"Tôi tin rằng TGĐ Vinfast không có trong quy hoạch từ trước"

Lê Mạnh Quốc
Thứ 7, 04/12/2021 | 18:18
0
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, cần nghiên cứu học hỏi bài học kinh nghiệm của các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn tư nhân trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt.

Sáng 4/12, Ban Kinh tế trung ương và Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp tổ chức hội thảo "Xây dựng đội ngũ lãnh đạo chủ chốt tại các doanh nghiệp nhà nước ngang tầm nhiệm vụ: Thực trạng và giải pháp".

Hội thảo nằm trong khuôn khổ chương trình xây dựng Đề án “Xây dựng quy định về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước phù hợp với thể chế chính trị, cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”, được Bộ Chính trị giao Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng. 

Chưa đủ độ mở để tuyển chọn được người tài giỏi tại doanh nghiệp Nhà nước

Đề nghị xem xét bỏ quy hoạch cán bộ với lãnh đạo chủ chốt tại DNNN

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến của các chuyên gia, đại diện các Bộ, ban, ngành đã thẳng thắn thừa nhận Một bộ phận không nhỏ, cán bộ quản lý DNNN yếu kém về năng lực quản lý, điều hành, sa sút về tinh thần trách nhiệm, suy thoái về phẩm chất đạo đức, cố ý làm trái, vi phạm các quy định pháp luật, lợi dụng nhiệm vụ được giao để mưu cầu lợi ích riêng và gây thất thoát lướn, thua lỗ lớn cho một số DNNN, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng. 

Cho rằng một số đánh giá về đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở DNNN còn chung chung, thiếu định lượng thậm chí “quá nặng nề”, TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đặt vấn đề phải nhìn nhận khách quan về vai trò, đóng góp cũng như sự thay đổi tích cực của các DNNN cũng như lãnh đạo của các DNNN đối với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm vừa qua.

Bên cạnh đó, khi đánh giá về những vi phạm, sai phạm liên quan đến doanh nghiệp nhà nước ngoài việc chỉ ra sai phạm cho thấy mỗi người lãnh đạo, quản lý DNNN thì phải đề cập đến sự liên quan các cơ quan khác có liên quan.

"Mỗi cán bộ lãnh đạo được bổ nhiệm đều qua nhiều khâu. Vì vậy, trong trường hợp để xảy ra vi phạm, sai phạm, thì đó là cả quá trình với nhiều bên liên quan, mà trước hết những cơ quan quản lý trực tiếp phải chịu trách nhiệm đầu tiên".

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Đình Cung cũng cho rằng, lâu nay khi xem xét các sai phạm, vụ án vẫn chưa tách bạch giữa pháp nhân và cá nhân, đặc biệt là trong tài sản. Cụ thể, đối với tài sản cá nhân có thể sử dụng vật chứng nhưng tài sản pháp nhân không thể đưa ra làm vật chứng. Tuy nhiên, thực tế vừa qua, việc nhập nhằng này đã dẫn đến tình trạng có những dự án hàng chục ngàn tỉ được sử dụng làm vật chứng để đấy, dầm mưa dãi nắng nhiều năm, gây tốn kém, lãng phí.

Đánh giá về nguyên nhân của sự "chậm tiến", kém đổi mới, sáng tạo của một bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp, TS. Nguyễn Đình Cung chia sẻ: “Tôi gặp nhiều anh em, chia sẻ, cũng mong muốn đóng góp, hành động nhưng cảm nhận sự rủi ro, nên sự lựa chọn tốt nhất là không hành động, đảm bảo an toàn cho cá nhân nhiều nhất, một việc xin ý kiến nhiều người. Chính thứ này gây mất mát, chậm trễ, thiếu năng động của hệ thống DNNN hiện nay.”

Tiêu điểm - 'Tôi tin rằng TGĐ Vinfast không có trong quy hoạch từ trước'

TS. Nguyễn Đình Cung chỉ rõ thực tế nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước không nhiều có quy hoạch cán bộ nhưng lại có đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn và đạt được mục tiêu tốt hơn nhiều doanh nghiệp trong khu vực nhà nước. 

Kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong DNNN, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, đánh giá cán bộ trong DNNN không thể tách rời vai trò, sứ mệnh, mục tiêu nhiệm vụ và khuôn khổ quản trị của hệ thống DNNN nói chung và từng DNNN nói riêng, đặc biệt quản trị theo thông lệ quốc tế gồm HĐQT, thành viên HĐQT, giám đốc điều hành và các bộ phận cấu thành.

Ông Cung cũng cho rằng rất cần nghiên cứu học hỏi bài học kinh nghiệm của các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn tư nhân trong việc tuyển chọn, bổ nhiệm, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật các lãnh đạo, cán bộ chủ chốt. Theo đó, Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp ngoài việc chú trọng tổng kết thực tiễn từ các DNNN còn phải đánh giá đúng mức việc tổng kết bài học kinh nghiệm từ quá trình vận hành thành công của nhiều doanh nghiệp ngoài nhà nước. 

“Tôi tin rằng ông Tổng Giám đốc Vinfast không có trong quy hoạch từ trước của ông Phạm Nhật Vượng. Họ không có quy hoạch cán bộ nhưng họ có cán bộ giỏi chuyên môn và đạt được mục tiêu tốt hơn nhiều doanh nghiệp trong khu vực nhà nước. Vì vậy, đề nghị xem xét bỏ quy hoạch cán bộ với lãnh đạo chủ chốt DNNN”, ông Cung đề xuất.

Ông Cung cho rằng, với cách quy hoạch cán bộ tại DNNN như hiện nay sẽ không chọn được người tài, không chọn được những người lãnh đạo đổi mới, sáng tạo, dám chấp nhận rủi ro người giỏi mà chỉ chọn được những người biết tuân thủ.

“Thay vì quy hoạch hãy làm chương trình kế hoạch tìm kiếm tài năng, tìm kiếm người tài thì mới tốt hơn nhiều, đừng bỏ cơ hội tìm người tài về làm việc cho chúng ta”, TS Nguyễn Đình Cung phân tích.

Ngoài ra, ông cũng đề nghị xem xét bãi bỏ bổ nhiệm cán bộ DNNN theo cơ chế hành chính xin cho mà trao quyền tự chủ cho cơ quan chủ sở hữu là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và SCIC thực hiện hậu kiểm kèm theo.

“Người bổ nhiệm theo tiêu chuẩn, tiêu chí không nghiễm nhiên ngồi ở đó trong nhiệm kỳ tiếp theo, nếu không đạt được mục tiêu thì miễn nhiệm”, ông Cung nói.

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, cần thực sự có thay đổi mang tính bước ngoặt, dứt khoát chuyển đổi sang cơ chế thị trường và công tác cán bộ, quản trị DNNN phải thực hiện đúng nguyên tắc theo thông lệ quốc tế.

“Với hơn 100 tỉ tài sản của DNNN hiện nay, nâng cao hiệu quả thì chắc chắn tăng thêm 2- 3 điểm % tăng trưởng về kinh tế và làm DNNN cũng không phải bị phê phán, chê trách, DNNN có hình ảnh đẹp trên thương trường”, ông Cung đúc kết.

Nhận thức chưa đầy đủ về công tác cán bộ

Phát biểu tại sự kiện, ông Chu Đình Động, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương cho rằng trong thời gian qua vẫn còn một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trong Khối chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực quản lý, điều hành. Tầm nhìn và khả năng hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của một số cán bộ còn hạn chế, chậm thích ứng với hội nhập quốc tế.

“Một số người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải xử lý theo quy định”, ông Động thẳng thắn nhìn nhận.

Ngoài ra, cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở một số doanh nghiệp còn mất cân đối, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ đạt thấp. Việc chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ lãnh đạo chưa được chuẩn bị kịp thời, đồng bộ.

Tiêu điểm - 'Tôi tin rằng TGĐ Vinfast không có trong quy hoạch từ trước' (Hình 2).

Ông Chu Đình Động, Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, phát biểu tại Hội thảo. 

Đánh giá về nguyên nhân, ông Động nhìn nhận những hạn chế, tồn tại này chủ yếu do nhận thức của một số cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo doanh nghiệp chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công tác cán bộ là “then chốt của then chốt”. Việc cụ thể hóa chỉ thị, nghị quyết, quy chế, quy định của Đảng về công tác cán bộ vào doanh nghiệp còn chậm, thiếu đồng bộ. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp trong Khối thiếu tu dưỡng, rèn luyện về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu tự giác học tập lý luận, kỹ năng quản lý tiên tiến.

Thêm vào đó, hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra về công tác cán bộ trong doanh nghiệp chưa thường xuyên, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan. Các doanh nghiệp Nhà nước thuộc quyền quản lý của các bộ, ngành chủ quản khác nhau, nên công tác cán bộ doanh nghiệp nhà nước còn khép kín trong từng ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp. Chưa có sự linh hoạt, liên thông với các doanh nghiệp khác trong ngành hoặc doanh nghiệp ngoài ngành.

Một số nội dung thảo luận về tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ quản lý DNNN tại Hội thảo

Một là, về chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác cán bộ tại doanh nghiệp nhà nước: Chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ tương đã được quy định đầy đủ trong các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế; tuy nhiên, Đảng chưa ban hành quy định riêng đối với công tác cán bộ tại doanh nghiệp nhà nước.

Hai là, về công tác tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ: Chưa có quy định về tuyển dụng theo hình thức thi tuyển hay thuê nhân sự chủ chốt; mặc định các vị trí chủ chốt phải là Đảng viên, từ đó hạn chế nguồn cán bộ, thiếu linh hoạt. Còn một số vướng mắc trong quy định về quy hoạch cán bộ, đặc biệt là quy định về quy hoạch tương đương đối với cán bộ đến từ các cơ quan, ban ngành khác nhau. Công tác điều động, luân chuyển cán bộ còn chưa phù hợp khi bố trí công chức quản lý nhà nước chuyển sang quản lý DNNN …

Ba là, về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn một số tồn tại; tài liệu, khung chương trình chưa được quan tâm để chuẩn hóa.

Bốn là, công tác đánh giá cán bộ còn là khâu yếu, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể. Các quy định hiện hành chưa thực sự khơi nguồn cho đổi mới sáng tạo và dám nghĩ, dám làm vì còn có những ràng buộc trách nhiệm đối với từng việc cụ thể mặc dù vẫn đảm bảo bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

 

 

Chưa đủ độ mở để tuyển chọn được người tài giỏi tại doanh nghiệp Nhà nước

Thứ 7, 04/12/2021 | 16:17
Theo Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, chủ trương thu hút nhân tài tại các DNNN hiện nay chậm được cụ thể hoá bằng các cơ chế, chính sách phù hợp.

Quy hoạch cán bộ chiến lược: Cảnh giác với người cơ hội chính trị

Thứ 2, 19/11/2018 | 17:29
Chủ trì cuộc họp ra mắt ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026 mới đây, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Dứt khoát không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, mất đoàn kết, gây rối nội bộ, tham nhũng tiêu cực, cơ hội chính trị như “con lươn, con chạch”.

Đẩy mạnh sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

Thứ 3, 29/01/2019 | 21:54
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp năm 2018; nhiệm vụ, giải pháp năm 2019.
Cùng tác giả

Cần đầu tư hơn 350.000 tỷ đồng cho hạ tầng hàng hải đến năm 2030

Thứ 6, 19/04/2024 | 15:22
Hệ thống cảng biển phát triển đồng bộ, liên tục là điều kiện cần để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn tới.

Giao thông “đi trước, mở đường”, tạo đột phá cho Điện Biên phát triển

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:00
Thời gian qua, hạ tầng giao thông của Điện Biên đã có bước tiến lớn song vẫn tiếp tục là một đòi hỏi cấp thiết của địa phương này trong quá trình phát triển.

Xây dựng thương hiệu du lịch Điện Biên từ nội lực văn hóa

Thứ 4, 17/04/2024 | 15:00
Điện Biên có tài nguyên văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc của các tộc người. Đây là nguồn lực to lớn để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng.

Ngăn chặn, loại bỏ cơ hội, điều kiện phát sinh tiêu cực trong đấu thầu

Thứ 4, 17/04/2024 | 14:08
Bộ GTVT yêu cầu thực hiện nghiêm các chỉ đạo của bộ về công tác lựa chọn nhà thầu; nghiêm cấm các hành vi dàn xếp, thông thầu, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu.

Tăng chuyến bay dịp Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 10:32
Các chuyến bay đáp ứng nhu cầu di chuyển tăng cao của hành khách với nhiều lựa chọn giờ bay thuận lợi, cũng như hỗ trợ công tác tổ chức sự kiện của tỉnh Điện Biên.
Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương 2024 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội: Sửa đổi căn bản Luật Di sản văn hóa là phù hợp

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:05
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ kỳ vọng việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

CEO Apple Tim Cook muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:11
Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu.