Tổng thống Pháp Macron phản đối kế hoạch NATO mở rộng sang châu Á

Thứ 3, 06/06/2023 | 11:10
0
Pháp không sẵn sàng ủng hộ bất kỳ chính sách nào “góp phần gây căng thẳng giữa NATO và Trung Quốc”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã từ chối phê duyệt kế hoạch mở văn phòng liên lạc của NATO tại Nhật Bản, cho rằng tổ chức này không nên vươn mình ra ngoài Bắc Đại Tây Dương, tờ Financial Times (Anh) đưa tin hôm 5/6.

Sự phản đối của ông Macron đối với kế hoạch cho Tokyo – mở văn phòng đầu tiên của NATO ở châu Á – đã dẫn đến bế tắc kéo dài hàng tháng trời trong khối liên minh quân sự phương Tây, tờ báo Anh dẫn 8 nguồn thạo tin cho biết.

Việc mở một trung tâm liên lạc ở Nhật Bản sẽ cần có sự nhất trí của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương – cơ quan chính trị cao nhất của NATO. Điều đó nghĩa là Paris có khả năng bác bỏ đề xuất này. Theo một trong những nguồn tin mà Financial Times tiếp cận được, Tổng thống Macron tin rằng hiến chương của NATO yêu cầu liên minh này hạn chế phạm vi địa lý của mình ở “Bắc Đại Tây Dương”, do đó ngăn cản NATO mở rộng sang châu Á.

Tại một hội nghị vào tuần trước, Tổng thống Pháp được cho là đã cảnh báo rằng việc thúc đẩy NATO “mở rộng phạm vi và địa lý sẽ là một sai lầm lớn”.

Một nguồn tin khác nói với Financial Times rằng Paris không sẵn sàng ủng hộ bất kỳ chính sách nào “góp phần gây căng thẳng giữa NATO và Trung Quốc”. Nguồn tin này cho rằng việc mở văn phòng ở Tokyo có thể phá vỡ niềm tin từ phía Bắc Kinh, cụ thể là trong vấn đề Ukraine.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đã bày tỏ sự hoài nghi về văn phòng liên lạc được đề xuất ở Tokyo. Tháng trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cho biết, NATO nên duy trì trong phạm vi ảnh hưởng của mình và không tìm cách tăng cường sự hiện diện ở châu Á, lập luận rằng khu vực này “không hoan nghênh đối đầu khối hoặc các khối quân sự”.

Theo Financial Times, NATO từ chối cung cấp thông tin chi tiết về “các cuộc thảo luận đang diễn ra”. Nhà Trắng không trả lời yêu cầu bình luận. Chính phủ Nhật Bản không bình luận, nhưng một quan chức Nhật Bản cho biết Tokyo muốn tăng cường quan hệ với liên minh.

Thế giới - Tổng thống Pháp Macron phản đối kế hoạch NATO mở rộng sang châu Á

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chào đón Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Điện Elysee ở Paris, ngày 9/1/2023. Ảnh: Bloomberg

Kế hoạch mở văn phòng liên lạc của NATO ở “xứ sở mặt trời mọc” đã được thảo luận không liên tục kể từ năm 2007, khi Thủ tướng Nhật Bản lúc đó là ông Shinzo Abe lần đầu tiên đến thăm trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ), và đã được nêu ra một lần nữa trong những tháng gần đây.

Tokyo đã tăng cường hợp tác đều đặn với khối này trong những năm qua, mở một văn phòng chi nhánh tại Brussels vào năm 2018. Thủ tướng Fumio Kishida, người năm ngoái đã trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên tham dự một Hội nghị Thượng đỉnh NATO, sẽ tham gia cuộc họp sắp tới tại Litva vào tháng 7.

Liên minh quân sự do Mỹ dẫn dắt hiện có hơn một chục trung tâm liên lạc trên toàn cầu, tại các quốc gia như Ukraine và Moldova. Hầu hết các trung tâm này đều nhỏ và được thiết kế để giúp liên lạc với chính phủ và quân đội của nước sở tại. Mặc dù NATO chưa vạch ra kế hoạch chi tiết cho Tokyo, nhưng văn phòng ở đó được cho là sẽ phục vụ một chức năng tương tự và sẽ chỉ có một số lượng nhân viên nhỏ.

Bà Yuka Koshino, một chuyên gia về Nhật Bản tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS, cho biết một văn phòng ở Tokyo sẽ giúp cho sự can dự của NATO ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở nên chính thức và bền vững.

“Ông Kishida nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa môi trường chiến lược Châu Âu-Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương… và đang tìm cách phối hợp các cách tiếp cận với các đối tác có cùng chí hướng”, vị chuyên gia cho biết.

Mặc dù Nhật Bản cho biết họ vẫn đang thảo luận để mở văn phòng, Thủ tướng Kishida gần đây lưu ý rằng chưa có quyết định cuối cùng nào về vấn đề này, đồng thời tuyên bố rằng Tokyo không quan tâm đến việc gia nhập NATO bất chấp sự tương tác đã tăng cường trong vài năm qua.

Minh Đức (Theo RT, Financial Times)

Nước thành viên NATO nói muốn gia nhập khối an ninh có Nga và Trung Quốc

Thứ 2, 19/09/2022 | 00:22
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết, gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) là “mục tiêu” của Ankara.

NATO nhắc Nga 14 lần, Trung Quốc 10 lần trong Khái niệm Chiến lược mới

Thứ 5, 30/06/2022 | 11:04
Liên minh quân sự NATO cũng coi các lực lượng hạt nhân chiến lược, đặc biệt là của Mỹ, là sự đảm bảo cao nhất cho an ninh của mình.

"Bộ tứ kim cương" sẽ là NATO châu Á khắc chế Trung Quốc?

Thứ 4, 29/11/2017 | 06:00
Nhóm Bộ tứ: Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ trong chiến lược "Ấn Độ-Thái Bình Dương" đang dần trở thành bộ khung cho một liên minh chống lại sự trỗi dậy đáng gờm của Bắc Kinh.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Kinh hoàng núi lửa ở Indonesia phun trào kèm theo những tia sét màu tím

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh, sơ tán hàng trăm người và phát cảnh báo về sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội.

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

65 con “Chim Cắt” F-16 không đủ “làm nên mùa xuân” cho Ukraine

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:40
Fighting Falcon sở hữu những khả năng quan trọng, nhưng một số chuyên gia không tin rằng sự hiện diện của F-16 ở Ukraine sẽ thực sự tác động đáng kể đến cuộc chiến.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.
     
Nổi bật trong ngày

Nga đánh chặn chính xác, 6 tên lửa triệu đô của Ukraine bị nổ tung ngay trên bầu trời

Thứ 5, 18/04/2024 | 13:55
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã triển khai cuộc tấn công trên không quy mô lớn nhưng hệ thống phòng không của Nga đã hoạt động hiệu quả.

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Đằng sau việc dòng xe Lada huyền thoại của Nga trở lại thị trường Iran

Thứ 6, 19/04/2024 | 06:00
Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy hàng trăm công ty nước ngoài rời bỏ Nga nhưng không có lĩnh vực nào của “xứ sở Bạch dương” bị ảnh hưởng nặng nề hơn xe hơi.

Đưa “phương tiện bí ẩn” ra mặt trận, Nga có tạo được khác biệt trước Ukraine?

Thứ 5, 18/04/2024 | 09:55
Để đối phó về các mối nguy trên chiến trường, Nga đã có những cải tiến ở khí tài. Những hình ảnh về “phương tiện bí ẩn” này đã được ghi lại trên chiến trường.

Châu Âu cần ít nhất 6-8 năm mới “đoạn tuyệt” được với khí đốt Nga

Thứ 5, 18/04/2024 | 06:00
Trong vô số các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moscow vì cuộc chiến ở Ukraine, EU chưa từng trừng phạt khí đốt Nga nhưng đặt mục tiêu “đoạn tuyệt” với nguồn cung này.