Tránh tình trạng luật vừa ban hành đã thấy “vướng”

Tránh tình trạng luật vừa ban hành đã thấy “vướng”

Thứ 5, 22/07/2021 | 07:22
0
Đây là kiến nghị của ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga khi bàn về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Vẫn “nóng” câu hỏi: “Bao giờ có luật Đất đai (sửa đổi)?”

Trao đổi với PV tạp chí Người Đưa Tin Pháp luật bên hành lang Quốc hội chiều 21/7, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga - Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương – nhận định: Tôi cho rằng, Quốc hội đã bố trí một chương trình dự thảo luật pháp lệnh cho năm 2021, 2022 khá chi tiết.

Bà Nga cho biết, bà đặc biệt quan tâm đến luật Đất đai (sửa đổi). Bởi, luật Đất đai hiện hành đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, vướng mắc, cần phải sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn hơn.

“Nếu không sớm sửa đổi thì các khó khăn, vướng mắc cũng chưa được thực hiện. Vì vậy, cần xem xét, sớm đưa luật Đất đai (sửa đổi) vào trong các kỳ họp sớm nhất này”, vị ĐBQH đoàn Hải Dương nói.

Tiêu điểm - Tránh tình trạng luật vừa ban hành đã thấy “vướng”

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (ảnh: H.B)

Trước đó, thảo luận tại hội trường chiều cùng ngày, một số ĐBQH cũng đã nêu ý kiến về dự thảo luật này.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) cho rằng, có tình trạng một số dự thảo luật hết sức cấp bách nhưng theo phản ánh của nhiều cử tri và địa phương thì chưa được đưa ra sửa đổi kịp thời, điển hình là luật Đất đai.

Theo vị đại biểu đoàn Kiên Giang, luật Đất đai đã được đưa ra nhiều lần trong các chương trình kỳ họp của Quốc hội khoá XIV tuy nhiên cũng nhiều lần xin lùi thời gian để Chính phủ nghiên cứu thêm.

“Để thực hiện nghiêm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cũng như để Quốc hội thoát khỏi thế bị động và nâng cao chất lượng làm luật, tôi kiến nghị Quốc hội cần có giải pháp khắc phục tồn tại nêu trên”, bà Bé nói.

Trong khi đó, ĐBQH Tô Văn Tám (đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum) lại có quan điểm riêng khi trao đổi về vấn đề này.

Ông Tám nói, về luật Đất đai (sửa đổi) đang được cử tri và nhân dân quan tâm, Chính phủ đề nghị cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ Ba năm 2022 và thông qua tại kỳ họp thứ Tư năm 2022; UBTVQH đề nghị cho ý kiến tại kỳ họp thứ Tư và thông qua tại kỳ họp thứ Năm năm 2023. Đó là sự thận trọng có cơ sở bởi tính phức tạp và nội dung rộng lớn của vấn đề.

“Mặc dù Nghị quyết của Quốc hội có cho quan điểm mở là trong quá trình chuẩn bị nếu chất lượng tốt và tiến độ nhanh hơn thì UBTVQH sẽ trình Quốc hội xem xét để đẩy đẩy nhanh tiến độ thông qua ở hai kỳ họp. Tôi nghĩ rằng cần khẳng định phải thông qua tại ba kỳ họp bởi tính phức tạp cả về lý luận và thực tiễn của vấn đề sở hữu và vấn đề quản lý, sử dụng đất đai”, ông Văn Tám nêu quan điểm.

Sau khi nghe góp ý của các ĐBQH tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long tiếp thu ý kiến của các đại biểu và cho biết, việc chuẩn bị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh là sự tiếp nối nhất quán của Chính phủ cũ và mới.

Theo Bộ trưởng bộ Tư pháp, sẽ có một số dự án luật được Chính phủ tiếp tục bổ sung vào chương trình, riêng dự án luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật phức tạp, có nội dung tác động lớn tới xã hội, cần nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng, Chính phủ đưa dự án luật này vào chương trình là sự cố gắng rất lớn.

Xây dựng, điều chỉnh luật tránh phải “đưa vào” rồi “rút ra”

Nhấn mạnh một hạn chế trong công tác xây dựng luật những năm qua, ĐBQH Tô Văn Tám chia sẻ: Việc thể chế hoá nghị quyết của Đảng còn chậm, chậm từ chương trình hành động đến các quy định pháp lý. Nghị quyết 36 năm 2018 về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2013 tầm nhìn năm 2045 có bất cập khi việc cụ thể hoá bằng các quy định pháp lý để triển khai thực hiện còn chậm 17 tháng, theo báo cáo của Chính phủ.

Hay việc cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp về quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội còn chậm.

Theo vị đại biểu đoàn Kon Tum, việc điều chỉnh chương trình xây dựng, điều chỉnh luật mà ta thường gọi là “đưa vào” và “rút ra” chưa đảm bảo về thời gian. Nội dung này, theo tờ trình của UBTVQH, là đã tồn tại nhiều năm và chưa được khắc phục.

Tiêu điểm - Tránh tình trạng luật vừa ban hành đã thấy “vướng” (Hình 2).

ĐBQH Tô Văn Tám

“Thực tiễn luôn luôn biến động, quá trình chấp hành, điều hành, quản lý phải bám sát thực tiễn để đề xuất ban hành hoặc sửa đổi bổ sung các quy định pháp lý tương ứng để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Việc Chính phủ đề xuất việc điều chỉnh “đưa vào” hoặc “đưa ra” một dự án luật nào đó là có thể giải thích được. Nhưng như tờ trình của UBTVQH nhận định, nguyên nhân chủ yếu của việc này không phải khách quan mà chủ yếu là tổ chức thực hiện chưa tốt; kỷ cương kỷ luật, công tác xây dựng pháp luật chưa nghiêm; một số cơ quan được giao chủ trì chuẩn bị chưa thật sự chủ động, thiếu sự quan tâm đầu tư thoả đáng, chưa bám sát yêu cầu của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chưa chú trọng công tác tổng kết đánh giá tác động của chính sách đến đời sống kinh tế xã hội và môi trường v.v…

Phải chăng chúng ta chưa có cơ chế trách nhiệm rõ ràng, và nếu thế cần phải xem xét xây dựng cơ chế trách nhiệm pháp lý theo hướng cá thể hoá trách nhiệm trong quá trình chuẩn bị và trình dự luật trước Quốc hội”, ông Tám nêu câu hỏi.

Tại hội trường chiều cùng ngày, ông Lê Xuân Thân (ĐBQH đoàn Khánh Hoà) nhấn mạnh công tác xây dựng luật nên đáp ứng nhu cầu thực tiễn, nên xem xét sớm Luật về phòng bệnh và nâng cao sức khoẻ người dân, Luật về tình trạng khẩn cấp.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn TP.HCM) khẳng định công tác lập pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Quốc hội và vẫn còn nhiều tồn tại bên cạnh những thành quả. Công tác lập pháp nên dành thời gian thảo luận nhiều hơn ở kỳ họp tới, cần đầu tư nguồn lực cho công tác này.

“Trong những tháng gần đây, Thủ tướng Chính phủ dành nhiều thời gian làm việc với các địa phương, bộ ngành, yêu cầu rà soát những chồng chéo, phải sửa đổi ngay, Đại biểu Quốc hội rất đồng tình với Thủ tướng và mong sớm nhận được báo cáo rà soát. Những báo cáo này khi được đưa vào báo cáo làm luật sẽ sát với thực tế hơn”, đại biểu Trần Hoàng Ngân phát biểu.

Vẫn bên hành lang Quốc hội chiều 21/7, ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga bày tỏ trăn trở: Chúng ta đang phải đối mặt với dịch Covid-19, dịch bệnh không những khốc liệt mà còn có khả năng kéo dài, nên việc xem xét các dự án luật liên quan đến chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân cũng là yêu cầu đặt lên hàng đầu.

Nhận xét chung về công tác xây dựng pháp luật, bà Nga nêu quan điểm: “Xây dựng pháp luật là công việc rất quan trọng, đòi hỏi sự kỹ lưỡng ngay từ khâu chuẩn bị. Ngay từ hồ sơ xây dựng luật pháp, lệnh thì các cơ quan có liên quan đã phải chuẩn bị hết sức công phu, kỹ lưỡng.

Với các Uỷ ban của Quốc hội khi thẩm tra dự án luật cần vô cùng thận trọng, còn phải có sự đối chiếu và rà soát tất cả các dự án luật có liên quan, thậm chí phải mở rộng việc so sánh, đối chiếu với luật của nước ngoài để tránh sự chồng chéo, chất lượng xây dựng luật tốt hơn.

“Tránh tình trạng một bộ luật mới ban hành đã thấy vướng, luật chồng chéo lên nhau phải tiếp tục sửa đổi như vậy chất lượng xây dựng luật không cao, luật đi vào cuộc sống quá nhiều vướng mắc”, bà Nga nói.

 

Trong chương trình kỳ họp thứ Nhất Quốc hội khoá XV, chiều 21/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Tiếp đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đọc dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chương trình nói trên.

Theo đó, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 sẽ được bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của luật Thống kê; đồng thời điều chỉnh lùi thời gian trình đối với dự án luật Thanh tra (sửa đổi).

Năm 2022, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua 09 dự án luật và một dự thảo Nghị quyết; đồng thời cho ý kiến đối với 07 dự án luật khác.

 

Hoàng Yến – Hoàng Bích

ĐBQH Lê Thanh Vân đề xuất giám sát trong việc bổ nhiệm, luân chuyển

Thứ 4, 21/07/2021 | 14:41
Đại biểu Lê Thanh Vân đề xuất Quốc hội cân nhắc thay 2 chuyên đề giám sát về hành chính và giám sát về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Quốc hội cần tiến hành giám sát gói hỗ trợ 62.000 và 26.000 tỷ đồng

Thứ 4, 21/07/2021 | 12:14
ĐBQH Trần Hoàng Ngân cho rằng, dịch bệnh Covid-19 kéo dài từ năm 2020-2021 hết sức khốc liệt, bên cạnh công tác tiêm chủng thì vấn đề an sinh xã hội rất quan trọng

Tổng Bí thư: Cần tập trung làm tốt công tác thể chế hoá

Thứ 3, 20/07/2021 | 10:51
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chào mừng 499 vị ĐBQH khoá mới và phát biểu chỉ đạo nhiều nội dung quan trong tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá XV.
Cùng tác giả

GS. Nguyễn Anh Trí: Paracetamol hay chanh, sả không chữa được Covid

Thứ 4, 28/07/2021 | 19:45
GS.BS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Anh Trí đưa ra một số khuyến cáo trước trào lưu tự phòng chữa bệnh Covid-19 tại nhà của một bộ phận người dân hiện nay.

ĐBQH Phan Đức Hiếu: Giảm lãi suất cần đi kèm khả năng hấp thụ vốn của DN

Thứ 2, 26/07/2021 | 07:19
Vị ĐBQH đoàn Thái Bình chia sẻ thẳng thắn về một số giải pháp thiết thực nhưng cũng rất thị trường để tiếp sức cho doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì Covid-19.

"Chống dịch phải chấp nhận hi sinh một vài chỉ tiêu kinh tế"

Chủ nhật, 25/07/2021 | 14:42
Chúng ta kỳ vọng "mục tiêu kép", nhưng chống dịch như chống giặc, đòi hỏi phải hi sinh, sẽ có lúc một số chỉ tiêu không đạt được , Chủ tịch hiệp hội DNNVV nói.

ĐBQH: “Mọi người nói vui, nhờ có đường sắt trên cao mà nắng có chỗ che, mưa có chỗ trú”

Thứ 7, 24/07/2021 | 19:13
Đại biểu Đặng Ngọc Huy (đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi) phát biểu hài hước như vậy khi nói về thực trạng chậm tiến độ của một số dự án đầu tư công hiện nay.

Thu chi ngân sách: Thu tăng không đáng mừng, chi giảm lại đáng lo

Thứ 5, 22/07/2021 | 15:01
Do dự toán chưa sát thực tế, thu ngân sách 2019 tăng 10,1%; trong khi đó, chi ngân sách chỉ đạt 93,5% do nhiều dự án chậm triển khai…
Cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương 2024 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội: Sửa đổi căn bản Luật Di sản văn hóa là phù hợp

Thứ 4, 17/04/2024 | 10:05
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ kỳ vọng việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa sẽ tạo bước thay đổi căn bản trong quản lý phát huy giá trị di sản văn hóa.

Thủ tướng tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:52
Tại Tp.Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thăm, tặng quà cho các gia đình chính sách.

Tp.HCM sẽ bắn pháo hoa dịp 30/4 tại 16 điểm

Thứ 3, 16/04/2024 | 19:30
Dịp lễ 30/4 năm nay, Tp. HCM sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 16 điểm (gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp).

CEO Apple Tim Cook muốn đẩy mạnh hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Thứ 3, 16/04/2024 | 16:11
Thủ tướng đề nghị Apple chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, xác định Việt Nam là một cứ điểm của Apple trên toàn cầu.
     
Nổi bật trong ngày

Đồng Nai: Long trọng tổ chức Lễ giỗ tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 16:06
Sáng 18/4 (mùng 10/3 Âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (P.Bình Đa, Tp.Biên Hòa), UBND Tp.Biên Hòa long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương

Thứ 5, 18/04/2024 | 10:53
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tỉnh Phú Thọ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương 2024 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

Kinh hoàng núi lửa ở Indonesia phun trào kèm theo những tia sét màu tím

Thứ 5, 18/04/2024 | 19:13
Indonesia đã đóng cửa một sân bay cấp tỉnh, sơ tán hàng trăm người và phát cảnh báo về sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào dữ dội.