Thủy đậu bội nhiễm là gì?
Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoter gây ra, dễ lan rộng ra cộng đồng qua đường hô hấp, thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ nốt phỏng hoặc gián tiếp qua những vật dụng như: quần áo, chăn màn, cốc uống nước, giường chiếu...
Bội nhiễm là một biến chứng điển hình của bệnh thủy đậu. Chính vì vậy mới có tên gọi là thủy đậu bội nhiễm. Khi bị thủy đậu bội nhiễm sẽ khiến hình thành sẹo lõm trên da gây mất thẩm mỹ.
Thủy đậu nếu đến giai đoạn bội nhiễm sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Các mụn nước tiết dịch màu vàng, có mủ, phù nề trên da.
- Vùng da có các nốt mụn nước bội nhiễm đau rát, ngứa ngáy, ửng đỏ.
- Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, loét trên da do vết thương vỡ.
- Nếu để lâu có thể xuất hiện tình trạng nhiễm trùng toàn thân, trường hợp nặng sẽ tiềm ẩn nguy cơ tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
- Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, sụt cân, sốt nhẹ,…
- Có thể lở loét dẫn đến hoại tử nếu không vệ sinh da sạch sẽ. Một số trường hợp có thể dẫn đến viêm phổi, viêm cầu thận cấp, viêm não,… nguy hiểm tới tính mạng.
Đặc biệt, thủy đậu bội nhiễm khi điều trị khỏi sẽ để lại sẹo sâu khó lành trên các vùng da bị tổn thương, ảnh hưởng tới thẩm mỹ, nhất là với phụ nữ. Thời gian để khỏi bệnh của mỗi người khác nhau. Với những người khỏe mạnh chỉ mất khoảng 10 - 15 ngày để hồi phục. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch kém và không chăm sóc da cẩn thận, thời gian lành bệnh sẽ lâu hơn.
Điều trị thủy đậu bội nhiễm ra sao?
Khi nốt thuỷ đậu bị nhiễm trùng, mưng mủ, người bệnh cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
Thông thường, bác sĩ sẽ cho người bệnh bị thủy đậu bội nhiễm uống kháng sinh và sử dụng thuốc bôi đặc trị để vết thương nhanh lành, ngăn ngừa lây lan, giảm tác dụng xấu cho cơ thể.
Bên cạnh đó, để nâng cao sức khỏe trong thời gian bị thuỷ đậu, người bệnh cần lưu ý:
- Cắt gọn gàng móng tay, hạn chế cào, gãi để không làm vỡ các nốt thủy đậu.
- Tuyệt đối không tự ý xông lá theo kinh nghiệm dân gian nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng bằng khăn mềm và nước ấm để loại bỏ các vi khuẩn trên da. Không nên nghe theo quan niệm kiêng nước trong thời gian bị thuỷ đậu vì sẽ khiến cơ thể tích tụ nhiều vi khuẩn, tăng nguy cơ nhiễm trùng nốt thủy đậu.
- Mặc quần áo rộng rãi, chất liệu mềm thấm hút mồ hôi để giảm ma sát vào các nốt mụn nước.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như cốc chén, bát đũa, giường chiếu, chăn màn… Người bệnh cần được ở phòng riêng thoáng đãng trong suốt thời gian điều trị để tránh lây nhiễm cho người thân.
Sử dụng gel Subạc giúp làm sạch da, kháng khuẩn, ngăn ngừa sẹo thủy đậu
Để ngăn ngừa thủy đậu bội nhiễm nói riêng và những biến chứng nguy hiểm của thủy đậu nói chung, đồng thời giúp bệnh mau lành, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm gel bôi Subạc với thành phần gồm nano bạc, dịch chiết neem.
Subạc là giải pháp hiệu quả giúp làm sạch da, kháng khuẩn, chăm sóc và bảo vệ da, làm dịu da khi thủy đậu, bỏng, bị rôm sảy, mụn nhọt, zona, herpes, viêm da, bị sưng tấy do côn trùng đốt/ muỗi đốt; góp phần kích thích tái tạo tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo.
Gel Subạc giúp kháng khuẩn, làm dịu da, chăm sóc và bảo vệ da
Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp uống cốm thảo dược Subạc có thành phần từ cao lá neem, cao bạch chỉ, cao nhọ nồi, cao lá xoài, cao tạo giác thích… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm các triệu chứng và nguy cơ mắc các biểu hiện do virus, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng khi bị thủy đậu.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về thủy đậu bội nhiễm. Để ngăn ngừa biến chứng thủy đậu, người bệnh cần duy trì một lối sống lành mạnh kết hợp dùng bộ đôi sản phẩm Subạc “Hết sởi, thủy đậu, zona - Sạch tay chân miệng, làn da mịn màng” mỗi ngày!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Anh Thư