Thương mại Việt Nam - Mỹ mở rộng sẽ thu hút dòng vốn lớn vào TTCK

Trần Thu Thảo

Trần Thu Thảo

Thứ 6, 27/05/2022 09:16

Việt Nam đang trên lộ trình được xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi, việc này sẽ giúp thu hút lượng lớn dòng vốn đầu tư chủ động vào TTCK Việt Nam.

Nâng hạng thị trường sẽ thu hút vốn đầu tư chủ động

Tại Tại Talkshow Chọn Danh mục, bà Trần Khánh Hiền cho biết thực tế dòng vốn từ Mỹ vào Việt Nam vẫn nhỏ. Trong bối cảnh từ khi có dịch Covid-19, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu bán ròng. "Đây là xu thế chung với các thị trường trong khu vực. Điểm khởi sắc trong 4 tháng gần đây là nhà đầu tư ngoại quay lại mua ròng. Theo số liệu, 4 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua việc góp vốn, mua lại cổ phần khoảng 22 triệu USD", bà Hiền thông tin. 

"Tôi có niềm tin là khi dòng vốn FDI tăng mạnh thì chắc chắn chắn dòng vốn theo sau đó vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tăng. May mắn là Việt Nam có sự hiện diện của các quỹ đầu tư lớn của Mỹ từ lâu, họ đầu tư vào những doanh nghiệp hàng đầu như Masan, Vingroup, Vinhomes… gần đây chuyển hướng sang đầu tư vào các doanh nghiệp startup trong lĩnh vực thương mại điện tử hoặc giáo dục", bà Trần Khánh Hiền cho hay. 

Bà Hiền cũng cho biết, hầu hết các thương vụ của họ đều là những thương vụ thành công, sẽ tạo tiền đề để thu hút sự chú ý của các quỹ đầu tư khác. 

Theo bà Hiền, Việt Nam đang trên lộ trình được xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi của 2 tổ chức xếp hạng MSCI và FTSE Russell. "Việc được nâng hạng ở 2 bộ chỉ số cũng sẽ giúp thị trường có tiếng nói hơn đối với các nhà đầu tư từ Mỹ. Bên cạnh đó, cũng sẽ giúp thu hút lượng lớn dòng vốn đầu tư chủ động", bà Hiền nói. 

Tài chính - Ngân hàng - Thương mại Việt Nam - Mỹ mở rộng sẽ thu hút dòng vốn lớn vào TTCK

Bà Trần Khánh Hiền cho rằng khi dòng vốn FDI tăng mạnh thì chắc chắn chắn dòng vốn theo sau đó vào thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tăng.

Bà Trần Khánh Hiền nhận định, thị trường Mỹ rất thích câu chuyện về mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam. Bà Hiền chỉ ra, Việt Nam là thị trường có tới 100 triệu dân, quy mô lớn... "Tuy nhiên, thời điểm này thị trường vẫn tương đối nhỏ trong khi các thương vụ của quỹ đầu tư Mỹ đều có giá trị lớn hơn các nước khác", bà nói. 

Giám đốc phân tích VNDirect nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam về mặt thanh khoản, quy mô đều tương đối nhỏ so với thói quen đầu tư của nhà đầu tư Mỹ. "Đây là điểm kỳ vọng tương lai, khi thị trường đã nâng hạng sẽ cải thiện về thanh khoản, sự minh bạch trong công bố thông tin để thu hút dòng vốn chủ động", bà hiền nói.

Những nhóm ngành được hưởng lợi

Trước câu hỏi liệu nhà đầu tư có nên giải ngân giai đoạn này không, bà Trần Khánh Hiền cho rằng thị trường chứng khoán vẫn được hỗ trợ bởi bối cảnh vĩ mô tốt, Việt Nam là điểm sáng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, theo ướng tính năm 2022, các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ tăng trưởng 23% về lợi nhuận.

Bà Hiền cũng lưu ý một số yếu tổ tiêu cực như thị trường Việt Nam đang trong thời kỳ "chao đảo" do ảnh hưởng từ thị trường quốc tế giảm điểm, lạm phát làm gia tăng áp lực lên lãi suất, dẫn đến số nhà đầu tư lựa chọn thị trường chứng khoán là kênh đầu tư đã giảm đi.

"Tuy nhiên, tôi cho rằng định giá đã đã hấp dẫn so với chính diễn biến thị trường những năm gần đây, cũng như quy mô, độ tăng trưởng thị trường Việt Nam đã khởi sắc so với khu vực", bà Hiền nói.

Bà Hiền lưu ý một số ngành được hưởng lợi khi thương mại Việt Nam - Mỹ được mở rộng.

Thứ nhất là dệt may. Bà Hiền cho biết ngành dệt may đạt mức tăng trưởng cao nhất 10 năm trở lại đây, khi tăng 25% trong quý I/2021. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may nhận được đủ đơn hàng từ giờ đến cuối năm sang Mỹ

Thứ hai là đồ gỗ. Theo đó, Mỹ chiếm hơn 50% tỉ trọng xuất khẩu gỗ của Việt Nam, quý I/2022 cũng tăng trưởng 5%.

Tiếp theo là ngành thuỷ sản, chủ yếu là cá tra. Nói đến Thủy sản, Mỹ luôn là một trong những thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng 2 con số. Tiềm năng từ nhóm ngành này rất nhiều. 

Nhóm ngành dịch vụ cũng bị ảnh hưởng nặng nhất thời gian qua. "Sau dịch, chúng tôi thấy sự phục hồi mạnh. Sắp tới, du lịch nội địa phát triển và việc mở cửa lại bầu trở giúp các chuyến bay quốc tế được kết nối trở lại, dịch vụ sẽ là một trong những ngành trụ cột hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế", bà Hiền nói.

Triển vọng tốt từ nhóm bất động sản khu công nghiệp

Đặc biệt, bà Hiền lưu ý đến triển vọng của nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp. Thị trường bất động sản giai đoạn 2022-2023 sẽ được định hình bởi 3 xu hướng chính.

Thứ nhất, theo Giám đốc phân tích VNDirect, đây là nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp nhất khi dòng vốn FDI dịch chuyển từ Mỹ đến Việt Nam, mong muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam. "Họ muốn đa dạng hóa bằng cách tìm một điểm đến khác ngoài Trung Quốc. Trong khi đó, chính sách thuế của Việt Nam đang hấp dẫn so với các nước trong khu vực cùng đội ngũ nhân công lành nghề và cơ sở hạ tầng đang phát triển", bà nói.

Tài chính - Ngân hàng - Thương mại Việt Nam - Mỹ mở rộng sẽ thu hút dòng vốn lớn vào TTCK (Hình 2).

Bất động sản khu công nghiệp hưởng lợi trực tiếp nhất khi dòng vốn FDI dịch chuyển từ Mỹ đến Việt Nam.

Những yếu tố này theo bà Hiền sẽ thu hút dòng vốn FDI mới. Ngoài ra, chính các doanh nghiệp đã đầu tư sẵn ở Việt Nam từ trước đó cũng đưa ra những cam kết mạnh mẽ về mong muốn mở rộng sản xuất như SamSung, LG... "Họ sẽ dịch chuyển dần dây chuyển sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, bà nói. 

Thứ hai là xu hướng đầu tư công - không chỉ hỗ trợ bất động sản khu dân cư mà còn hỗ trợ lớn bất động sản khu công nghiệp. Bà Hiền dẫn số liệu, theo định hướng của Bộ Giao thông vận tải, 2025 sẽ có khoảng 3.000 km đường cao tốc. Hiện mục tiêu Chính phủ tập trung vào 13 dự án thành phần của cao tốc Bắc - Nam. Khi hoàn thiện dự án giao thông sẽ kết nối được nhiều khu công nghiệp thành 1 vòng tròn khép kín từ giao thông, cảng biển, khu cong nghiệp, cảng hàng không.

"Điều này giúp một số điểm khu vực mới nổi về bất động sản khu công nghiệp trở thành điểm nóng, điểm sáng hơn. Năm nay, khu công nghiệp hiện tập trung Bình Dương, Bắc Ninh nhưng gần đây nổi lên Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - đây đều là điểm sáng thu hút thêm khu công nghiệp mới. 

Thời gian dịch Covid-19, bất chấp nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc di chuyển sang Việt Nam để xem xét tình hình, ký hợp đồng, bà Hiền cho biết mảng bất động sản khu công nghiệp vẫn ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ khi tỉ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp lên đến gần 90%, và hầu hết ở các vùng miền đều ghi nhận sự tăng trưởng về tỉ lệ lấp đầy cũng như tăng trưởng về giá cho thuê. Trung bình năm 2021 giá cho thuê tăng trên 10%, có những điểm tăng nóng lên đến 15% như Vũng Tàu. 

"Năm 2022, khi mà việc giao thương đi lại được kết nối, làn sóng FDI vào Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong quý cuối năm 2022", bà Hiền nói.

Xu hướng thứ ba là nhà kho và nhà xưởng xây dựng sẵn. "Xu hướng này tuy nhỏ nhưng đang có sự tăng trưởng mạnh do nhu cầu lưu trữ, kho bãi... trong bối cảnh thương mại điện tử tăng mạnh", bà nói. Theo bà Hiền, doanh nghiệp được hưởng lợi là các doanh nghiệp có sẵn quỹ đất càng nhiều và có khả năng chuyển đổi và đưa vào cho thuê lượng lớn lượng đất. "Tỉ lệ lấp đầy gần 90% tức cầu đang vượt khá xa cung. Doanh nghiệp nào có quỹ đất ở địa điểm tăng trưởng tốt về mặt giao thông hạ tầng cũng sẽ có sự phát triển vượt trội hơn", bà Hiền nhấn mạnh.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.