Trung Quốc “ăn miếng trả miếng” trước các lệnh cấm chip của phương Tây

Trung Quốc “ăn miếng trả miếng” trước các lệnh cấm chip của phương Tây

Thứ 3, 04/07/2023 | 10:19
0
Trung Quốc đã đặt ra các hạn chế xuất khẩu đối với 2 loại khoáng sản mà Mỹ cho là quan trọng đối với việc sản xuất chất bán dẫn, hệ thống tên lửa và pin mặt trời.

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 3/7 cho biết, 2 khoáng chất gali và germani cùng hơn 30 kim loại liên quan và các vật liệu khác (nguyên liệu chính để sản xuất chất bán dẫn và các thiết bị điện tử), sẽ chịu sự kiểm soát xuất khẩu bắt đầu từ ngày 1/8.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, việc kiểm soát xuất khẩu đối với các mặt hàng liên quan đến gali và germanium là cần thiết “để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia”.  

Các nhà xuất khẩu sẽ phải xin giấy phép từ bộ thương mại nếu họ muốn bắt đầu hoặc tiếp tục vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài và sẽ phải báo cáo chi tiết về khách hàng ở nước ngoài, cũng như cách sử dụng các kim loại này.

Ngoài ra, việc xuất khẩu các mặt hàng có tác động đáng kể đến an ninh quốc gia được liệt kê trong thông báo của bộ này sẽ cần có sự chấp thuận từ Hội đồng Nhà nước - nội các của Trung Quốc.

“Đá vào lưới nhà”

Các hạn chế mới đối với gali và germani ảnh hưởng đến các kim loại đặc biệt được sản xuất và tinh chế chủ yếu ở Trung Quốc, giúp nước này có đòn bẩy trong một số lĩnh vực tiên tiến. Cả 2 kim loại này đều không được giao dịch với số lượng lớn, nhưng đều có những ứng dụng quan trọng đối với các ngành công nghiệp cụ thể, đặc biệt là sản xuất chất bán dẫn.

Cả gali và germani đều xuất hiện trong số 50 khoáng chất mà Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ đánh giá là “quan trọng”, nghĩa là chúng cần thiết cho nền kinh tế hoặc an ninh quốc gia của Mỹ và có chuỗi cung ứng dễ bị gián đoạn.

Theo cơ quan này, Trung Quốc là nhà sản xuất gali và germani hàng đầu thế giới, do đó, bất kỳ sự giảm sản lượng nào của nước này đều có khả năng làm chậm sản xuất hoặc tăng giá đối với các nhà sản xuất và khách hàng của họ trong lĩnh vực công nghệ, viễn thông, năng lượng và ô tô.

Thế giới - Trung Quốc “ăn miếng trả miếng” trước các lệnh cấm chip của phương Tây

Gali được sử dụng trong chất bán dẫn hỗn hợp, giúp các thiết bị hoạt động nhanh hơn với mức tiêu thụ điện năng thấp hơn. Kim loại này cũng được sử dụng trong các thiết bị quân sự, giống như germani. Ảnh: Financial Times

Tuy nhiên, các kim loại này không đặc biệt hiếm hoặc khó tìm, mặc dù Trung Quốc đang bán ra với giá rẻ trong khi chi phí khai thác tương đối cao. Cả hai kim loại đều là sản phẩm phụ từ quá trình chế biến các mặt hàng khác như than đá và bauxite (chất cần thiết để sản xuất nhôm. Khi nguồn cung hạn chế đẩy giá lên cao, việc sản xuất các kim loại này ở nơi khác không phải là điều quá khó khăn.

“Khi họ ngừng giảm giá, việc khai thác những kim loại này ở phương Tây đột nhiên trở nên khả thi hơn, khi đó Trung Quốc lại đá phản lưới nhà”, theo ông Christopher Ecclestone, chiến lược gia tại ngân hàng đầu tư Hallgarten & Co. có trụ sở tại New York.

“Trong một thời gian ngắn, chúng sẽ có giá cao hơn, nhưng sau đó, Trung Quốc sẽ mất đi vị trí thống trị trên thị trường. Điều tương tự đã xảy ra trước đây đối với những thứ khác như antimon, vonfram và đất hiếm”, ông Ecclestone cho biết.

Một số công ty Trung Quốc cũng lo ngại rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu có thể phản tác dụng. “Nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các nhà sản xuất Trung Quốc trong thời kỳ suy thoái kinh tế, nhưng tác động hạn chế đến thị trường quốc tế trong ngắn hạn”, giám đốc một công ty vật liệu bán dẫn Trung Quốc cho biết.

“Ăn miếng trả miếng”

Quyết định của Trung Quốc được đưa ra sau khi Hà Lan công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với thiết bị sản xuất chip tiên tiến vào ngày 30/6, “tiếp sức” cho Washington trong nỗ lực hạn chế khả năng sản xuất chip của Trung Quốc.  

Các công ty ở Hà Lan bao gồm ASML - một trong những nhà sản xuất máy móc bán dẫn quan trọng nhất thế giới - sẽ cần xin giấy phép xuất khẩu một số thiết bị sản xuất chất bán dẫn tiên tiến ra nước ngoài.

Các biện pháp kiểm soát của Hà Lan, trên danh nghĩa là “quốc gia trung lập”, sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/9.

Thông báo của Hà Lan được đưa ra ngay sau khi truyền thông đưa tin Mỹ đang xem xét các hạn chế mới nhằm ngăn chặn các công ty chip hàng đầu như Nvidia và AMD xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo (AI) sang Trung Quốc. 

Trung Quốc cho biết đây là “sự lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và phá vỡ nghiêm trọng thương mại tự do và các quy tắc thương mại quốc tế”.

Thế giới - Trung Quốc “ăn miếng trả miếng” trước các lệnh cấm chip của phương Tây (Hình 2).

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, đặc biệt trong lĩnh vực chất bán dẫn, được cho là trọng tâm trong chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen. Ảnh: NY Times

Phản ứng rõ ràng nhất của Bắc Kinh đối với các cuộc tấn công vào lĩnh vực công nghệ của họ cho đến nay là động thái cấm sử dụng các sản phẩm của nhà sản xuất chip nhớ Micron của Mỹ trong “cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia” vào tháng 5, với lý do rủi ro an ninh.

Trung Quốc đang chiến đấu để giành quyền thống trị công nghệ trong mọi lĩnh vực, từ điện toán lượng tử đến trí tuệ nhân tạo và sản xuất chip. Mỹ đã thực hiện các biện pháp ngày càng khắt khe để ngăn Trung Quốc chiếm thế thượng phong, và kêu gọi các đồng minh ở châu Âu và châu Á làm điều tương tự.

Trước Hà Lan, Nhật Bản cũng đã đưa 23 vào danh sách yêu cầu có giấy phép xuất khẩu, trừ trường hợp xuất sang 42 quốc gia và vùng lãnh thổ được xác định là “thân thiện”.

Căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng leo thang, khi mỗi bên ngày càng đưa ra nhiều biện pháp hạn chế xuất khẩu nhằm làm chậm các ngành công nghệ cao của bên còn lại.

Những biện pháp này đã trở thành chủ đề chính trong các cuộc đàm phán cấp cao giữa 2 chính phủ. Đây có khả năng cũng sẽ là chủ đề trong các cuộc thảo luận của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trong chuyến thăm Bắc Kinh diễn ra tuần này.

Nguyễn Tuyết (Theo WSJ, Bloomberg, SCMP, Financial Times)

Vấn đề nổi cộm nhất trong chuyến thăm Trung Quốc của bà Yellen

Thứ 2, 03/07/2023 | 12:05
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trở thành thành viên thứ hai trong nội các của Tổng thống Joe Biden tới thủ đô Trung Quốc trong 3 tuần gần đây.

Quốc gia EU “nối gót” Mỹ trong cuộc đua công nghệ với Trung Quốc

Thứ 6, 30/06/2023 | 17:52
ASML - công ty công nghệ giá trị nhất châu Âu, được cho là “nạn nhân” của những biện pháp hạn chế xuất khẩu thiết bị bán dẫn mới nhất của Hà Lan.

Nấc thang mới trong cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung

Thứ 4, 28/06/2023 | 13:07
Trí tuệ nhân tạo có thể là chiến trường mới trong cuộc chiến giành ưu thế công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Vũ khí "đặc biệt" Mỹ-Ukraine cùng sản xuất bị Nga không kích, phá huỷ

Thứ 2, 13/05/2024 | 11:00
Hai hệ thống phòng không FrankenSAM của Ukraine bị Nga không kích, phá huỷ ở Kharkiv và Zaporozhye.

Những điểm đáng chú ý trong cuộc cải tổ Nội các của Tổng thống Nga

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:26
Việc Tổng thống Putin bổ nhiệm tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga “sẽ không làm thay đổi hệ thống điều phối hiện tại” về các vấn đề quốc phòng của đất nước.

Ông Blinken: Israel không có “kế hoạch đáng tin cậy” nhằm bảo vệ thường dân tại Rafah

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:05
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định Israel không có “kế hoạch đáng tin cậy” nhằm bảo vệ khoảng 1,4 triệu thường dân người Palestine tại Rafah.

Tổng thống Nga Putin đưa ra quyết định bất ngờ, thay thế Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu

Thứ 2, 13/05/2024 | 09:53
Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ bổ nhiệm một nhà kinh tế trở thành Bộ trưởng Quốc phòng với mục tiêu tạo tiền đề giúp Nga đối phó với chiến tranh kinh tế.

Qua mặt hệ thống phòng không Ukraine, Nga tấn công sân bay, 2 chiếc Mi-24 bốc cháy dữ dội

Thứ 2, 13/05/2024 | 09:00
Đoạn phim mới từ Ukraine xác nhận thông tin về cuộc tấn công thành công của quân đội Nga nhằm vào sân bay dã chiến của Ukraine ở vùng Dnepropetrovsk.
     
Nổi bật trong ngày

Vũ khí "đặc biệt" Mỹ-Ukraine cùng sản xuất bị Nga không kích, phá huỷ

Thứ 2, 13/05/2024 | 11:00
Hai hệ thống phòng không FrankenSAM của Ukraine bị Nga không kích, phá huỷ ở Kharkiv và Zaporozhye.

Gã khổng lồ quốc phòng Mỹ sắp giao lô tiêm kích F-35 đầu tiên cho Ba Lan

Chủ nhật, 12/05/2024 | 09:40
Ba Lan đang thay thế các máy bay phản lực Sukhoi Su-22 và Mikoyan MiG-29 từ thời Liên Xô bằng những chiến đấu cơ hiện đại của phương Tây như F-35.

Ukraine tấn công khu vực biên giới Nga bằng nhiều tên lửa và máy bay không người lái

Chủ nhật, 12/05/2024 | 08:23
Lực lượng Vũ trang Ukraine đã phóng nhiều tên lửa và máy bay không người lái vào khu vực Belgorod của Nga.

Ukraine muốn đẩy nhanh quá trình thỏa thuận an ninh song phương với Mỹ

Thứ 2, 13/05/2024 | 06:00
Các đảm bảo an ninh sẽ đòi hỏi những nghĩa vụ rõ ràng và lâu dài, đồng thời củng cố khả năng của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Qua mặt hệ thống phòng không Ukraine, Nga tấn công sân bay, 2 chiếc Mi-24 bốc cháy dữ dội

Thứ 2, 13/05/2024 | 09:00
Đoạn phim mới từ Ukraine xác nhận thông tin về cuộc tấn công thành công của quân đội Nga nhằm vào sân bay dã chiến của Ukraine ở vùng Dnepropetrovsk.