Ngày 21/12/2021, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam ban hành Công văn số 4242/ BHXH-TST gửi Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện quy định chuẩn nghèo đa chiều theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 (Nghị định số 07) của Chính phủ.
Theo Nghị định số 07 quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025: Năm 2021 tiếp tục thực hiện chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: tiêu chí thu nhập đối với khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị là 900.000 đồng/người/tháng. Giai đoạn 2022-2025, chuẩn nghèo đa chiều thực hiện theo tiêu chí thu nhập là 1.500.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 2.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
Để người dân được hưởng chính sách BHYT theo Nghị định số 07 kịp thời, đúng quy định, BHXH Việt Nam đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp các Sở, ngành có liên quan và UBND huyện triển khai việc rà soát, kịp thời lập danh sách cấp thẻ BHYT cho đối tượng thuộc diện chính sách chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều chuyển cho cơ quan BHXH để cấp thẻ BHYT kể từ ngày 01/01/2022 theo quy định.
Đồng thời, chỉ đạo các Sở, ngành liên quan, cơ quan thông tin đại chúng thông tin tuyên truyền đến người dân trên địa bàn về Nghị định số 07. Đặc biệt là người thuộc hộ gia đình nghèo tiếp cận đa chiều theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg trước kia được ngân sách Nhà nước mua thẻ BHYT, nay không được ngân sách Nhà nước mua thẻ BHYT theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP để người dân hiểu, chủ động tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Bên cạnh đó, bố trí ngân sách địa phương, huy động sự hỗ trợ của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hỗ trợ thêm kinh phí mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo, nghèo đa chiều và hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn.
Những năm qua, việc tổ chức, thực hiện chính sách BHXH, BHYT đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống Nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị - xã hội. Trong đó, sự tăng nhanh về tỷ lệ người tham gia BHXH, BHYT, nhất là BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình đã phần nào khẳng định sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương là yếu tố then chốt, quyết định đến hiệu quả thực hiện mục tiêu bao phủ BHXH, BHYT toàn dân của Đảng, Nhà nước.
Đã chi hỗ trợ người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hơn 30 nghìn tỷ đồng
Theo thống kê của BHXH Việt Nam, tính đến hết ngày 21/12/2021, BHXH các địa phương đã giải quyết hưởng hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 12.797.981 lao động (trong đó: đang tham gia BHTN là 11.707.938 lao động; đã dừng tham gia BHTN 1.090.043 lao động) với tổng số tiền hỗ trợ là 30,31 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh chính sách hỗ trợ từ quỹ BHTN theo Nghị quyết số 116, Quyết định số 28 của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, hiện nay, ngành BHXH Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68 và Quyết định số 23 đạt nhiều kết quả tích cực.
Theo đó, tính đến hết ngày 21/12/2021, toàn Ngành đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 842 đơn vị với 159.885 lao động tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền hơn 1.111,4 tỷ đồng tại 57 tỉnh, thành.
Đồng thời, xác nhận danh sách cho 2.930.717 lao động của 70.148 đơn vị sử dụng lao động để hưởng các chính sách tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó gồm: 1.968.413 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương của 62.475 đơn vị; 609.565 lao động ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/người của 5.881 đơn vị; 4.125 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của 41 đơn vị; 84.578 lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 của 1.039 đơn vị, được NSDLĐ vay vốn trả lương ngừng việc; 228.747 NLĐ được NSDLĐ đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với NSDLĐ phải tạm dừng hoạt động) của 476 đơn vị; 35.289 NLĐ được NSDLĐ đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi sản xuất (đối với NSDLĐ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng) của 236 đơn vị.
Han