Tìm lời giải cho bài toán nhân lực của các doanh nghiệp hậu Covid-19

Tìm lời giải cho bài toán nhân lực của các doanh nghiệp hậu Covid-19

Chủ nhật, 06/03/2022 | 08:00
0
Năm 2022, với việc các dự án tiếp tục được mở rộng quy mô và triển khai mới, nhu cầu sử dụng lao động ở các địa phương, ngành có xu hướng tăng lên.

Lý do một số địa phương mất cân bằng về lao động

Ông Vũ Hồng Quang - Phó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết để có cơ sở báo cáo, đề xuất với Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện các biện pháp vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa phục hồi, phát triển nhanh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm nguồn nhân lực, thúc đẩy các hoạt động tăng trưởng kinh tế, ngày 2/3, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có văn bản đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương về nắm bắt tình hình lao động. Tính đến nay, đã có 29/38 đơn vị báo cáo, theo báo Tin tức/TTXVN.

Báo cáo cho thấy sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 có khoảng 95% người lao động (NLĐ) trên cả nước đã đi làm trở lại. Một số địa phương có NLĐ đi làm trở lại sau Tết đạt tỉ lệ cao như: Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Tây Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Phòng, Long An... Một số địa phương có tỉ lệ NLĐ trở lại làm việc thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, như: Nghệ An (75,7%), Bình Thuận (70%).

Về thị trường lao động sau Tết Nguyên đán 2022 tại Hà Nội, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) Hà Nội cho biết: Chính phủ và Hà Nội có chính sách phục hồi thị trường lao động và thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh nên ngay từ đầu năm thị trường lao động đang ấm dần trở lại. Nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp tăng lên do mở rộng sản xuất và bù đắp nhân lực thiếu hụt trước đó.

Theo đó, trong quý I/2022, dự báo thị trường lao động tại Hà Nội có nhu cầu tuyển dụng từ 80.000 – 100.000 chỉ tiêu. Các doanh nghiệp tuyển dụng tập trung ở một số ngành nghề như: Kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch, cơ khí, sửa chữa ô tô, tài chính – ngân hàng… Một số nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều trong thời gian qua vẫn đang tiếp tục tuyển nhiều là công nghệ thông tin, giao nhận hàng...

Không chỉ Hà Nội, nhu cầu sử dụng lao động, theo báo cáo của các địa phương, năm 2022, với việc các dự án tiếp tục được mở rộng quy mô và triển khai mới tại nhiều địa phương trên cả nước nên nhu cầu sử dụng lao động ở các địa phương, ngành có xu hướng tăng lên. Cụ thể như Bình Dương (khoảng 90.000 lao động), Long An (khoảng 51.000 lao động), Hải Phòng (trên 50.000 lao động), Tây Ninh (khoảng 46.000 lao động), Kiên Giang (khoảng 44.000 lao động), Cà Mau (khoảng 35.000 lao động), Bắc Ninh (từ 25.000 - 30.000 lao động), Hà Nội (khoảng 26.000 lao động), Quảng Ninh (khoảng 24.500 lao động), Bình Phước (khoảng 18.000 lao động), Thừa Thiên - Huế (khoảng 12.000 lao động)…

Từ góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng phòng kinh doanh Công ty Xuất nhập khẩu Thiết bị mỏ Hàn Việt cho biết: Do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, nên thời điểm này đơn vị tuyển gấp 3 - 5 nhân viên kinh doanh. Ngoài trả lương 8 – 15 triệu đồng/tháng đối với nhân viên kinh doanh, công ty còn thực hiện các chế độ phúc lợi cho NLĐ như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác... Tuy vậy, thời gian này, ứng viên tìm đến doanh nghiệp chưa nhiều.

Còn chị Vũ Thị Thanh, Trưởng phòng nhân sự, Công ty CP Đầu tư Xuất nhập khẩu Thuận Phát cho biết cần tuyển dụng 58 chỉ tiêu ở nhiều vị trí việc làm, thu nhập từ 6 – 25 triệu đồng/tháng. Ngoài tham gia sàn giao dịch việc làm Hà Nội, đơn vị cũng thuê một công ty nhân sự tìm kiếm cung cấp lao động cho nhà máy sản xuất tại Hưng Yên.

Về nguyên nhân thiếu hụt lao động tại các địa phương, ông Vũ Hồng Quang cho biết: Qua tổng hợp từ cơ sở, lý do chính là sau Tết Nguyên đán, một bộ phận người lao động trở về quê (chủ yếu là các tỉnh phía Bắc và miền Trung) chưa trở lại các tỉnh, thành phố khu vực trọng điểm phía Nam để làm việc, hoặc đã tìm được việc làm mới ở quê nhà, muốn gắn bó gần hơn với gia đình nên không trở lại làm việc. Bên cạnh đó, một phần không nhỏ trong số chưa quay trở lại thị trường lao động do e ngại lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 (nhất là người lao động đang nuôi con nhỏ, có người thân lớn tuổi)….

Đặc biệt, do giá cả thị trường tăng, mức lương nhận được không đủ trang trải chi phí cuộc sống nên một số lượng lớn công nhân chuyển sang các địa bàn thuộc vùng lương cao hơn hoặc chuyển sang làm việc khác, dẫn đến mất cân bằng về lao động.

Kinh tế vĩ mô - Tìm lời giải cho bài toán nhân lực của các doanh nghiệp hậu Covid-19

Chăm lo để thu hút lao động. (Ảnh: Báo Tin tức)

Cần ''đòn bẩy'' thu hút lao động

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Long An Lê Thị Thu Cúc cho rằng, giá cả sinh hoạt tăng cao, lương tối thiểu vùng không bảo đảm sinh hoạt và cuộc sống của lao động, nhất là lao động ngoại tỉnh đến làm việc nên hiện các địa phương rất khó tuyển dụng lao động. Hiện nay, Liên đoàn Lao động tỉnh Long An đã phối hợp với UBND tỉnh và các sở, ngành để xây dựng thiết chế Công đoàn và coi đây là giải pháp về lâu dài để thu hút người lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại địa phương.

Từ đó, bà Lê Thị Thu Cúc đề xuất, trước mắt, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có thể chỉ đạo Liên đoàn Lao động các địa phương có nguồn lao động tổ chức ngày hội việc làm để kết nối cung - cầu lao động. Liên đoàn Lao động tỉnh Long An sẽ phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức xe đón công nhân lao động từ các tỉnh về Long An làm việc.

Nhiều ý kiến tại hội nghị "Giải pháp Công đoàn tham gia khôi phục thị trường lao động" diễn ra ngày 4/3 cũng cho rằng, với mức thu nhập ở những tỉnh, thành lớn như Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai khoảng 7 triệu đồng/tháng như hiện nay thì người lao động không đủ trang trải cho sinh hoạt hằng ngày, tiền gửi con, tiền gửi về cho gia đình.

Trong khi đó, nếu ở lại quê làm việc, tuy chỉ kiếm được 4-5 triệu đồng/tháng nhưng lại không phải lo nhiều khoản như khi thuê trọ ở thành phố, được ở gần người thân. Đây là một trong những thực tế khiến người lao động quyết định ở lại quê làm việc, nhất là tại một số địa phương bắt đầu có khu công nghiệp…

Do đó, về lâu dài, Chính phủ cần xem xét điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng; đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp tăng lương và các khoản phúc lợi, quan tâm, cải thiện thu nhập để thu hút và giữ chân người lao động làm việc lâu dài.

Cùng với đó là nghiên cứu tổng thể, khách quan, toàn diện về thực trạng đời sống của người lao động tại các khu nhà trọ để thiết kế và đề xuất các chính sách dài hạn cho đối tượng lao động nhập cư. Có biện pháp kiểm soát sự tăng giá xăng dầu, ga, điện, bất động sản... để không kéo theo sự tăng giá các dịch vụ khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống công nhân lao động.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cần xúc tiến kịp thời các thiết chế Công đoàn tại các khu công nghiệp, như: Nhà ở, nhà trẻ, các công trình sinh hoạt cộng đồng cho công nhân lao động.

Liên đoàn Lao động Tp.HCM đề nghị ngoài những chính sách đã ban hành đang được thúc đẩy triển khai thực hiện, nhà nước cần tiếp tục thực hiện các biện pháp thu hút nguồn lực tập trung bao phủ tiêm vắc xin cho toàn dân và các giải pháp tài chính để hỗ trợ DN và NLĐ trong giai đoạn khôi phục phát triển.

Đại diện một số Liên đoàn Lao động tỉnh, thành góp ý các cơ sở đào tạo nghề cần đẩy mạnh việc đào tạo nghề ngắn hạn, cung cấp số lượng lớn nguồn lao động cấp tốc, kịp thời cho DN theo yêu cầu hiện nay. Bên cạnh đó, cần tổ chức thực hiện tốt các chương trình dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

Kinh tế vĩ mô - Tìm lời giải cho bài toán nhân lực của các doanh nghiệp hậu Covid-19 (Hình 2).

Tuyển dụng lao động trực tiếp tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội.

Ở góc nhìn khác, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho rằng, bên cạnh chăm lo đời sống để giữ chân lao động, cũng cần xây dựng hoàn thiện hệ thống dữ liệu về thị trường lao động và việc làm tại mỗi quận, huyện, thị xã và trên phạm vi toàn thành phố để tăng cường hiệu quả kết nối cung - cầu lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đồng thời phục vụ cho công tác phân tích, dự báo cung - cầu lao động. Tiếp tục có chính sách hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19… để người lao động yên tâm lao động sản xuất, gắn bó với doanh nghiệp.

Đây cũng là một trong những giải pháp để Công đoàn làm tốt hơn sứ mệnh chăm lo người lao động nhằm thu hút người lao động về với tổ chức Công đoàn Việt Nam; đồng thời, thực hiện chủ đề công tác năm của Công đoàn về chăm lo việc làm, đời sống cho người lao động.

Mới đây, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng đã ban hành Quyết định số 1405/QĐ-LĐTBXH ban hành Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển lao động, trong đó đề ra một số mục tiêu về lao động, việc làm cho năm 2022, đó là: Duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn dưới 2%; hỗ trợ NLĐ làm việc tại các DN thuộc vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có các khu kinh tế, KCN, khu công nghệ cao yên tâm làm việc; hỗ trợ xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất an toàn, tạo việc làm cho NLĐ, có thu nhập bền vững cho NLĐ; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động; tạo điều kiện để NLĐ và người sử dụng lao động gặp gỡ, trao đổi thông tin về lao động, việc làm... 

Tuệ Minh (tổng hợp)

Bình Dương: Vạch trần thủ đoạn của 3 đối tượng làm giả hồ sơ xin việc

Thứ 4, 02/03/2022 | 19:17
Nhóm thanh niên đến từ tỉnh Cà Mau, Kiên Giang ngang nhiên rao bán hồ sơ, bằng cấp giả trên mạng xã hội cho người tìm việc vừa bị công an bắt giữ.

Lâm Đồng khảo sát ý kiến người dân về việc cho học sinh trở lại trường

Thứ 3, 22/02/2022 | 08:35
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng xây dựng nội dung khảo sát nhanh tại trang web Cổng thông tin điện tử về việc cho học sinh trở lại trường trong điều kiện an toàn.

Gói phục hồi kinh tế: Thủ tướng yêu cầu làm việc nào dứt điểm việc đó

Chủ nhật, 13/02/2022 | 18:49
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả các nội dụng trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Cùng tác giả

Thấy gì từ số lợi nhuận "khủng" của doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Thứ 2, 25/05/2020 | 14:10
Nếu chia bình quân cho 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán bảo hiểm bắt buộc xe máy, thì doanh thu mảng này của mỗi công ty bảo hiểm vào khoảng 26,3 tỷ đồng/năm.

Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh lười tư duy, chỉ học mẹo làm trắc nghiệm

Thứ 4, 06/11/2019 | 07:30
Hình thức thi trắc nghiệm môn Toán sẽ khiến cách dạy và học bị thay đổi. Lúc đó, thầy cô chỉ dạy học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.

Hoang mang vì sếp bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10

Thứ 6, 18/10/2019 | 09:00
Sếp nam bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10, lịch công tác "bất thường" khiến các chị em hoang mang về những lời hứa, những món quà ngày Phụ nữ Việt Nam.

Nhức nhối vết chém ngang lưng đỉnh Mã Pí Lèng

Thứ 6, 04/10/2019 | 12:06
Đỉnh Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) từ lâu đã được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Nơi đây là di sản đặc sắc về địa chất, cảnh quan và là ước mơ chiêm ngưỡng của bao du khách nước ngoài.

Sóc Trăng lắp camera nhà riêng cán bộ: Cẩn trọng mức kinh phí tiền tỷ

Thứ 2, 30/09/2019 | 06:48
Những ngày qua, người dân tỉnh Sóc Trăng xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng ký quyết định số 1542-QĐ/TU về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh nhà riêng của các đồng chí trong ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng chuyên mục

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Nai khảo sát thực địa các khu tái định cư

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:26
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đề nghị các sở, ngành và UBND Tp. Biên Hòa tập trung nguồn lực cho công tác giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:25
Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp chỉ nên phối hợp với 1 đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa.

Cà Mau: Phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững

Thứ 4, 24/04/2024 | 19:54
Ngày 24/4, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo các ban ngành, đơn vị liên quan về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững thời gian tới.

Cơ hội “nghìn năm có một” để Việt Nam tham gia vào công nghiệp bán dẫn

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:56
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nêu rõ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cũng như có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 25/4: Vàng SJC giảm sâu chờ tin đấu thầu vàng

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:55
Phiên mở cửa sáng nay (25/4), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp giảm mạnh trong khi vàng nhẫn cũng đi xuống.

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Thứ 5, 25/04/2024 | 09:25
Bộ Công Thương cảnh báo doanh nghiệp chỉ nên phối hợp với 1 đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa.

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu tháng 4 tăng mạnh so với cùng kỳ

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:00
Theo thống kê, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong tháng 4 vẫn đang trên đà tăng so với tháng trước và so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:47
Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.