Tiền gửi của người dân vào ngân hàng ngày càng thấp

Tiền gửi của người dân vào ngân hàng ngày càng thấp

Trần Thu Thảo

Trần Thu Thảo

Thứ 7, 05/03/2022 16:30

Năm 2021 đánh dấu năm đầu tiên số dư tiền gửi ngân hàng của nhóm khách hàng doanh nghiệp nhiều hơn nhóm khách hàng cá nhân.

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế đến cuối năm 2021 đã đạt trên 13,4 triệu tỷ đồng, tăng 10,66% so với cuối năm 2020. Trong đó, tăng trưởng huy động vốn ghi nhận ở mức 9,24%, tích cực hơn so với năm liền trước.

Bức tranh trái chiều giữa tiền gửi của người dân và TCKT

Tính đến hết năm 2021, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng lên tới 15,7% so với cùng kỳ, đạt hơn 5,645 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ nhóm dân cư chỉ ở mức thấp, khoảng 3,08% so với một năm trước, đạt hơn 5,3 triệu tỷ đồng. Nhiều năm qua, Ngân hàng Nhà nước đều ghi nhận lượng tiền gửi của người dân ở mức cao hơn tiền gửi của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, năm 2021 điều này đã thay đổi.

Cụ thể, trước đây, chênh lệch giữa tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân thường nhiều hơn nhóm khách hàng doanh nghiệp hàng trăm nghìn tỷ đồng. Thậm chí, giai đoạn năm 2017-2018, chênh lệch lên tới hơn 1 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên, kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, chênh lệch này đã ghi nhận giảm. Năm 2019, chênh lệnh là 867.151 tỷ đồng, tương ứng giảm khoảng 16% so với năm liền trước. Đến năm 2020, chênh lệch tiếp tục giảm hơn 60% xuống còn 263.891 tỷ đồng. Và đến năm 2021, số dư tiền gửi ngân hàng của nhóm khách hàng cá nhân đã ít hơn 344.855 tỷ đồng so với nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Năm 2020, tăng trưởng số dư tiền gửi của người dân cũng đã giảm gần một nửa so với giai đoạn 2018-2019. Đến năm 2021, số dư tiền gửi của người dân tại các ngân hàng tăng hơn 158.600 tỷ đồng - mức này cũng chỉ gần đạt một nửa so với số tăng thêm trong năm 2020 trước đó. 

Ở chiều ngược lại, tăng trưởng tiền gửi của các doanh nghiệp lại tăng liên tục trong 4 năm qua và tăng cao từ năm 2020. Giai đoạn từ năm 2018-2019, lượng tiền tăng là 621.279 tỷ đồng. Nhưng đến giai đoạn 2019-2020, lượng tiền tăng lên tới 915.236 tỷ đồng, tương ứng hơn 23%. Trong năm gần nhất, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tiếp tục tăng 767.367 tỷ đồng, tương ứng tăng hơn 15% so với năm liền trước. 

Như vậy, 2021 đánh dấu năm đầu tiền lượng tiền gửi của người dân thấp hơn các tổ chức kinh tế.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính cho rằng mức tăng thấp của lượng tiền gửi dân cư vào ngân hàng có thể được lý giải do hai nguyên nhân chính là lãi suất tiết kiệm ngày một thấp và thu nhập của nhiều người bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. Mức lãi suất ngân hàng năm 2021 hạ xuống khiến người dân không còn mặn mà với gửi tiền vào ngân hàng như trước. Khi mặt bằng lãi suất huy động ở mức thấp, người dân sẽ chuyển sang các kênh đầu tư khác như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản…

Tài chính - Ngân hàng - Tiền gửi của người dân vào ngân hàng ngày càng thấp

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng mức tăng thấp của lượng tiền gửi dân cư vào ngân hàng có thể được lý giải do hai nguyên nhân chính là lãi suất tiết kiệm ngày một thấp và thu nhập của nhiều người bị ảnh hưởng do dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)

Lãi suất tháng 3/2022: Tiếp tục tăng nhẹ

Nhằm đề phòng rủi ro thanh khoản, hiện nhiều ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh biểu lãi suất huy động theo hướng tăng nhẹ để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong cư dân.

Cụ thể, trong tháng 3/2022, lãi suất huy động tại một số ngân hàng thương mại cổ phần biến động theo chiều hướng tăng so thời điểm đầu năm ở một số kỳ hạn.

Tại ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) lãi suất huy động đã được điều chỉnh tăng từ 0,15-0,2%/năm, tùy từng kỳ hạn. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng của SCB lần lượt ở mức 4%/năm, 5,9%/năm, 7%/năm, 7%/năm. Riêng với số tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên và kỳ hạn gửi 13 tháng, SCB niêm yết lãi suất tiết kiệm lên tới 7,6%/năm. Đây cũng được xem là mức lãi suất cao nhất thị trường hiện tại.

Tại VPBank, lãi suất tiết kiệm cũng được điều chỉnh tăng tại kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng. Cụ thể, lãi suất 6 tháng được niêm yết ở mức 4,8%/năm, tương ứng tăng 0,3% so với trước đó, 12 tháng là 5,6%/năm, tăng 0,6%. Đặc biệt, với mức tiền gửi trên 50 tỷ đồng với kỳ hạn gửi là 12 tháng, VPBank sẽ áp dụng mức lãi suất lên tới 6,4%/năm.

Techcombank cũng áp dụng lãi suất 7,1%/năm cho khách hàng gửi từ 999 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 12 tháng và cam kết không được tất toán trước hạn. Tại MSB, với số tiền gửi tiết kiệm lên tới 500 tỷ đồng, kỳ hạn 12 tháng sẽ được hưởng lãi suất 7%/năm.

Ngân hàng nào hút nhiều tiền gửi tiết kiệm nhất năm 2021?

Còn tại nhóm ngân hàng có vốn nhà nước như Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank, lãi suất tiếp kiệm tháng 3 không có sự thay đổi so với đầu năm. Các ngân hàng này đồng loạt có mức lãi suất cao nhất là 5,5-5,6%/năm cho kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Theo báo cáo của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), chênh lệch tăng trưởng giữa tín dụng và huy động có thể tạo áp lực lên các ngân hàng trong nửa cuối năm nay. Theo đó, các ngân hàng phải tiếp tục giảm chi phí để cân đối bài toán kinh doanh và thực hiện chủ trương giảm lãi suất cho vay thêm 0,5-1%/năm.

Còn theo SSI Research, trong năm 2022, tỉ lệ chênh lệch số dư tiền gửi ngân hàng của dân cư và tổ chức kinh tế sẽ được cải thiện khi mặt bằng lãi suất huy động có thể đã chạm đáy và dự kiến tăng nhẹ trong nửa cuối năm nay, mức tăng vào khoảng 0,2-0,25%.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.