Triết lý giáo dục đặc biệt tạo nên sự thu hút của trường Lương Thế Vinh

Triết lý giáo dục đặc biệt tạo nên sự thu hút của trường Lương Thế Vinh

Vũ Thị Thủy Tiên
Thứ 3, 01/10/2019 | 15:28
0
Chặng đường 30 năm phát triển của trường THCS&THPT Lương Thế Vinh vẫn luôn gắn với triết lý giáo dục của thầy Văn Như Cương - “người mở đường” dành riêng cho mỗi giáo viên: “Mỗi bài dạy của giáo viên là một bài dạy đầy ý chí!”.

Sáng ngày 1/10, hội thảo “Thầy Văn Như Cương - Người mở đường” được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Ba Đình, Hà Nội), với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục và đặc biệt là nhiều thế hệ thầy trò trường Lương Thế Vinh, những người đã có cơ hội được học tập, làm việc cùng thầy giáo Văn Như Cương.

Hội thảo nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường Lương Thế Vinh, là dịp để tưởng nhớ người thầy vĩ đại của nhiều thế hệ học sinh.

Năm 1989, thầy Văn Như Cương là người “đặt những viên gạch đầu tiên” cho giáo dục ngoài công lập Việt Nam, là người tiên phong mở đường xây dựng hệ thống giáo dục tư thục, nơi đề cao giáo dục dân chủ với tinh thần độc lập và tư duy phản biện, nơi đề cao nhân cách con người hơn kiến thức sách vở, nơi mà học sinh được học làm người tử tế trước khi học để thành công trên đường đời.

Xuất hiện tại hội thảo, cô Đào Kim Oanh, người vợ thảo hiền, người đồng nghiệp, cũng là “hậu phương vững chắc” của thầy Văn Như Cương không giấu được cảm xúc nghẹn ngào khi ôn lại những kỷ niệm.

Giáo dục - Triết lý giáo dục đặc biệt tạo nên sự thu hút của trường Lương Thế Vinh

GS. Nguyễn Khắc Phi tặng bức ảnh kỷ niệm cho cô Đào Kim Oanh.

Trong suy nghĩ của Nhà giáo ưu tú, GS. Nguyễn Khắc Phi, nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, người “bạn hiền” Văn Như Cương của ông vẫn luôn là một nhà sư phạm độc đáo, tài ba xứ Nghệ. GS. Nguyễn Khắc Phi đã ôn lại nhiều kỷ niệm cùng kề vai sát cánh với thầy Văn Như Cương trong suốt những chặng đường đã qua.

“Trên đường đến với hội thảo, tôi đã nhẩm lại trong suy nghĩ của mình xem tôi và anh Văn Như Cương có bao nhiêu điểm giống nhau. Và khi đặt chân đến đây tôi đã tìm ra được 12 điểm giống nhau. Còn riêng “Chuyện anh Cương” ở đại học Sư phạm Vinh thì phải có “nghìn một đêm lẻ” mới kể hết; rồi trong những ngày còn công tác ở đại học Sư phạm Hà Nội, anh cũng để lại nhiều “giai thoại” sống động.

Tuy nhiên, hôm nay, có mặt tại hội thảo, tôi muốn chia sẻ lại những ngày đầu khi viên gạch đầu tiên tạo dựng nên trường Lương Thế Vinh được đặt”, GS. Nguyễn Khắc Phi mở đầu.

Ông nhấn mạnh: “Anh Cương đã khá vất vả trong việc xin thành lập trường dân lập Lương Thế Vinh. Anh viết đơn ngày 11/8/1988; Bộ trưởng Phạm Minh Hạc mở một cuộc hội thảo vào ngày 20/8/1988 để lấy ý kiến tham khảo và tạo dư luận. Sau khi có văn bản đề nghị của Bộ trưởng thể hiện rõ rệt sự đồng tình với việc thành lập trường trung học dân lập đầu tiên này, khoảng nửa năm sau, UBND Hà Nội mới có quyết định thành lập! “Vạn sự”, nhất là sự đổi mới, “khởi đầu nan” - là thế đấy!”.

Giáo dục - Triết lý giáo dục đặc biệt tạo nên sự thu hút của trường Lương Thế Vinh (Hình 2).

Hội thảo có sự tham dự của nhiều nhà giáo, quản lý giáo dục và nhiều thế hệ thầy trò trường Lương Thế Vinh.

“Việc đặt tên cho trường cũng đã từng làm anh Cương trăn trở suy nghĩ. Thoạt đầu, anh định đặt là Nguyễn Trường Tộ. Không phải vì anh là người Nghệ An mà chính vì anh viết đơn xin thành lập trường trong bối cảnh Đại hội 6 của Đảng vừa đề xuất đường lối đổi mới, mà Nguyễn Trường Tộ là một trí thức tiêu biểu cho đường lối canh tân, không chỉ có tính tiên phong đối với Việt Nam mà ít nhất cũng là đối với khu vực.

Tuy nhiên, khi anh Nguyễn Xuân Khang, người cộng tác gần gũi nhất của anh trong buổi đâu trường mới thành lập, đề nghị chọn tên nhà Toán học nổi tiếng nhất trong lịch sử quá khứ Việt Nam là Lương Thế Vinh, anh đồng ý ngay. Tôi nêu lên chi tiết này để thấy một mặt khác trong tính cách của anh: Có chủ kiến mạnh nhưng cũng sẵn sàng lắng nghe ý kiến hợp lý của người khác”, GS. Nguyễn Khắc Phi cho hay.

Cô Văn Thùy Dương, Phó Hiệu trưởng trường Lương Thế Vinh cũng chia sẻ: “Một trong những triết lý giáo dục tạo nên sự khác biệt của trường Lương Thế Vinh so với nhiều trường dân lập khác luôn có sự đổi mới, chính là trong khi không ít trường chọn khẩu hiệu Tiên học lễ hậu học văn, thì thầy Văn Như Cương lại chọn khẩu hiệu Có chí thì nên. Theo đó, lễ với văn phải được giáo dục song hành. Bên cạnh đó, giáo dục phải kích động được ngay vào nhân tố của tư tưởng có tính động lực đối với thế hệ trẻ là ý chí.

Giáo dục - Triết lý giáo dục đặc biệt tạo nên sự thu hút của trường Lương Thế Vinh (Hình 3).

Cô Văn Thùy Dương chia sẻ về triết lý giáo dục đặc biệt của trường.

Triết lý giáo dục đặc biệt của thầy Văn Như Cương và trường Lương Thế Vinh

PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Phó Trưởng ban Nghiên cứu kết quả giáo dục, viện Khoa học giáo dục, bộ GD&ĐT đánh giá: “Chặng đường 30 năm đã đi qua, vinh quang mà trường Lương Thế Vinh cùng với đội ngũ của mình đã có được chính là niềm tin của học sinh, của phụ huynh, của xã hội về những giá trị không thể thay thế của giáo dục, của nhà trường, của mỗi người thầy và nhất là sự chủ động dựng xây uy tín của một trường tư thục.

Tôi tin rằng, mặc dù trường Lương Thế Vinh nằm trong những xu hướng giáo dục mới nhưng sẽ mãi mãi là: Có chí mới nên người, trường học cần dạy thật - học thật. Ở một bối cảnh mới, sự thích nghi, sự thay đổi để triết lí phù hợp với thời cuộc sẽ giúp chúng ta tạo ra những bối cảnh để trở thành trường học hiệu quả với người học. Người thầy sẽ tự thay đổi, sẽ cần thêm quá trình huấn luyện, bồi dưỡng phù hợp với mô hình nhà trường trên nền tảng giá trị văn hóa vun đắp nhân cách, mở đường tương lai”.

PGS.TS Phạm Mạnh Hà, khoa Tâm lý học, trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định: “Chính việc kết hợp một cách bài bản, chuyên nghiệp giữa việc dạy chữ và dạy kỹ năng sống cho học sinh mà học sinh THCS&THPT Lương Thế Vinh luôn nổi tiếng bởi thành tích học tập xuất sắc, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, năng động, tự tin…

Và thay lời kết, tôi xin trích dẫn triết lý giáo dục của nhà giáo Văn Như Cương: Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kỹ thuật có chuyên môn giỏi, những người nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ… nhưng trước hết phải là người tử tế”.

Giáo dục - Triết lý giáo dục đặc biệt tạo nên sự thu hút của trường Lương Thế Vinh (Hình 4).

Đây là không gian để ôn lại những hình ảnh đẹp về thầy Văn Như Cương.

Học sinh Nghiêm Tô Minh, lớp 10D4, trường THCS&THPT Lương Thế Vinh bày tỏ: “Em đã học tại trường Lương Thế Vinh đến năm thứ 5, các thầy cô trong trường thực sự rất tâm huyết, nhiệt tình; môi trường học đường năng động, sôi nổi, phù hợp để nuôi dưỡng sở thích và định hướng nghề nghiệp tương lai của em, về lĩnh vực truyền thông.

Ngay từ trước khi vào trường, em đã tìm hiểu và biết đến thầy Văn Như Cương như một người sáng lập, mở đường cho giáo dục dân lập, thầy đã rất tâm huyết với công việc thầy lựa chọn. Hiện nay, đi theo con đường đó, hệ thống các trường dân lập đang ngày càng phát triển, được phụ huynh học sinh tin tưởng lựa chọn như hiện nay”.

Theo số liệu thống kê mới nhất, sau sự mở đường của thầy Văn Như Cương, hiện nay, trên cả nước, tính riêng hệ thống giáo dục phổ thông, đã có 2.955 cơ sở giáo dục tư thục giảng dạy cho hơn 1,3 triệu học sinh.

Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “Thầy Văn Như Cương là ông đồ gàn nhưng gàn đáng yêu”

Thứ 2, 22/04/2019 | 16:50
Ngày 22/4, trường THCS và THPT Lương Thế Vinh đã tổ chức buổi công chiếu và giao lưu với đoàn làm phim Ông đồ gàn. Bộ phim tài liệu này kể về cuộc đời và sự nghiệp của Phó giáo sư Văn Như Cương – người đặt nền móng đầu tiên cho một trường tư thục nổi tiếng của Hà Nội.

Nhà giáo Văn Như Cương và những điều còn mãi

Thứ 6, 05/10/2018 | 23:40
Chiều 5-10, tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đã diễn ra buổi giao lưu ra mắt sách “Nhà giáo Văn Như Cương và những điều còn mãi”. Cuốn sách dường như đã tái hiện lại những giá trị mà gần 60 năm trong sự nghiệp “trồng người” mà thầy Văn Như Cương đã để lại.

Học sinh nghẹn ngào hát Bài học đầu tiên tiễn thầy Văn Như Cương về đất mẹ

Thứ 5, 25/01/2018 | 20:26
Nhiều học sinh trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã nghẹn ngào cùng nhau hát vang ca khúc “Bài học đầu tiên” tại lễ an táng PGS.Văn Như Cương vào ngày 25/1.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Một học sinh rơi từ tầng 6 xuống đất sau khi nhắn tin cho mẹ

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:41
Mẹ của N. đang làm việc ở Tp. HCM thì nhận được tin nhắn của con mình với nội dung “con tự tử”. Một lúc sau, người nhà phát hiện cháu đã rơi từ tầng 6 xuống đất.

Hà Nội: Chuẩn bị các tình huống phát sinh trong 2 kỳ thi cuối cấp

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:56
Sở GD&ĐT Hà Nội cần chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn cho các kỳ thi, tuyển sinh sắp diễn ra trên địa bàn thành phố.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Nhà giáo sẽ được gì khi có luật này?

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Luật Nhà giáo phải đảm bảo sự quản lý thống nhất trong toàn ngành, tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn của thầy cô hiện nay.

Xét tuyển đại học sớm 2024: Các trường đại học không được thu phí giữ chỗ

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:22
Bộ GD&ĐT có lưu ý đặc biệt với các trường đại học về việc tuân thủ nghiêm quy định trong tuyển sinh năm nay.

Bộ GD&ĐT công bố danh mục 20 phương thức xét tuyển

Thứ 2, 06/05/2024 | 10:18
Với 20 phương thức xét tuyển khác nhau, thí sinh có rất nhiều cơ hội để trúng tuyển vào những ngành học, trường học mà mình mong muốn.
     
Nổi bật trong ngày

Dự báo thời tiết ngày 7/5/2024: Miền Bắc trời dịu mát đến khi nào?

Thứ 3, 07/05/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (7/5). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Một học sinh rơi từ tầng 6 xuống đất sau khi nhắn tin cho mẹ

Thứ 3, 07/05/2024 | 20:41
Mẹ của N. đang làm việc ở Tp. HCM thì nhận được tin nhắn của con mình với nội dung “con tự tử”. Một lúc sau, người nhà phát hiện cháu đã rơi từ tầng 6 xuống đất.

Xét tuyển đại học sớm 2024: Các trường đại học không được thu phí giữ chỗ

Thứ 3, 07/05/2024 | 11:22
Bộ GD&ĐT có lưu ý đặc biệt với các trường đại học về việc tuân thủ nghiêm quy định trong tuyển sinh năm nay.

Hà Nội: Chuẩn bị các tình huống phát sinh trong 2 kỳ thi cuối cấp

Thứ 3, 07/05/2024 | 19:56
Sở GD&ĐT Hà Nội cần chuẩn bị các phương án đảm bảo an toàn cho các kỳ thi, tuyển sinh sắp diễn ra trên địa bàn thành phố.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Nhà giáo sẽ được gì khi có luật này?

Thứ 3, 07/05/2024 | 16:14
Luật Nhà giáo phải đảm bảo sự quản lý thống nhất trong toàn ngành, tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn của thầy cô hiện nay.