Tổng thống Putin công bố vắc xin Covid-19 đầu tiên: Vì sao phương Tây đố kỵ, hoài nghi thành quả của Nga?

Tổng thống Putin công bố vắc xin Covid-19 đầu tiên: Vì sao phương Tây đố kỵ, hoài nghi thành quả của Nga?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 4, 12/08/2020 19:00

Thay vì chào đón, thông báo về vắc xin Covid-19 đầu tiên được Tổng thống Vladimir Putin đưa ra hôm 11/8 đã gây cảm giác khó chịu và hoài nghi trên truyền thông chính thống của phương Tây.

Tiêu điểm - Tổng thống Putin công bố vắc xin Covid-19 đầu tiên: Vì sao phương Tây đố kỵ, hoài nghi thành quả của Nga?

Nga tuyên bố ra mắt vắc xin COVID-19 hôm 11/8.

Ngày 11/8, Nga công bố vắc xin COVID-19 đầu tiên trên thế giới với tên gọi Sputnik V. Đây được coi là một bước tiến lớn nhằm ngăn chặn đại dịch hiện đã khiến hơn 737.000 người thiệt mạng trên toàn cầu.

Tuy nhiên, thay vì được tán dương, sự phát triển đột phá đến từ Nga lại chỉ nhận được sự hoài nghi từ truyền thông phương Tây.

Đố kỵ?

Được phát triển bởi viện Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh học Gamaleya, vắc xin chống virus corona của Nga đã trải qua một loạt thử nghiệm kể từ ngày 18/6 và đã được chứng minh là mang lại hiệu quả tốt.

Thay vì chào đón, thông báo được Tổng thống Vladimir Putin đưa ra hôm 11/8 đã gây cảm giác khó chịu và hoài nghi trên truyền thông chính thống của phương Tây.

"Moscow đang cắt giảm các thử nghiệm để ghi điểm chính trị và tuyên truyền", tờ The New York Times đưa ra lời nhận định. Trong khi tờ Wall Street Journal bày tỏ lo ngại về "tính an toàn" và "hiệu quả" của vắc xin Nga, thì tờ The Guardian cáo buộc "sự phát triển của Sputnik V được đánh dấu bởi sự mờ ám đáng lo ngại và các vấn đề đạo đức".

Giới phân tích độc lập đã giải thích vì sao truyền thông phương Tây lại có phản ứng khó hiểu như vậy.

"Phản ứng này có thể được mô tả như một trường hợp đố kỵ, vừa ghen tị và bối rối khi Nga đã chứng tỏ mình đang làm tốt hơn nhiều so với các đối thủ toàn cầu, đặc biệt là Mỹ và châu Âu, trong việc giải quyết trực tiếp mối đe dọa virus đối với sức khỏe con người và nền kinh tế mà không làm lãng phí thời gian”, Gilbert Doctorow, nhà phân tích chính trị độc lập ở Brussels, nêu quan điểm.

Theo Doctorow, những người hoài nghi, chỉ trích và gièm pha Nga, vì họ biết rất ít về đất nước này và không biết gì về cộng đồng khoa học của Nga cũng như những thành tựu trong thập kỷ qua, cụ thể trong lĩnh vực miễn dịch học và chống các bệnh truyền nhiễm.

Guy Mettan, chính trị gia người Thụy Sĩ và là giám đốc điều hành của câu lạc bộ Báo chí Geneva không ngạc nhiên trước phản ứng từ báo chí chính thống phương Tây.

 “Lý do có cách tiếp cận như vậy là hệ quả của những định kiến ​​và khuôn mẫu đã in hằn vào gốc rễ của những người có thái độ bài xích mọi thứ về Nga, vốn đang phát triển từ khoảng một thập kỷ nay. Việc có quá nhiều những tin tức xấu và tiêu cực về Nga đã khiến nhiều nhà báo không thể thay đổi lập trường và tin chắc rằng nếu Nga tạo ra những điều tốt đẹp thì đó chỉ là giả”, Mettan cho biết.

Thành tựu khoa học Nga

Tiêu điểm - Tổng thống Putin công bố vắc xin Covid-19 đầu tiên: Vì sao phương Tây đố kỵ, hoài nghi thành quả của Nga? (Hình 2).

Tốc độ ra mắt vắc xin COVID-19 nhanh bất ngờ của Nga khiến truyền thông phương Tây hoài nghi.

Các nhà khoa học Nga đã đưa ra lời giải thích rõ ràng về tốc độ phát triển nhanh chóng của loại vắc xin mới khiến phương Tây đặt câu hỏi. Mấu chốt của vấn đề là vắc xin Covid-19 được tạo ra trên cơ sở những nghiên cứu có sẵn.

Kể từ những năm 1980, trung tâm Gamaleya đã phát triển một nền tảng công nghệ sử dụng adenovirus dưới dạng phương tiện truyền dẫn, hay còn gọi là “vectơ”, có thể mang vật liệu di truyền từ virus khác vào tế bào.

Phương pháp này được sử dụng để tạo ra vắc xin chống lại virus Ebola vào năm 2015. Phương pháp phòng ngừa Ebola đã được sử dụng trên hàng nghìn người trong vài năm qua, tạo ra một nền tảng cho sự phát triển của vắc xin COVID-19.

"Khối lượng lớn công việc đã được thực hiện trong những năm gần đây, cho phép các nhà phát triển không lãng phí thời gian cho tất cả các thí nghiệm tối ưu hóa về sau, mà nhanh chóng chuyển sang sản xuất vắc-xin cần thiết chống lại COVID-19", Pavel Volchkov, người đứng đầu phòng thí nghiệm công nghệ gen tại viện Vật lý và Công nghệ Moscow giải thích về tốc độ phát triển của Sputnik V và hiệu quả của nó.

Cạnh tranh trong sản xuất vắc xin

Một yếu tố khác là sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty và các quốc gia trong việc trở thành bên đầu tiên sản xuất một loại vắc xin hiệu quả.

"Vì nhiều nước phương Tây, bao gồm cả Mỹ, đã phản ứng rất tệ với đại dịch COVID-19, sẽ rất khó để thừa nhận rằng họ cũng đã thất bại trong việc sản xuất một loại vắc xin thích hợp!", Mettan chỉ ra.

Theo Mettan, việc từ chối thành công của Nga là điều thường được truyền thông phương Tây sử dụng khi đưa tin về các sự kiện liên quan đến Nga.

Tuy nhiên, giới quan sát đặt ra câu hỏi là, liệu sự cạnh tranh về mặt chính trị của các nhà hoạch định chính sách và giới truyền thông phương Tây có quan trọng hơn là sức khỏe và hạnh phúc của con người giữa đại dịch chết người hay không.

Giới quan sát cho rằng, quyết định tung ra loại vắc xin được nhiều người mong đợi của Nga đáng được hoan nghênh hơn là những lời chế nhạo trên báo chí phương Tây. "Giữa đại dịch này, thời gian là điều cốt yếu", Mettan nhấn mạnh.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.