Tình huống bi hài về kẻ giả mạo kiệt tác tranh khét tiếng

Tình huống bi hài về kẻ giả mạo kiệt tác tranh khét tiếng

Thứ 5, 27/12/2012 | 23:48
0
Frank Wynne, dịch giả với cuốn sách nổi tiếng I was Vermeer, đã kể lại những phi vụ lừa đảo phi thường của Han van Meegeren, một nghệ sĩ người Hà Lan với các tác phẩm làm giả của danh họa Vermeer đã biến anh ta thành một anh hùng trong dân gian.

Ông nói: “Tôi luôn luôn thích thú với những kẻ làm giả nghệ thuật. Thật khó để kiềm chế sự sung sướng trước ý nghĩ một nhà phê bình nổi tiếng ca tụng một kiệt tác của thế kỷ 17 vẫn còn.. mùi sơn. Nếu như đỉnh cao của nghệ thuật phương Tây thuộc về Leonardo da Vinci, thì cái bóng của chính ông ta trong thế giới của những kẻ làm giả thuộc về Han van Meegeren”.

Lạ & Cười - Tình huống bi hài về kẻ giả mạo kiệt tác tranh khét tiếng

“Bữa ăn tối ở Emmaus”, bức tranh giả mạo do Van Meegeren mạo danh đã được bán với giá 6 triệu USD.

Sự thật phơi bày

Tháng 5/ 1945, ngay sau khi giải phóng Hà Lan, hai nhân viên đến từ Ủy ban nghệ thuật Đồng minh chịu trách nhiệm về việc hồi hương các tác phẩm nghệ thuật bị cướp phá bởi Đức Quốc xã đã đến phòng vẽ của van Meegeren, lúc đó chỉ là một họa sĩ Hà Lan, sở hữu các đại lý tranh không mấy tiếng tăm. Họ đã phát hiện ra một bức tranh nằm trong bộ sưu tập của Hermann Goring vẽ bởi họa sỹ vĩ đại Johannes Vermeer. Bức tranh có tên: Bữa ăn tối ở Emmaus.

Do Đức Quốc xã vẫn còn giữ lại hồ sơ chi tiết về bức vẽ này, người ta dễ dàng biết được thông tin bức tranh được bán cho phát xít Đức bởi Van Meegeren. Ủy ban nghệ thuật Đồng minh đã tra hỏi ông này để tìm ra người chủ gốc của bức tranh nhằm mang kiệt tác nghệ thuật trả lại cho anh ta. Tuy nhiên, Van Meegeren đã từ chối tiết lộ thông tin người chủ này và đối mặt với án tử hình do bị kết tội phản quốc.

Van Meegeren chỉ còn một cách chứng minh là thú nhận mình chỉ là kẻ giả mạo tranh để thoát tội chết phản quốc. Việc thú nhận một hành vi mờ ám khác mà Van Meegeren đã tiến hành trong hàng thập kỷ đã mang lại cho Van meegeren hơn 60 triệu USD.

Giải thoát tội dối lừa bằng cái chết

Tuy vậy, cuối cùng những nỗ lực của Van Meegeren cũng được toại nguyện: Ngày 12/11/1947, Van Meegeren bị kết tội lừa gạt tiền bạc (thay vì tội phản quốc) và bị kết án phạt tù một năm. Dầu vậy, Van Meegeren chẳng có lấy một ngày thi hành án. Trong khi bên công tố và Bộ Quốc phòng Hà Lan tranh cãi với nhau để xin sự tha thứ từ Nữ hoàng, gã giả mạo tranh tài ba Van Meegeren đã lên cơn đau tim, phải nhập viện điều trị và qua đời 1 tuần sau đó, trước khi người ta kịp lên kế hoạch bắt ông trả món nợ cho tội lừa dối cả thế giới.

Từ thú nhận này, đã bộc lộ rõ bản chất con người của Han van Meegern. Ông ta thù ghét nghệ thuật hiện đại, cho rằng đấy là một trò trẻ con và suy đồi, một trào lưu nhất thời xấu xí và không chóng thì chày sẽ lụi tắt. Trong nhiều năm, Han van Meegern đã sống tằn tiện với việc vẽ chân dung cho những người giàu theo phong cách của Rembrandt (một họa sỹ nổi tiếng ở thế kỷ 17), nhăn mặt khi nghe công việc của mình bị nhạo báng bởi những người đồng nghiệp.

Một nhà phê bình có tiếng khi xem triển lãm cá nhân lần hai của Van Meegeren đã viết: "Một kỹ thuật viên tài năng, người đã tạo nên những bản sao hoàn hảo của trường phái Renaissance, ông ta có mọi tố chất, ngoại trừ sự độc đáo".

Thời điểm van Meegeren cảm thấy thích hợp để trả thù những lời phê bình đối với nghệ thuật ông theo đuổi đã đến. Van Meegeren nghĩ ra cả một kế hoạch để vẽ một bức Vermeer hoàn hảo thực sự, nghĩa là không phải là một bản sao, cũng không phải tác phẩm mô phỏng. Và một khi tác phẩm được chứng thực bởi các chuyên gia nghệ thuật hàng đầu, được mua lại bởi một bảo tàng lớn, triển lãm và nổi tiếng, ông sẽ thông báo trò chơi khăm của mình với thế giới đáng nguyền rủa này.

Bước đầu tiên của Van Meegern là pha chế một hỗn hợp màu sắc khéo léo và tinh xảo đến nỗi có thể vượt qua được bất kỳ bài kiểm tra về niên đại nào đối với một bức họa gốc từ thế kỷ 17. Lúc bấy giờ, thứ ông cần là vẽ được một kiệt tác.

“Bữa ăn tối tại Emmaus” không giống như bất kỳ một tác phẩm nào được thừa nhận của Vermeer. Van Meegeren, đúng như kế hoạch được lập sẵn với một trời đạo đức nghề nghiệp của mình đã vẽ bức tranh với phong cách của riêng ông, chua thêm những ám chỉ tinh tế để tác phẩm được cho là của bậc thầy người Hà Lan, trước khi để lại một chữ ký bay bướm cần thiết bên dưới bức họa. Công việc cuối cùng là giao nộp nó cho Abraham Bredius, các cơ quan có thẩm quyền nổi tiếng nhất về nghệ thuật Ba-rốc của Hà Lan thời điểm hiện tại. Đúng như dự đoán, các nhà phê bình đã sập bẫy hoàn toàn.

Đột nhiên cả thế giới nằm gọn dưới chân Van Meegeren. “Bữa ăn tối ở Emmaus” được mua bởi một triển lãm hội họa có uy tín ở Rotterdam Gallery Boijmans với mức giá tương đương 6 triệu USD. Nhưng điều có lẽ quan trọng hơn cả đối với Van Meegeren là mâu thuẫn nực cười nhất đã diễn ra, khi bức họa được vinh danh như là một ngôi sao chói lọi, tâm điểm của cuộc triển lãm 400 năm nghệ thuật châu Âu này.

Thoát tội danh phản quốc nhờ thú nhận hành vi giả mạo

Có quá nhiều tiền từ việc bán tranh mạo danh của các danh họa, Van Meegeren sa vào nghiện ngập, sức khỏe kiệt quệ bởi rượu và morphine. Van Meegeren cay đắng nhận ra rằng, bất kể bức tranh của mình không đủ năng lực như thế nào, bắt chước thô lậu ra sao, hoặc tạo nên một xuất xứ mơ hồ đến mức nào chăng nữa thì các nhà phê bình Vermeer uyên bác nhất vẫn sẽ thần thánh hóa những tác phẩm đó. Sai lầm duy nhất của Van Meegeren là để một trong những bức tranh của ông rơi vào tay kẻ thù.

Không một con mắt chuyên gia nào phát hiện ra những bức họa của Van Meegeren là giả. Lý do duy nhất khiến ông bị lột mặt nạ là bởi một câu bông đùa: Chỉ sau sáu tuần trong nhà tù, Van Meegeren đã gầm lên với gã cai ngục rằng: "'Những tên ngốc kia, bọn mày nghĩ rằng tao đã bán một tác phẩm vô giá của Vermeer cho Gring hay sao? Làm gì có Vermeer ở đây- Chúng là do tao tự vẽ, tất thảy chúng”.

Điều duy nhất Van Meegeren không dự tính được là không một ai tin vào lời thú nhận này. Các sỹ quan ngây thơ cho rằng nếu van Meegeren đã vẽ những bức Vermeer này, ông ắt hẳn phải có bức tranh thật, để rồi tạo ra một bản sao từ bộ nhớ. Van Meegeren phủ nhận một cách ngạo nghễ: "Để vẽ một bản sao không cần phải là một tài năng nghệ thuật. Trong đời, tao chưa bao giờ vẽ một bản sao nào sất. Nhưng tao sẽ vẽ cho mày một Vermeer hoàn toàn mới. Tao sẽ vẽ một kiệt tác."

Và như thế, trong khi bị bao quanh bởi các phóng viên và các nhân chứng do tòa chỉ định, thoải mái dùng rượu và morphine một cách tự do, ông đã vẽ trong 6 tuần bức "Vermeer" cuối cùng trong đời, trong một nỗ lực tuyệt vọng để chứng minh mình vô tội.

Từ một kẻ phản bội, một nghệ sỹ Hà Lan mua bán tranh, quan hệ với những tay trùm phát xít, làm tay sai cho Đức Quốc xã, Van Meegeren trở thành vị anh hùng trong dân gian - người đã cho Gring ăn quả lừa. Hermann Gring, kẻ mang hàm Reichsmarschall (cấp cao nhất trong lực lượng vũ trang Đức Quốc Xã) được cho biết bức Vermeer yêu quý của hắn là đồ giả trong khi chờ thi hành án ở Nuremberg, đã trợn tròn mắt nhìn như thể lần đầu tiên phát hiện ra có quỷ dữ ở trên thế giới này. (thông tin từ một tài liệu đương thời).

Đúng như dự đoán, những lời thú nhận của Van Meegeren đã tạo nên một scandal chấn động toàn cầu và đưa ông này lên đỉnh cao của sự nổi tiếng. Phiên tòa xét xử đã diễn ra chẳng khác gì một xiếc thú. Những chuyên gia bậc nhất Hà Lan một thời thi nhau bào chữa cho sai lầm của họ trong khi Van Meegeren bị cho rằng nên nhận tội vì đã trót xúc phạm đến những kiệt tác như vậy. Và cho đến tận bây giờ, những chuyên gia chống lại ông còn quả quyết rằng một trong những bức họa giả của Van Meegeren phải có ít nhất một cái là thật.

Hệ lụy của việc làm giàu quá nhanh từ việc làm tranh giả

Trong chưa đầy sáu năm, Van Meegeren đã vẽ thêm sáu bức của Vermeers, đút túi số tiền khổng lồ xấp xỉ 60 triệu USD. Hệ quả của việc có quá nhiều tiền, ông bắt đầu trở thành một gã nghiện rượu, tắm trong sâm-panh hảo hạng, nghiện luôn cả ma túy và không chịu được cuộc sống chung thủy với bà vợ của mình. Van Meegeren đã mua hàng chục ngôi nhà và khách sạn, thậm chí khi không biết làm gì với sự giàu có của mình, ông ta đã chôn hàng trăm ngàn gun-đơn (tiền tệ Hà Lan) trong vườn, giấu đống tài sản kếch xù trong ống dẫn nhiệt và cả dưới sàn nhà nhiều đến nỗi không biết mình đã dấu tiền vàng ở những đâu, để rồi 30 năm sau khi ông chết, người Hà Lan vẫn còn đào thấy những thùng tiền đầy ứ với loại tiền giấy sản xuất từ thời tiền chiến.

Minh Nguyệt