Tìm lối thoát khỏi tình trạng hỗn loạn toàn cầu

Tìm lối thoát khỏi tình trạng hỗn loạn toàn cầu

Thứ 3, 19/09/2023 | 17:02
0
Dự kiến, 145 nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm Tổng thống Mỹ và Tổng thống Ukraine, sẽ phát biểu tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) lần thứ 78.

Các nhà lãnh đạo của một thế giới bị phân mảnh bởi chiến tranh, biến đổi khí hậu và tình trạng bất bình đẳng kéo dài đang tập trung dưới một mái nhà trong sự kiện cấp cao thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) ở New York, khai mạc ngày 19/9 và kéo dài đến ngày 26/9.

Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ lần thứ 78 diễn ra trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine vẫn đang tiếp diễn, các cuộc khủng hoảng chính trị mới ở Tây Phi và Mỹ Latinh, tác động kéo dài của Covid-19, bất ổn kinh tế, bất bình đẳng ngày càng gia tăng và các thảm họa thiên nhiên tàn khốc như động đất, lũ lụt và hỏa hoạn.

“Mọi người đang trông đợi các nhà lãnh đạo của họ tìm ra lối thoát khỏi tình trạng hỗn loạn này”, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết trước cuộc họp thường niên của các Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng và Quốc vương tại Đại hội đồng.

Ông Guterres cho biết thế giới cần hành động ngay bây giờ – chứ không cần nhiều lời nói hơn – để đối phó với tình trạng khẩn cấp về khí hậu ngày càng tồi tệ, xung đột leo thang, “sự gián đoạn nghiêm trọng về công nghệ” và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn cầu đang làm gia tăng nạn đói nghèo.

“Tuy nhiên, khi đối mặt với tất cả những điều này và hơn thế nữa, sự chia rẽ địa chính trị đang làm suy yếu khả năng ứng phó của chúng ta”, người đứng đầu LHQ nói.

Thế giới - Tìm lối thoát khỏi tình trạng hỗn loạn toàn cầu

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres. Ảnh: PA

Dự kiến, 145 nhà lãnh đạo sẽ phát biểu tại cuộc họp mặt đầy đủ đầu tiên của họ kể từ khi đại dịch Covid-19 làm gián đoạn việc đi lại. Nhưng đây cũng là lần đầu tiên sau nhiều năm, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ là người duy nhất trong số các nhà lãnh đạo của 5 quốc gia có quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an (UNSC) phát biểu trước Đại hội đồng gồm 193 thành viên.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Rishi Sunak đều sẽ vắng mặt tại sự kiện cấp cao lần thứ 78 của LHQ.

Cũng vì vậy mà sự chú ý sẽ đổ dồn vào Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người sẽ xuất hiện lần đầu tiên trên bục phát biểu vào cuối ngày 19/9, và vào Tổng thống Mỹ Biden, người sẽ được dõi theo sít sao để xem quan điểm của ông về Trung Quốc, Nga và Ukraine.

Sự vắng mặt của các nhà lãnh đạo từ 4 cường quốc trong UNSC đã khiến các nước đang phát triển phàn nàn. Họ đang muốn các nước lớn trên toàn cầu lắng nghe yêu cầu của họ – bao gồm cả về các khoản tài trợ để thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo đang ngày càng bị nới rộng trên thế giới.

G77 – một nhóm lớn của LHQ gồm các nước đang phát triển hiện có 134 thành viên, trong đó có Trung Quốc – đã vận động mạnh mẽ để cuộc họp toàn cầu năm nay tập trung vào 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) đã được các nhà lãnh đạo thế giới thông qua vào năm 2015. Những mục tiêu này đang bị tụt hậu nặng nề khi nửa chặng đường tới thời hạn 2030 đã trôi qua.

Tại một Hội nghị Thượng đỉnh kéo dài 2 ngày về SDG, khai mạc hôm 18/9, ông Guterres đã nhắc lại những phát hiện “đáng lo ngại” trong một báo cáo của LHQ hồi tháng 7: Chỉ 15% trong số 140 mục tiêu cụ thể nhằm đạt được 17 SDG đang đi đúng hướng, trong khi phần nhiều đang đi sai hướng, và không một mục tiêu nào có thể đạt được trong 7 năm tới.

Các mục tiêu trên phạm vi rộng bao gồm chấm dứt tình trạng nghèo đói cùng cực, đảm bảo mọi trẻ em đều có được nền giáo dục trung học có chất lượng, đạt được bình đẳng giới và đạt được những bước tiến đáng kể trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu – tất cả đều vào năm 2030.

Với tốc độ hiện tại, báo cáo cho biết, 575 triệu người vẫn sẽ sống trong tình trạng nghèo cùng cực và 84 triệu trẻ em thậm chí sẽ không được học tiểu học vào năm 2030 – và sẽ phải mất 286 năm để đạt được sự bình đẳng giữa nam và nữ.

Minh Đức (Theo LBC, Euronews)

Hungary: EU nên “tận dụng” Đại hội đồng LHQ để gặp Ngoại trưởng Nga

Thứ 3, 19/09/2023 | 11:22
“LHQ không được thành lập để đoàn kết những người có cùng chí hướng, vì có những tổ chức khác làm việc đó, chẳng hạn như NATO hay EU”, Ngoại trưởng Hungary cho biết.

Thế giới có 2 lựa chọn: Cải tổ Liên Hợp Quốc hoặc đi tìm câu trả lời ở chỗ khác

Thứ 2, 18/09/2023 | 18:54
Sự chia rẽ trong trật tự thế giới, không chỉ theo hướng Đông - Tây mà cả hướng Bắc - Nam, đã ngăn cản Liên Hợp Quốc hoạt động hiệu quả trong một thời gian dài.

Ukraine và Hội đồng Bảo an sẽ vẫn là vấn đề chính tại Đại hội đồng LHQ

Thứ 7, 16/09/2023 | 14:27
Những vấn đề phức tạp “trong thời đại leo thang” hiện nay, bao gồm xung đột Nga-Ukraine và cải tổ Hội đồng Bảo an, sẽ được bàn luận tại sự kiện cấp cao của LHQ.
Cùng tác giả

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.

Tranh cãi giữa Ukraine – đồng minh ở Đông Âu: Tất cả chỉ tại ngũ cốc?

Thứ 7, 23/09/2023 | 10:37
Ba Lan và các quốc gia thành viên phía Đông của Liên minh châu Âu (EU) – ngoại trừ Hungary – vẫn là những nước ủng hộ Ukraine nhất quán nhất trong khối.
Cùng chuyên mục

Ukraine nói về tình hình xung đột với Nga ở thị trấn Avdiivka

Chủ nhật, 03/12/2023 | 09:25
Quân đội Nga được cho là đã tạm thời giảm bớt sức ép tiến công thị trấn Avdiivka ở vùng Donetsk, quân đội Ukraine ngày 2/12 cho biết.

EU tính sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga bất chấp bị “mang tiếng”

Thứ 7, 02/12/2023 | 15:46
Các nước vùng Baltic (gồm Litva, Latvia và Estonia), Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan và Ba Lan đều ủng hộ sử dụng tài sản của Nga để tái thiết Ukraine.

New Zealand cấm dùng điện thoại di động trong trường học

Thứ 7, 02/12/2023 | 07:17
Ngày 1/12, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon tuyên bố chính quyền nước này sẽ cấm sử dụng điện thoại di động trong các trường học trên cả nước.

Chưa phải lúc để Fed ăn mừng chiến thắng

Thứ 7, 02/12/2023 | 07:00
Lạm phát hiện đã giảm, người Mỹ sẽ dần cảm thấy mọi thứ đang trở nên tốt hơn, và nền kinh tế số 1 thế giới đang trên đà đạt được cú “hạ cánh mềm”.

Nhật Bản quan ngại động thái của Washington sau vụ máy bay quân sự Mỹ rơi

Thứ 6, 01/12/2023 | 17:24
Có sự bất đồng trong tuyên bố của Mỹ và Nhật Bản liên quan đến vụ máy bay quân sự V-22 Osprey của Mỹ rơi ở vùng biển phía tây Nhật Bản.
     
Nổi bật trong ngày

Chưa phải lúc để Fed ăn mừng chiến thắng

Thứ 7, 02/12/2023 | 07:00
Lạm phát hiện đã giảm, người Mỹ sẽ dần cảm thấy mọi thứ đang trở nên tốt hơn, và nền kinh tế số 1 thế giới đang trên đà đạt được cú “hạ cánh mềm”.

New Zealand cấm dùng điện thoại di động trong trường học

Thứ 7, 02/12/2023 | 07:17
Ngày 1/12, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon tuyên bố chính quyền nước này sẽ cấm sử dụng điện thoại di động trong các trường học trên cả nước.

Đề xuất thí điểm hai tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Chủ nhật, 03/12/2023 | 14:10
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất tổ chức hai tuyến đường dành cho xe đạp ở dọc sông Tô Lịch và quanh công viên Hòa Bình, đường Hoàng Minh Thảo.

EU tính sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga bất chấp bị “mang tiếng”

Thứ 7, 02/12/2023 | 15:46
Các nước vùng Baltic (gồm Litva, Latvia và Estonia), Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan và Ba Lan đều ủng hộ sử dụng tài sản của Nga để tái thiết Ukraine.