Tp.HCM: Người trồng hoa thấp thỏm trước Tết Nguyên đán

Tp.HCM: Người trồng hoa thấp thỏm trước Tết Nguyên đán

Nguyễn Quốc Lâm

Nguyễn Quốc Lâm

Thứ 2, 27/12/2021 17:39

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nhà vườn "dè chừng" xuống giống, giảm diện tích gieo trồng nhưng vẫn cố gắng giữ vững sản lượng để cung cấp đủ cho thị trường.

Nhiều năm nay, hơn chục vườn hoa trong khu đất dự án trên đường Lê Thị Riêng, phường Thới An, quận 12 được nhiều người gọi là “làng hoa quận 12”. Đây là nơi có không khí Tết sớm nhất Tp.HCM, cũng là nơi cung ứng hoa tươi phục vụ nhu cầu trong dịp Tết của người dân Tp.HCM và cho nhiều tỉnh thành lân cận.

Dân sinh - Tp.HCM: Người trồng hoa thấp thỏm trước Tết Nguyên đán

Những ngày giữa tháng 11, các nhà vườn tại quận 12, phường Thới An, Tp.HCM đang tất bật với việc chuẩn bị hoa, kiểng cho vụ Tết sắp đến.

Dịch bệnh đã tác động lớn đến việc sản xuất, kinh doanh của người dân làng hoa. Nhiều nhà vườn phải nhổ bỏ hết số hoa không bán được trong thời điểm Thành phố này giãn cách xã hội. Trước lo ngại biến động của thị trường trong bối cảnh dịch Covid-19, người dân làng hoa giảm mạnh diện tích gieo trồng trước vụ hoa Tết Âm lịch năm 2022.

Trao đổi với Người Đưa Tin, anh Nguyễn Minh Tâm (gia đình đã 3 đời làm nghề trồng hoa) cho biết, thời điểm này của các năm trước, ruộng hoa nhà anh đã có hàng nghìn bầu hoa chậu được khách đặt. Năm nay, dịch bệnh diễn biến phức tạp, thời tiết thất thường khiến người trồng hoa "điêu đứng" vì thất thu, trong khi chi phí đầu tư giống và phân bón tăng 20-30%.

Dân sinh - Tp.HCM: Người trồng hoa thấp thỏm trước Tết Nguyên đán (Hình 2).

Còn khoảng hơn 60 ngày nữa là đến vụ hoa Tết. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên nhiều nhà vườn tỏ ra khá lo lắng cho thị trường năm nay.

"Đang vào thời điểm chăm, tỉa cho vụ hoa Tết nhưng tôi không khỏi trăn trở bởi thị trường hoa năm nay. Thời điểm này năm ngoái, nhiều mối quen đã gọi điện đặt cọc trước, nhưng hiện giờ các thương lái vẫn e dè chưa dám đặt. Họ đợi thị trường và diễn biến dịch bệnh ổn định mới dám chi tiền", anh Tâm cho hay.

Nếu như các năm trước, gia đình anh Minh, 34 tuổi, chủ vườn hoa trên đường Lê Thị Riêng sẽ trồng hơn 15.000 cây hoa các loại để cung ứng ra thị trường Tết nhưng năm nay do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên số lượng hoa ở vườn nhà anh cũng giảm đi một nửa.

Dân sinh - Tp.HCM: Người trồng hoa thấp thỏm trước Tết Nguyên đán (Hình 3).

Những chậu cây được chăm sóc để kịp ra hoa vào vụ Tết.

Theo anh Minh, năm nay mọi chi phí như nhân công, vật tư, hạt giống, phân bón đều tăng hơn so với năm trước dẫn đến giá thành sản xuất tăng khoảng 20%. Hơn 8 năm trồng hoa, nhưng chưa năm nào gia đình anh trồng ít hoa cho vụ Tết như năm nay. Một phần là do dịch bệnh, một phần do các thương lái đến nay vẫn dè chừng chưa dám đặt hàng nhiều vì sợ thị trường có biến động.

“Thời gian gần đây, dịch Covid-19 bùng phát người dân lại càng lo lắng hơn. Bởi vậy, tôi quyết định giảm một nửa diện tích trồng hoa phục vụ thị trường Tết, số còn lại tôi trồng kế vụ ra Giêng bán cho người dân đi lễ, chùa vào dịp Rằm tháng Giêng, chứ không dám mạo hiểm trồng một vụ với số lượng nhiều", anh Minh bộc bạch.

Dân sinh - Tp.HCM: Người trồng hoa thấp thỏm trước Tết Nguyên đán (Hình 4).

Những chậu hoa cúc được buộc dây xung quanh để chúng phát triển đều và thẳng hơn.

Như mọi năm, năm nay các loại hoa cúc, mào gà, hướng dương, sống đời, dừa cạn, dạ anh thảo,... vẫn là những loại hoa được các nhà vườn tại Tp.HCM trồng để cung cấp cho thị trường Tết Nguyên đán.

Ngoài một số vườn hoa tại quận 12, các vườn hoa, kiểng tại huyện Củ Chi, Hóc Môn và Tp.Thủ Đức (Tp.HCM)... cũng đang tất bật chuẩn bị cho vụ thu hoạch Tết. Tuy nhiên, tình hình chung năm nay các vườn đều đồng loạt chủ động giảm số lượng hoa, kiểng vì những dự báo không mấy khả quan của thị trường hoa Tết năm 2022.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.