Tiết lộ những nước cờ của TT Putin với Iran tại Syria

Tiết lộ những nước cờ của TT Putin với Iran tại Syria

Trần Danh Tuyên
Thứ 4, 11/07/2018 | 15:46
0
Trong cuộc gặp với Tổng thống Trump sắp tới tại Helsinki, chắc chắn Tổng thống Nga Putin sẽ không để Iran chịu thiệt.

Ngày 16/7 tới, Thủ đô Helsinki của Phần Lan sẽ là nơi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trong quá trình chuẩn bị cho sự kiện này, nhiều chuyên gia và các trang tin đã đưa ra những dự đoán về các chủ đề sẽ được thảo luận trong chương trình làm việc của hai vị nguyên thủ.

Tiết lộ những nước cờ của TT Putin với Iran tại Syria

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp nhau tại Helsinki vào 16/7 tới.

Mặc dù chi tiết chưa được thông báo, song có một điều mà chắc chắn sẽ xuất hiện trong các phiên thảo luận đó là khủng hoảng Syria và triển vọng hợp tác giữa Nga và Mỹ nhằm giải quyết các xung đột trong cuộc chiến.

Hôm 1/7, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho hay một phần quan trọng trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh Trump-Putin là Mỹ sẽ yêu cầu Nga đẩy Iran ra khỏi Syria.

Theo ông Bolton, Washington đã chấp nhận sự hiện diện của ông Assad ở cương vị người đứng đầu nhà nước Syria và giờ chỉ muốn tập trung vào việc thuyết phục Moscow cắt đứt quan hệ với Tehran ở Syria.

Nếu được Nga đáp ứng, phía Tổng thống Trump sẵn sàng rút quân Mỹ ra khỏi lãnh thổ Syria cũng như giúp đỡ chính quyền Damascus tái chiếm toàn bộ vùng phía Nam gần biên giới Jordan.

Trước những thông tin trên, báo chí Iran nhanh chóng đưa ra suy đoán rằng Nga sắp “phản bội” Iran và sử dụng Tehran làm lá bài mặc cả để đạt được thỏa thuận với Mỹ.

Tuy nhiên, phản ứng của Moscow trước những suy đoán trên tương đối bất ngờ.

Nga đã dần đi ngược lại những tuyên bố trước đây cho rằng tất cả các lực lượng nước ngoài, bao gồm cả Iran, phải rời khỏi Syria. Thay vào đó, các quan chức Nga đã bắt đầu nhấn mạnh tính chất hợp pháp của sự hiện diện Iran tại Syria.

Hôm 28/6, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia đã gọi sự hiện diện của Tehran tại Syria là “hợp pháp và không thể phủ nhận”.

Bốn ngày sau, Thứ trưởng Nga Mikhail Bogdanov nói sự hiện diện của Iran nhằm cố vấn cho chính quyền Syria chống lại chủ nghĩa khủng bố.

Tới ngày 4/7, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gọi yêu cầu của Mỹ và Israel trong việc Iran phải rút quân khỏi Syria là “hoàn toàn phi thực tế”.

Trong khi đó, cựu Đại sứ Iran tại Liban Mohammad Fathali trong một cuộc phỏng vấn hôm 30/6 trước khi hết nhiệm kỳ cho rằng Nga và Iran là đồng minh chiến lược trong cuộc chiến chống khủng bố không chỉ ở Syria mà toàn khu vực.

Ông cũng cho rằng với chiến dịch quân sự tích cực của Syria ở phía Nam nước này, quân Mỹ sẽ sớm rời khỏi khu vực.

Những tuyên bố này khiến nhiều người tỏ ra nghi ngờ về việc Nga-Iran sẽ kết thúc quan hệ hợp tác tại Syria sau thỏa thuận tiềm năng giữa Washington và Moscow. Để nhận thức được điều đó, cần chú ý một số yếu tố quan trọng dưới đây.

Tiết lộ những nước cờ của TT Putin với Iran tại Syria (Hình 2).

Lực lượng Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Syria.

Đầu tiên đó là mục tiêu cốt lõi của Iran khi hoạt động tại Syria. Là một đồng minh lâu năm của Chính phủ Syria, mục đích của Iran từ đầu là bảo vệ sự toàn vẹn của chính quyền Assad và giúp quân Chính phủ giành lại toàn bộ Syria.

Từ góc độ đó, Tehran coi sự hỗ trợ của các lực lượng bên ngoài – đặc biệt là Mỹ - đối với các phiến quân là một trở ngại lớn nhằm giúp Iran đạt được mục tiêu.

Do đó, bất kỳ thỏa thuận nào có thể có giữa ông Trump và ông Putin đảm bảo Mỹ rút khỏi Syria và ông Assad vẫn nắm quyền thì đó sẽ được Iran coi như một món quà.

Iran đã chứng minh rằng họ đang theo đuổi chính sách thực dụng để thực hiện mục tiêu duy trì quyền lực của chính quyền Assad.

Chẳng hạn, trong chiến dịch phối hợp Nga-Syria ở Đông Ghouta đầu năm nay, Iran đã kiềm chế thể hiện, không đóng vai trò quân sự trực tiếp để tránh kích động sự nhạy cảm của Mỹ và đồng minh châu Âu để giúp Damascus khỏi bị áp lực từ phía ngoài tác động.

Sự vắng mặt của Iran trong chiến dịch đang diễn ra ở Nam Syria cũng là một ví dụ tương tự.

Xét rằng sự tham gia trực tiếp của mình sẽ giúp Israel có cái cớ để tấn công Syria nên Iran dường như đã tuân thủ yêu cầu của Moscow, không để các lực lượng của mình hiện diện tại khu vực.

Nắm được cách tiếp cận thực dụng đó của Iran, Nga lại tập trung nhấn mạnh vào tính hợp pháp của Iran tại Syria nhằm chiếm ưu thế trước khi ông Putin đàm phán với Mỹ.

Nói cách khác, kết quả khả quan nhất của cuộc gặp Trump-Putin sẽ là một lời cam kết của Nga nhằm “hạn chế” các hoạt động của Iran ở Syria, một điều thực tế đang xảy ra – và điều kiện để Iran rút quân hoàn toàn ra khỏi lãnh thổ nước này để tìm một giải pháp chính trị kết thúc xung đột 8 năm qua.

Dưới con mắt của Nga, giải pháp đó phụ thuộc mạnh mẽ vào cam kết rút quân của Mỹ và giúp đỡ Moscow trong quá trình tiến hành đàm phán hòa bình Geneva, Astana và Sochi. Do Iran đã từng tuyên bố rằng họ sẵn sàng rời khỏi Syria khi khủng bố bị đánh bại nên Tehran chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng với việc thực hiện lời hứa này của Nga.

Mặt khác, một số nguồn tin gần đây cho rằng các lực lượng của Iran trên thực tế vẫn tham gia các chiến dịch quân sự ở Nam Syria, mặc trang phục của quân đội Syria để tránh bị phát hiện.

Nếu đặt những thông tin này bên cạnh tuyên bố của cựu Đại sứ Iran tại Liban thì có thể thấy rằng Tehran và Moscow đã tìm được một cách hiệu quả để giải quyết vấn đề hiện diện của Iran tại Syria.

Dựa trên nền tảng đó, sự hiện diện chính thức của Iran có thể bị hạn chế như những gì đạt được trong thỏa thuận Astana, cụ thể là một phần của “thỏa thuận chống leo thang”.

Trong điều kiện như vậy, sự ảnh hưởng của Iran ở Syria sẽ được thể hiện thông qua các nhóm vũ trang mà họ hậu thuẫn.  

Cuối cùng, Nga dường như cũng nhận thức rõ rằng tại thời điểm mà Thổ Nhĩ Kỳ - một trụ cột của hoa đàm Astana – đã bước vào một cuộc thỏa thuận mới với Mỹ về Syria, đặc biệt là tình hình ở vùng phía Bắc, nên việc Iran rút hoàn toàn khỏi Syria chắc chắn sẽ thiệt hại cho cân bằng quyền lực của Moscow tại đây.

Như vậy, không phải là phi thực tế khi cho rằng ông Putin sẽ không từ bỏ Iran tại Syria và bằng cách này hay cách khác sẽ bảo vệ Tehran trong cuộc gặp với Tổng thống Trump tại Helsinki.

Xem thêm: Sau Tây Nam Syria, mục tiêu nào đang chờ đợi lực lượng Chính phủ Syria?

Tin nóng thế giới ngày mới 11/7: Câu trả lời bất ngờ của TT Trump khi được hỏi coi TT Putin là bạn hay thù

Thứ 4, 11/07/2018 | 08:33
Tổng thống Donald Trump coi Tổng thống Putin là “một đối thủ”; Hollywood sẽ làm phim bom tấn về cuộc giải cứu đội bóng nhí ở Thái Lan… là những tin đáng chú ý đầu ngày 11/7.

Sau Tây Nam Syria, mục tiêu nào đang chờ đợi lực lượng Chính phủ Syria?

Thứ 3, 10/07/2018 | 20:29
Theo ước tính, chỉ vài tuần nữa chiến dịch Tây Nam Syria sẽ hoàn tất, khi đó lực lượng quân đội Syria sẽ chuyển hướng tập trung sang những mục tiêu mới.

Ông Netanyahu nêu 2 yêu cầu của Israel với ông Putin về vấn đề Syria

Thứ 2, 09/07/2018 | 18:23
Liên quan tới vấn đề Syria, Thủ tướng Israel Netanyahu đã nêu lên 2 yêu cầu của chính quyền Tel Aviv trước cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần này.
Cùng tác giả

Syria: Lý do SDF ngừng tấn công vùng đập Tabqa trên sông Euphrates

Thứ 5, 21/03/2019 | 18:45
Lực lượng chiến binh do Mỹ hậu thuẫn cho hay, họ tạm thời ngừng các hoạt động quân sự ở gần đập thủy điện Tabqa ở trên sông Euphrates vào hôm đầu tuần để các kỹ sư của chính quyền Syria tiếp tục tiến hành công việc của mình.

[VIDEO] Xem tiêm kích Su-35 hộ tống Bộ trưởng Quốc phòng Nga qua vùng trời Syria

Thứ 5, 21/03/2019 | 15:39
Một đoạn video vừa được công bố đã cho thấy góc nhìn độc đáo về các máy bay chiến đấu của Nga khi đang thực hiện nhiệm vụ tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá Syria. Đoạn video được quay từ bên trong máy bay của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đang được hộ tống bởi Su-35.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga gửi lời nhắn của TT Putin cho ông Assad

Thứ 4, 20/03/2019 | 19:45
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã đến Syria vào ngày 19/3 và gửi một thông điệp từ Tổng thống Nga Vladimir Putin tới lãnh đạo Syria Bashar al-Assad, bộ Quốc phòng cho biết.

Bất ngờ cáo buộc công ty sản xuất đường của Pháp cấp nguyên liệu làm vũ khí cho IS

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:34
Công ty sản xuất đường lớn thứ hai thế giới Tereos của Pháp, đã bác bỏ cáo buộc cho rằng họ đã cung cấp chất làm ngọt cho IS để sử dụng tạo ra chất tạo nhiên liệu tên lửa khi trộn với kali nitrat.

Syria: Lý do người Kurd chỉ trích “ngôn từ đe dọa” của chính quyền Damascus

Thứ 4, 20/03/2019 | 18:27
Lực lượng người Kurd Syria hôm 19/3 đã lên tiếng chỉ trích “những ngôn từ đầy tính đe dọa” của Bộ trưởng Quốc phòng Syria, Tướng Ali Abdullah Ayoub. Ông Ayoub khẳng định Chính phủ Syria sẽ chiếm lại tất cả các khu vực đang nằm dưới sự kiểm soát của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thông qua một “thỏa thuận hòa giải” hoặc “bằng vũ lực”.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Khoảnh khắc tên lửa dẫn đường Nga tấn công, hệ thống P-18 của Ukraine nổ tung, bốc cháy dữ dội

Thứ 5, 28/03/2024 | 13:55
Hai video vừa được công khai cho thấy, tên lửa Nga tấn công chính xác, hai hệ thống radar giám sát trên không và cảnh báo sớm P-18 của Ukraine nổ tung.

Sau trận chiến kéo dài, Nga vào Krasnoe, Ukraine nỗ lực phản công

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:55
Lá cờ của Lực lượng Dù Nga đã được treo ở thị trấn Krasnoe, phía tây nam Artyomovsk.

Vì sao Trung Quốc đóng cửa hơn 20.000 trường mẫu giáo?

Thứ 5, 28/03/2024 | 06:00
Theo số liệu từ Bộ Giáo dục Đào tạo Trung Quốc, năm 2023, Trung Quốc chỉ còn 274.400 trường mẫu giáo, ít hơn 20.400 trường so với năm 2021.

Lý giải vụ tên lửa Nga tấn công kho chứa khí đốt ngầm ở Ukraine

Thứ 5, 28/03/2024 | 16:15
Cho đến nay, Nga vẫn kiềm chế các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng Ukraine hỗ trợ vận chuyển khí đốt tới các khách hàng châu Âu.