Trả mối hận Syria: "Ván cờ" Ukraine lần này Nga đánh thế nào với Thổ Nhĩ Kỳ?

Trả mối hận Syria: "Ván cờ" Ukraine lần này Nga đánh thế nào với Thổ Nhĩ Kỳ?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 4, 14/04/2021 17:13

Có vẻ như Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ tha thứ cho Nga vì sự can thiệp quân sự ở Syria. Cuộc chiến với Ukraine lần này chính là cơ hội để Ankara trả thù.

Tiêu điểm - Trả mối hận Syria: 'Ván cờ' Ukraine lần này Nga đánh thế nào với Thổ Nhĩ Kỳ?

Thổ Nhĩ Kỳ đang công khai ủng hộ Ukraine.

Bóng ma chiến tranh

Trong những tuần gần đây, liên tục có các đợt pháo kích của lực lượng Ukraine nhằm vào các trung tâm ở khu vực ly khai phía Đông. Trong suốt 7 năm qua, các chiến dịch quân sự như vậy luôn được duy trì với cường độ thấp.  

Nga phủ nhận sự hậu thuẫn quân sự cho phe ly khai nhưng tỏ ra quan ngại về những động thái mới của Ukraine, đồng thời cho biết sẽ phản ứng trước mọi rủi ro gây hại với an ninh quốc gia.

Bình luận về căng thẳng Nga-Ukraine trong những ngày qua, cây bút Finian Cunningham của Sputnik nhận đinh, Nga đã đúng khi báo động về tình hình hiện tại.

Bạo lực bùng phát ở miền Đông Ukraine đi kèm với viễn cảnh Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp máy bay không người lái tấn công cho chính quyền Kiev sẽ càng làm xung đột thêm bùng nổ.

Giới quan sát lo ngại liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu và Nga có thể bị lôi kéo vào một cuộc chiến trên bình diện lớn hơn.

Tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenksy đã được nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tiếp đón trọng thể ở Istanbul. Tại đây, ông Erdogan cam kết sẽ ủng hộ "sự toàn vẹn lãnh thổ" của Ukraine.

Tuyên bố ủng hộ công khai Ukraine của Thổ Nhĩ Kỳ đi kèm với thỏa thuận tăng cường cung cấp tàu chiến và máy bay không người lái cho chính quyền Kiev.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng cảnh báo về động thái của các cường quốc NATO, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đang thúc đẩy lập trường quân sự hóa của Kiev.

Sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ gợi nhớ đến cuộc chiến năm ngoái giữa Azerbaijan và Armenia đối với khu vực tranh cãi Nagorno-Karabakh. Chính việc cung cấp máy bay không người lái và các thiết bị quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ đã mang lại cho Azerbaijan ưu thế quyết định trong cuộc chiến.

Xung đột ở biên giới phía Nam của Nga cũng là một nguyên nhân khiến Moscow cảm thấy an ninh quốc gia trở nên đáng báo động. Sau khi can thiệp kịp thời bằng thỏa thuận trung gian phù hợp, cuộc chiến kéo dài 4 tháng cuối cùng đã được dập tắt.

Cây bút Cunningham nhận định, có vẻ như Tổng thống Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ đang huy động sức mạnh một lần nữa để mở rộng ảnh hưởng trên các khu vực Biển Đen và Caucasus, lần này bằng cách cung cấp công nghệ máy bay không người lái “thay đổi cuộc chơi” cho các lực lượng Ukraine.

Nga sẽ “không vui”

Tiêu điểm - Trả mối hận Syria: 'Ván cờ' Ukraine lần này Nga đánh thế nào với Thổ Nhĩ Kỳ? (Hình 2).

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenksy.

Rõ ràng, sự can dự mới nhất của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc xung đột Ukraine đã khiến Nga vô cùng lo lắng. Trong quá khứ, Nga đã nhiều lúc ca ngợi mối quan hệ hữu nghị với Ankara. Tuy nhiên, lần này Ankara rõ ràng đang cố gắng kiếm lợi trên nỗi đau của Nga.

Mới gần đây, Nga đã tiếp tục mở rộng thỏa thuận bán hệ thống phòng không tiên tiến S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Thỏa thuận chiến lược này đã gây ra sự phẫn nộ ở Washington và các thành viên NATO. Nhưng Tổng thống Erdogan đã làm ngơ sự phản đối của phương Tây để tiếp tục theo đuổi thương vụ S-400.

Bước đi táo bạo của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã chọc giận các nhà lãnh đạo châu Âu, khiến Ankara bị gây sức ép trên nhiều vấn đề. Là một nhà lãnh đạo cá tính, Tổng thống Erdogan không ngại va chạm với nhiều lãnh đạo thế giới và đa phần trong số đó đều dẫn đến những kết cục mang tính đối đầu.

Cây bút Cunningham suy đoán rằng, có vẻ như nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ không bao giờ thực sự tha thứ cho Nga vì sự can thiệp quân sự của nước này vào Syria hồi cuối năm 2015, động thái làm đảo ngược thế cờ và tước bỏ mọi cơ hội đạt được mục tiêu của Ankara.

Sự can thiệp dữ dội của Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc xung đột Nagorno-Karabakh năm ngoái dường như được tính toán để “trả đũa” Nga.

Và lần này, sự công khai ủng hộ Ukraine của ông Erdogan cũng không nằm ngoài lý do tương tự. Nếu cuộc chiến bùng nổ, Moscow sẽ phải chịu áp lực to lớn trong việc đảm bảo tình hình ở Donbass.

Thế nhưng, nếu Nga thực hiện động thái quân sự thì truyền thông phương Tây sẽ ngay lập tức miêu tả đó là "sự xâm lược của Nga" đối với Ukraine. Với cái cớ như vậy, kế hoạch thứ hai với sự hỗ trợ của Washington và NATO sẽ được khởi động. Kết quả cuối cùng chính là một sự leo thang thảm khốc.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nổi tiếng là “kỳ thủ địa chính trị” lão luyện. Nhưng liệu ông có thắng được một đối thủ như Tổng thống Erdogan, một người chơi liều lĩnh và sẵn sàng đánh tới cùng?

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.