Tìm ra cơ chế mới kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn

Tìm ra cơ chế mới kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn

Thứ 2, 05/12/2022 | 10:40
0
Các nhà khoa học đã tìm ra được manh mối quan trọng về cách một số vi khuẩn tìm cách để tránh kháng sinh.

Kháng thuốc kháng sinh (AMR) dự kiến sẽ cướp đi sinh mạng của 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050. Các nhà nghiên cứu đang chạy đua để hiểu và đón đầu những lợi ích đang giảm dần của thuốc kháng sinh.

Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra được manh mối quan trọng về cách một số vi khuẩn tìm cách để tránh kháng sinh. Nhóm nghiên cứu do TS. Timothy Barnett, Trưởng nhóm Chẩn đoán và Sinh bệnh học tại Trung tâm Vaccine và Bệnh truyền nhiễm Wesfarmers, có trụ sở tại Tây Australia, đứng đầu.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, nhóm các nhà khoa học đã tiết lộ một cơ chế mới cho phép vi khuẩn hấp thụ chất dinh dưỡng từ vật chủ là con người và chống lại việc điều trị bằng kháng sinh.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra điều này trong khi điều tra tính nhạy cảm với kháng sinh của Streptococcus nhóm A (Strep nhóm A)– một loại vi khuẩn có khả năng gây chết người và gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau.

Vi khuẩn cần tạo ra folate của riêng chúng để phát triển và từ đó gây bệnh. Một số loại kháng sinh hoạt động bằng cách ngăn chặn quá trình sản xuất folate này để ngăn vi khuẩn phát triển và điều trị nhiễm trùng.

TS. Barnett cho biết: "Khi xem xét một loại kháng sinh thường được kê đơn để điều trị nhiễm trùng do Strep nhóm A, chúng tôi đã tìm thấy một cơ chế kháng thuốc mới, lần đầu tiên vi khuẩn này đã chứng minh khả năng lấy folate trực tiếp từ vật chủ của nó khi bị ngăn chặn quá trình sản xuất của chúng. Điều này làm cho thuốc kháng sinh mất tác dụng và tình trạng nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng hơn".

Dạng kháng thuốc mới này không thể phát hiện được trong các điều kiện thường được sử dụng trong các phòng thí nghiệm, khiến các bác sĩ lâm sàng rất khó kê đơn thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng hiệu quả, có khả năng dẫn đến kết quả điều trị kém và thậm chí tử vong.

Kháng kháng sinh là một đại dịch thầm lặng có nguy cơ gây 10 triệu ca tử vong mỗi năm vào năm 2050, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, AMR sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 100 nghìn tỷ đô la nếu chúng ta không thể tìm ra cách ngăn chặn chống lại sự thất bại của kháng sinh.

Không có kháng sinh, chúng ta phải đối mặt với một thế giới không có cách nào để ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng chết người, bệnh nhân ung thư sẽ không thể hóa trị và mọi người sẽ không được phẫu thuật trị bệnh.

Để duy trì hiệu quả lâu dài của thuốc kháng sinh, cần xác định và hiểu rõ hơn về các cơ chế kháng kháng sinh mới. Điều này sẽ hỗ trợ việc phát hiện ra các loại kháng sinh mới và cho phép theo dõi AMR khi nó phát sinh.

Trong bối cảnh AMR ngày càng gia tăng, điều quan trọng là phải có các công cụ chẩn đoán mới có thể nhanh chóng phát hiện tình trạng kháng thuốc kháng sinh, bao gồm cả tình trạng kháng phụ thuộc vào vật chủ. Do đó, với khám phá này các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ phát triển các xét nghiệm tại chỗ nhanh chóng có thể được sử dụng ở những nơi nhiễm trùng Strep nhóm A là đặc hữu.

Minh Nguyễn (Theo scitechdaily/ Sức khỏe & Đời sống)

"Sử dụng kháng sinh bừa bãi sẽ có ngày người bệnh chết trên đống thuốc"

Thứ 2, 07/11/2022 | 09:52
Đó là lo ngại của bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Sử dụng AI để kê đơn thuốc kháng sinh

Chủ nhật, 27/02/2022 | 06:00
Công nghệ mới này được cho là sẽ giúp giảm 50% nguy cơ xảy ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở các bệnh nhân.

Lạm dụng thuốc kháng sinh nguy hiểm như thế nào?

Chủ nhật, 25/03/2018 | 08:32
Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, không có chỉ định của bác sĩ kê đơn khiến nhiều người bệnh dễ dàng rơi vào tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh cực kỳ nguy hiểm.

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đã nghiêm trọng đến mức nào?

Thứ 2, 13/11/2017 | 19:14
Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đã làm cho thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao. Tổ chức Y tế thế giới nhận định đây là mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai do trên thế giới có hàng trăm nghìn người chết mỗi năm vì kháng thuốc.
Cùng chuyên mục

Tp.HCM: 2 thẩm mỹ viện ngang nhiên hoạt động trái phép

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:45
2 cơ sở thẩm mỹ hoạt động trái phép tại quận 1 hiện đang bị đình chỉ hoạt động, nhưng vẫn ngang nhiên cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh.

Cải tạo ngôi nhà, cặp vợ chồng sốc nặng khi phát hiện ra giếng bí mật

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:36
Một cặp vợ chồng đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra một cái giếng bí mật 200 năm tuổi bên dưới hành lang khi họ bắt đầu cải tạo ngôi nhà của mình.

Th.S Tâm lý Nguyễn Ngọc Vui: "Thuật ngữ 'chữa lành' đang bị lạm dụng"

Thứ 6, 26/04/2024 | 18:50
Trò chuyện cùng Người Đưa Tin, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Ngọc Vui có những lý giải cặn kẽ về khái niệm chữa lành đang được sử dụng một cách tràn làn.
     
Nổi bật trong ngày

Bé 3 tuổi bị ngộ độc chì nặng, nguy kịch vì sai lầm của cha mẹ

Thứ 5, 25/04/2024 | 19:51
Bệnh viện Nhi trung ương đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi bị ngộ độc chì nặng do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh.

Thứ “xưa không ai dám ăn” nay thành đặc sản đắt đỏ 1,4 triệu đồng/kg

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:25
Để săn được loại đặc sản này, người dân Tây Ninh phải leo núi, dùng mồi để câu trong những hốc đá cheo leo.

Loại quả dại "xanh lét" trước rụng đầy gốc nay lên tầm đặc sản "một vốn bốn lời"

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:30
Từ loại quả mọc dại, người dân hái "ăn vui miệng", không ngờ khi chế biến lại thành một món ngon bất ngờ, giá cũng đắt đỏ 200.000 đồng/kg.

Anh nông dân kiếm hơn nửa tỷ/năm nhờ nuôi con vật “hiền lành” trong hộp nhựa

Thứ 5, 25/04/2024 | 07:30
Nhờ tinh thần quyết tâm cùng sự sáng tạo trong cách nghĩ cách làm, anh Lương Anh Thiện hiện có nguồn thu nhập khiến nhiều người ao ước.

Loại quả "quê mùa" trước không ai ngó nay vào rừng hái về sang tay 300.000 đồng/kg

Thứ 5, 25/04/2024 | 15:30
Nhìn vừa có nét giống quả tiêu lại vừa giống hạt cà dại, rất nhiều người không hề biết tên của loại quả "quê mùa" này.