáo dục?

Thứ 5, 02/01/2020 | 09:17
Chất kích thích liệu có phải là đôi cánh để giúp nghệ sĩ thăng hoa hơn trong nghệ thuật?
Cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo sớm nâng cấp các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:24
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT cùng các bộ có liên quan phải sớm hoàn thiện và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc.

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:11
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu các địa phương tổ chức tiêm phòng đồng loạt các vắc-xin, nhất là vắc-xin lở mồm long móng.

2 nhóm người được tăng lương cao hơn so với mặt bằng chung từ 1/7/2024

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:30
Khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, đối tượng nào được tăng lương cao hơn so với mặt bằng chung?

Địa phương nào có thể được tăng lương tối thiểu vùng đến 21%?

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:59
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Bộ GTVT đề xuất quy định mới liên quan đến đăng kiểm xe ô tô

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:31
Bộ GTVT đề xuất ô tô mất tem hoặc giấy chứng nhận kiểm định phải trình báo và có xác nhận của cơ quan công an mới được cấp lại.
     
Nổi bật trong ngày

Bộ GTVT đề xuất quy định mới liên quan đến đăng kiểm xe ô tô

Thứ 5, 28/03/2024 | 07:31
Bộ GTVT đề xuất ô tô mất tem hoặc giấy chứng nhận kiểm định phải trình báo và có xác nhận của cơ quan công an mới được cấp lại.

Thủ tướng chỉ đạo sớm nâng cấp các tuyến cao tốc quy mô 2 làn xe

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:24
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT cùng các bộ có liên quan phải sớm hoàn thiện và ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc.

Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng

Thứ 5, 28/03/2024 | 15:11
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến yêu cầu các địa phương tổ chức tiêm phòng đồng loạt các vắc-xin, nhất là vắc-xin lở mồm long móng.

Điều khiển xe chạy dưới tốc độ quy định bị xử phạt thế nào?

Thứ 4, 27/03/2024 | 10:47
Không chỉ điều khiển xe vượt quá tốc độ quy định, xe chạy dưới tốc độ quy định cũng có thể bị xử phạt.

Địa phương nào có thể được tăng lương tối thiểu vùng đến 21%?

Thứ 5, 28/03/2024 | 10:59
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.