Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 2021, những tháng đầu 2022 rất chậm

Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 2021, những tháng đầu 2022 rất chậm

Hoàng Thị Bích
Thứ 6, 13/05/2022 | 15:28
0
Đa số ý kiến Ủy ban TCNS cho rằng, cần tính toán kỹ khả năng hấp thụ vốn, không để tình trạng bổ sung vốn nhưng không bảo đảm tiến độ giải ngân số vốn tăng thêm...

Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 11, sáng 13/5 Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc bổ sung kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương trong nước năm 2022 cho các bộ, ngành, địa phương.

Thẩm tra Tờ trình của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, việc Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự toán vốn đầu tư công năm 2022 cho các dự án đã có trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn (KHĐTCTH) giai đoạn 2021-2025 nhằm mục đích “điều hòa” giữa nguồn vốn KHĐTCTH và nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (Chương trình) là phù hợp về thẩm quyền theo Nghị quyết số 43.

Tiêu điểm - Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 2021, những tháng đầu 2022 rất chậm

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường.

Tuy nhiên, tại Tờ trình này, Chính phủ mới trình số bổ sung dự toán năm 2022 là 18.349,447 tỷ đồng, chưa trình Danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là chưa đầy đủ, chưa kịp thời, thiếu đồng bộ. Do đó, đề nghị Chính phủ cần khẩn trương hoàn thiện, trình UBTVQH xem xét, quyết định danh mục dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình.

Về phương thức thực hiện điều hòa vốn, Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) cho rằng, việc “điều hòa” nguồn vốn Chương trình để bổ sung cho các dự án trong KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025 sử dụng trước nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân của các dự án đã đủ thủ tục đầu tư, có khả năng triển khai, giải ngân trong 2 năm 2022-2023; đồng thời, dành phần vốn KHĐTCTH cho các dự án trong Chương trình sử dụng vào các năm sau tạo dư địa để triển khai thực hiện các dự án thuộc Chương trình theo Nghị quyết số 43.

Việc điều hòa này đảm bảo sử dụng nguồn vốn linh hoạt, hiệu quả và khả thi. Trong khi danh mục dự án sử dụng vốn của Chương trình chưa được hoàn thiện, có thể xem xét việc điều hòa, bổ sung vốn cho các dự án đang triển khai thực hiện để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành dự án và đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 rất chậm. Đa số ý kiến Ủy ban TCNS cho rằng, cần tính toán kỹ khả năng hấp thụ vốn, không để tình trạng bổ sung vốn nhưng không bảo đảm tiến độ giải ngân số vốn tăng thêm, phải chuyển nguồn, kéo dài sang năm sau, sử dụng vốn không hiệu quả.

Tiêu điểm - Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 2021, những tháng đầu 2022 rất chậm (Hình 2).

Toàn cảnh phiên họp.

Về nguyên tắc, tiêu chí bổ sung vốn, Ủy ban TCNS thấy rằng, cơ bản các nguyên tắc, tiêu chí rà soát theo Tờ trình của Chính phủ đã bảo đảm phù hợp với nguyên tắc, tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết số 4. Bên cạnh đó, Ủy ban TCNS nhấn mạnh việc đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau: Ưu tiên các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước sang để nhanh chóng hoàn thành dứt điểm các dự án; Phân bổ vốn các dự án có trong KHĐTCTH đã và đang triển khai thực hiện, có tiến độ giải ngân tốt, có khả năng hoàn thành trong 2 năm 2022-2023; Không bổ sung vốn cho các dự án hoàn thành sau năm 2025; Không bổ sung vốn cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân giao hết vốn kế hoạch năm 2022;…

Về mức vốn đề nghị bổ sung, Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ khẩn trương rà soát hoàn thiện Danh mục dự án sử dụng nguồn vốn của Chương trình, báo cáo UBTVQH xem xét, cho ý kiến.

Về danh mục dự án cụ thể, Ủy ban TCNS nhất trí bổ sung vốn đối với các dự án để thu hồi tạm ứng, bố trí bổ sung vốn cho các dự án có khả năng giải ngân vốn, hoàn thành trong năm 2022-2025 (255 dự án). Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, bổ sung đủ vốn cho 26 dự án trước đây dự kiến hoàn thành trong năm 2023 để các dự án này hoàn thành đi vào sử dụng ngay trong năm 2022, 2023.

Đồng thời, đề nghị rà soát để bổ sung đủ 100% vốn dự kiến bố trí trong KHĐTCTH giai đoạn 2021-2025 đối với 01 dự án hoàn ứng, 03 dự án hoàn thành trong năm 2022. Theo đó, bổ sung tăng thêm vốn cho 04 dự án; đề nghị không bổ sung vốn cho các dự án hoàn thành sau năm 2025; đề nghị Chính phủ rà soát, báo cáo số liệu chính xác đối với trường hợp dự án sau khi bổ sung đã vượt tổng mức vốn KHĐTCTH của NSTW.

Thảo luận tại Phiên họp, các ý kiến cho rằng, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có bổ sung thêm vốn đầu tư cho năm 2022, 2023 từ nguồn bội chi, đồng thời cho phép điều hòa nguồn vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 về nguồn vốn đầu tư công của chương trình.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng giao Chính phủ rà soát, hoàn thiện danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn của chương trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi phân bổ.

Tuy nhiên, hiện nay Chính phủ chưa trình được Danh mục các dự án của chương trình để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn theo nguyên tắc điều hòa vốn trong Nghị quyết 43 của Chính phủ. Do đó, đề nghị bổ sung Kế hoạch vốn từ nguồn vốn đầu tư của chương trình là 18.349 tỷ đồng để phân bổ cho các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cần đẩy nhanh tiến độ hoặc có khả năng giải ngân ngay và thu hồi vốn ứng trước, ..

Một số ý kiến đề nghị Chính phủ cần rà soát, có cam kết giải ngân hết số vốn được bổ sung trong năm 2022. Các bộ, ngành trung ương, các địa phương được bổ sung vốn phải là các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương đã phân bổ hết kế hoạch vốn vào năm 2022. Các dự án được bổ sung vốn phải hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025.

Tiêu điểm - Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 2021, những tháng đầu 2022 rất chậm (Hình 3).

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, về đề nghị điều hòa vốn cần phải thực hiện cùng với việc quyết định Danh mục các dự án sử dụng vốn của chương trình phục hồi. Vì vậy, đề nghị Chính phủ trình đồng thời hai nội dung để Ủy ban Thường vụ Quốc hội có đầy đủ căn cứ xem xét, quyết định. Đồng thời, cần tiếp tục rà soát lại, nhất là những dự án có thể thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của năm 2022, tránh đầu tư manh mún, phân tán, dàn trải,...

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, chỉ xem xét, quyết định những vấn đề đã đủ điều kiện, đủ căn cứ, đối với những nội dung chưa đạt yêu cầu dù cấp bách vẫn phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

14 nội dung quan trọng được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp thứ 11

Thứ 4, 11/05/2022 | 10:52
Sáng ngày 11/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp.

Khai mạc phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thứ 5, 14/04/2022 | 12:35
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về các nội dung quan trọng chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 3.

Cà Mau: Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành quy định về quy hoạch cán bộ

Thứ 4, 23/03/2022 | 14:42
Tỉnh ủy Cà Mau vừa ban hành quy định về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trong đó, chức danh chủ chốt các cấp phải có cán bộ nữ, cán bộ trẻ.
Cùng tác giả

Để Luật Đất đai sớm đi vào cuộc sống

Thứ 7, 04/05/2024 | 20:35
Luật Đất đai 2024 đã được xây dựng trên nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu trung gian...

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ thực hiện cải cách tiền lương

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:56
Để thực hiện chính sách cải cách tiền lương, thời gian qua Bộ Nội vụ đã chủ động phối hợp với các Bộ tập trung xây dựng 5 hệ thống thang bảng lương.

Du lịch phục hồi mạnh, khách quốc tế 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt

Thứ 7, 04/05/2024 | 18:55
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn thông tin Kkinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 4 tháng tăng 3,93%

Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái đã khai báo với thái độ thành khẩn

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:44
Trung tướng Tô Ân Xô cho biết, bị can mới nhất trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Thuận An là Dương Văn Thái - Nguyên Bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.

Bắt nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng

Thứ 7, 04/05/2024 | 17:39
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam ông Mai Tiến Dũng - Nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
Cùng chuyên mục

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:33
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.

Thủ tướng: Thanh, kiểm tra ngay thị trường và DN kinh doanh vàng miếng

Thứ 6, 03/05/2024 | 09:57
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp vàng, cửa hàng mua bán vàng miếng.

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Thứ 5, 02/05/2024 | 18:16
Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của UBTVQH và Quốc hội. 

Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Thứ 4, 01/05/2024 | 21:57
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả và gửi lời thăm hỏi, động viên gia đình, các nạn nhân vụ nổ lò hơi làm 6 người tử vong tại Đồng Nai.

Ngày 2/5, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

Thứ 4, 01/05/2024 | 10:54
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV xem xét nội dung về công tác nhân sự.
     
Nổi bật trong ngày

Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế gửi thư ngỏ tới Tòa phúc thẩm Paris vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga

Thứ 7, 04/05/2024 | 08:33
Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế khẳng định cam kết sẽ sát cánh cùng các nạn nhân bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam cho đến khi họ đòi được công lý.