Trung Quốc nên lo lắng vì "Chiến tranh Lạnh mới" Nga sẽ về một phe với Mỹ?

Trung Quốc nên lo lắng vì "Chiến tranh Lạnh mới" Nga sẽ về một phe với Mỹ?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Chủ nhật, 24/05/2020 20:00

Theo The Diplomat, giữa lúc một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang nổi lên giữa Mỹ và Trung Quốc, giới quan sát đã đặt câu hỏi về việc liệu có sự hồi sinh nào đối với chính sách ngoại giao “tam giác” của Kissinger?

Tiêu điểm - Trung Quốc nên lo lắng vì 'Chiến tranh Lạnh mới' Nga sẽ về một phe với Mỹ?

Nga-Mỹ muốn tái hòa hợp nhiều lần nhưng không thành.

Đại dịch Covid-19 dường như đang tạo ra những nền tảng cho Nga tái hòa hợp với Mỹ sau nhiều năm căng thẳng. Moscow và Washington đã chia sẻ viện trợ y tế, ký một thỏa thuận dầu mỏ và đưa ra tuyên bố chung kỷ niệm mối quan hệ đối tác trong Thế chiến II. Đây có thể sẽ là một viễn cảnh mà Trung Quốc cảm thấy lo lắng.

Giữa lúc một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang nổi lên giữa Mỹ và Trung Quốc, giới quan sát đã đặt câu hỏi về việc liệu có sự hồi sinh nào đối với chính sách ngoại giao “tam giác” của Kissinger?

Trung Quốc nên lo lắng khi Nga-Mỹ sắp hòa hợp?

Theo The Diplomat, kể từ khi Liên Xô sụp đổ, Nga và Mỹ đã tìm cách thiết lập lại quan hệ nhiều lần, nhưng mọi nỗ lực đã không mang lại kết quả. Sự thiện chí của chính quyền Clinton năm xưa với nước Nga mới đã tan vỡ bởi sự mở rộng về phía Đông của NATO và sự can thiệp quân sự vào Kosovo.

Mặc dù Tổng thống Vladimir Putin đã đề nghị hỗ trợ cuộc chiến chống khủng bố của chính quyền Tổng thống George W. Bush, nhưng chiến tranh Iraq, các cuộc “cách mạng sắc màu” trong không gian hậu Xô Viết và chiến tranh Georgia một lần nữa làm căng thẳng quan hệ Nga-Mỹ.

Sự tái lập quan hệ của chính quyền Tổng thống Barack Obama cũng không kéo dài lâu khi các cuộc khủng hoảng ở Libya, Ukraine và Syria biến thành cuộc đối đầu địa chính trị giữa Nga và Mỹ.

Những thất bại lặp đi lặp lại này minh họa cuộc đối đầu có hệ thống giữa hai nước. Nga và Mỹ có những cách nhìn nhận khác nhau về trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh. Trong khi Mỹ vẫn là siêu cường duy nhất, Nga tự nhận mình là đối tác bình đẳng với phương Tây thay vì là kẻ thua cuộc trong Chiến tranh Lạnh.

Tự nhận mình là một cường quốc toàn cầu và bá chủ khu vực trong không gian hậu Xô Viết, Nga phản đối chủ nghĩa đơn phương của Mỹ và mở rộng ảnh hưởng ở Đông Âu. Đáp lại, Mỹ đã từ chối công nhận phạm vi ảnh hưởng của Nga.

Bất chấp sự nhiệt thành của Tổng thống Donald Trump trong cải thiện quan hệ với người đồng cấp Putin, quan hệ Nga-Mỹ đã xấu đi do các lệnh trừng phạt và trục xuất ngoại giao.

Quốc hội Mỹ đã kiên quyết lập trường chống Nga và làm suy yếu các nỗ lực của ông Trump trong việc cải thiện mối quan hệ song phương. Triển vọng tái lập quan hệ Nga-Mỹ vẫn ảm đạm.

Moscow và Washington đang hướng tới cuộc thảo luận để mở rộng Hiệp ước START mới, vì lợi ích của cả hai. Tuy nhiên, chính quyền Trump đã nhấn mạnh sự tham gia của Trung Quốc vào một thỏa thuận kiểm soát vũ khí ba bên.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng Covid-19 đã gây ra xích mích giữa Trung Quốc và Nga nhưng khó có thể làm suy yếu mối quan hệ đối tác giữa họ. Các biện pháp chống dịch của Nga và đóng cửa biên giới với Trung Quốc đã làm dấy lên những suy đoán về mâu thuẫn hai nước. Tuy nhiên, Nga cần Trung Quốc để phát triển kinh tế và công nghệ.

Nga vẫn cần Trung Quốc

Tiêu điểm - Trung Quốc nên lo lắng vì 'Chiến tranh Lạnh mới' Nga sẽ về một phe với Mỹ? (Hình 2).

Trung Quốc đang bị ảnh hưởng từ dịch bệnh ít hơn phương Tây.

Khi nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng ít hơn so với phương Tây và được hỗ trợ bởi gói kích thích đầy tham vọng, điều này sẽ trở thành động lực chính cho sự phục hồi kinh tế của Nga sau cuộc khủng hoảng.

Nga và Trung Quốc hiện là hai đối tác kinh tế hàng đầu và thương mại giữa hai nước đã tăng 3,4% trong quý đầu tiên năm nay nhờ cuộc khủng hoảng giá dầu.

Do tiếp cận với công nghệ phương Tây bị hạn chế, Nga đã tăng nhập khẩu thiết bị công nghệ cao từ các nước ngoài phương Tây. Cụ thể, các sản phẩm của Trung Quốc, với độ tin cậy tốt hơn cùng giá thành hợp lý, đã thay thế cả các công ty sản xuất và công nghệ phương Tây.

Quan trọng nhất, quan hệ đối tác Nga-Trung được thúc đẩy bởi các yếu tố hệ thống, cụ thể là họ có cùng mục tiêu chống lại chủ nghĩa bá quyền của Mỹ. Cả Trung Quốc và Nga đều phản đối trật tự thế giới tập trung vào phương Tây.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc càng đẩy hai nước xích lại gần nhau hơn. Do đại dịch Covid-19 đã làm nổi bật một số bất đồng trong quan hệ Nga-Trung, Tổng thống Putin và Chủ tịch Tập Cận bình hy vọng các cuộc điện đàm sẽ giúp giảm căng thẳng.

Với triển vọng thấp thoáng về một trật tự lưỡng cực mới sau dịch bệnh, Nga có thể sẽ hợp tác với Trung Quốc để chống lại Mỹ. Căng thẳng Mỹ-Trung đã leo thang kể từ khi dịch bệnh bùng phát và Washington coi Trung Quốc là đối thủ hàng đầu của mình.

Do đó, không nên dự đoán Nga sẽ thay đổi căn bản chính sách đối ngoại của mình đối với Mỹ, vì sự phân cực sâu xa giữa hai đối thủ này không thể giải quyết. Washington cũng có rất ít đề xuất có thể kéo Nga ra khỏi Trung Quốc. Quan hệ Nga-Mỹ sẽ vẫn căng thẳng, nếu không muốn nói là đóng băng.

Rất có khả năng Nga sẽ gia nhập khối Trung Quốc với tư cách là đối tác cơ sở một khi Chiến tranh Lạnh mới diễn ra. Các chuyên gia Nga nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần Nga xử lý các vấn đề quốc tế và sẽ tính đến lợi ích của Nga. Tuy nhiên, với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào Trung Quốc, Nga sẽ tinh tế đóng vai trò thứ cấp trong mô hình mà Trung Quốc dẫn đầu.

Có một kịch bản thứ ba, trong đó Nga đóng vai trò là người cân bằng để ngăn chặn bất kỳ quốc gia nào giành quyền bá chủ toàn cầu. Để có thể khôi phục vị trí của Nga như một cường quốc toàn cầu độc lập, Tổng thống Putin nên tăng cường nỗ lực ngoại giao để phát triển quan hệ với các cường quốc khu vực khác, bao gồm EU, Nhật Bản và Ấn Độ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.