Trung Quốc 'nhòm ngó' Bắc Cực, Nga dè chừng

Trung Quốc 'nhòm ngó' Bắc Cực, Nga dè chừng

Thứ 4, 14/08/2013 | 09:41
0
Bắc Kinh đang có những bước tiến hướng tới Bắc Cực nhằm vào nguồn tài nguyên khí đốt và dầu của khu vực này.

Bài viết dưới đây của tiến sĩ lịch sử Konstantin Voronov – nghiên cứu viên cấp cao thuộc viện Kinh tế thế giới và Quan hệ Quốc tế tại Moscow, đã cho thấy những “toan tính” của Trung Quốc đối với khu vực giàu tài nguyên này.

Chế độ quốc tế hiện thời ở Bắc Cực đã cung cấp một số đặc quyền với những nước có bờ biển Bắc Cực. Việc xem xét lại chế độ quốc tế ở Bắc Cực sẽ dẫn tới những kết cục không tốt cho nhiều quốc gia, đặc biệt là Nga.

Một ví dụ điển hình là việc Bắc Cực được đưa lên làm “di sản chung của nhân loại” sẽ hợp pháp hóa việc Trung Quốc muốn có vai trò lớn ở Bắc Cực.

Trung Quốc cho rằng tương lai của Bắc Cực không nên chỉ được quyết định bởi các thành viên của Hội đồng Bắc Cực – trong hội đồng này, Trung Quốc không phải thành viên chính thức.

Trung Quốc cho rằng Bắc Cực rất quan trọng đối với tương lai của loài người nên bất kỳ quyết định nào liên quan đến khu vực sẽ phải tính đến cái nhìn và lợi ích của dân số hơn 1,3 tỷ người của Trung Quốc.

Các nước khác trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương bao gồm Nhật, Hàn Quốc cũng coi Bắc Cực như một khu vực tiềm năm để khai phá.

Tiêu điểm - Trung Quốc 'nhòm ngó' Bắc Cực, Nga dè chừng

Tàu Nga tại Bắc Cực

Phát triển cơ sở hạ tầng

Trong những năm gần đây, Trung Quốc bắt đầu sử dụng thế mạnh kinh tế để tạo lập vị trí địa chính trị tại Bắc Cực.

Bắc Kinh đã đầu tư một khoản lớn vào Canada cũng như bắt đầu hợp tác với Greenland và Iceland – 2 nước được coi là những những nước giữ cửa quan trọng của Bắc Cực. Trung Quốc cũng cố gắng phát triển mối quan hệ với Nga.

Trong chuyến thăm lịch sử của ông Tập Cận Bình tới Moscow vào mùa xuân năm 2013, 2 nước đã ký kết nhiều hợp đồng quan trọng bao gồm bản hợp đồng hợp tác khai thác tại Bắc Cực giữa 2 tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga và CNPC của Trung Quốc.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng sử dụng nhiều cảng được thuê của Triều Tiên để tăng cường những chuyến hàng qua tuyến Biển Bắc của Nga.

Hai tuyến đường của Canada và Nga qua Biển Bắc có thể giúp các công ty vận tải tiết kiệm nhiều thời gian, tiền bạc cũng như giảm độ dài tuyến đường. Một ví dụ điển hình là độ dài hành trình giữa cảng Tây Bắc Murmansk của Nga và cảng Yokohama của Nhật là 12.000 hải lý qua kênh đào Suez sẽ giảm còn 5.700 hải lý qua Biển Bắc.

Tiêu điểm - Trung Quốc 'nhòm ngó' Bắc Cực, Nga dè chừng (Hình 2).

Sơ đồ các tuyến đường đi trên Biển Bắc

Cuộc chiến chính trị

Cuộc họp giữa 8 thành viên thường trực của Hội đồng Bắc Cực bao gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Thụy Điển, Nga và Mỹ tổ chức vào ngày 15/5/2013 tại thành phố Kiruna của Thụy Điển đã quyết định thông qua vai trò quan sát viên của Trung Quốc tại Hội đồng này.

Mặc dù, vai trò quan sát viên của Hội đồng Bắc Cực không có nhiều quyền hành nhưng Trung Quốc không có ý định chỉ quan sát từ phía sau.

Theo bà Linda Jakobson, giám đốc chương trình Đông Á tại Viện nghiên cứu Chính sách Quốc tế Lowy tại Sydney, Trung Quốc đang làm việc để chắc chắn rằng các quốc gia quan sát viên tại Hội đồng Bắc Cực có nhiều quyền quyết định ảnh hưởng tới tương lai Bắc Cực.

Nhật và Hàn Quốc luôn muốn trở thành các quan sát viên tại Hội đồng Bắc Cực tuy nhiên Bắc Kinh dường như đầu tư nhiều nỗ lực chính trị và ngoại giao hơn Tokyo và Seoul.

Tiêu điểm - Trung Quốc 'nhòm ngó' Bắc Cực, Nga dè chừng (Hình 3).

Trung Quốc "nhăm nhe" nguồn tài nguyên ơ Bắc Cực

Củng cố vị trí

Chính phủ Trung Quốc được cảnh báo về việc thay đổi khí hậu và môi trường của Bắc Cực. Tuy nhiên theo các chuyên gia đang làm việc tại Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Bắc Kinh đang lo ngại rằng các đối thủ của nước này sẽ sử dụng những thay đổi này cho mục đích riêng của họ.

Để đầu cơ cho những kịch bản như vậy, Tổng công ty đóng tàu Trung Quốc (COSCO), một trong những tập đoàn đóng tàu hạng nặng trên thế giới đã thực hiện những nghiên cứu công phu về việc tăng cường các tuyến vận tải ở Biển Bắc,

Ngành công nghiệp đóng tàu cũng tăng cường việc đóng tàu có khả năng hoạt động trong vùng biển đóng băng mặc dù họ không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Một bằng chứng khác cho thấy ý đồ của Trung Quốc ở Bắc Cực là việc nước này đặt một tàu phá băng từ hang Aker Arctic của Phần Lan với dự tính giao hàng vào năm 2016.

Vào tháng 8/2012, một tàu phá băng của Trung Quốc đã hoàn thành chuyến thám hiểm Bắc Cực và thu được nhiều dữ liệu về điều kiện các tuyến vận tải qua khu vực này.

Trung Quốc có kế hoạch thực hiện các tuyến vận tải qua Biển Bắc vào cuối năm 2013. Nước này hi vọng vào cuối năm 2020, 16% lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ được chuyển qua biển Bắc sử dụng hạm tàu phá băng.

Những mối lo ngại của phương Tây

Mặc dù Trung Quốc không có chiến lược cụ thể nào cho việc khai phá Bắc Cực, Bắc Kinh đã cho thấy sự hứng thú đối với khu vực này trong những năm gần đây.

Bước ngoặt diễn ra vào năm 2007 khi Nga đặt lá cơ quốc gia bằng titanium ở đáy biển Bắc Cực. Bước ngoặt mang tính hình tượng này đã dẫn tới cuộc tranh cãi trên chính trường quốc tế về việc người sở hữu nguồn tài nguyên ở Bắc Cực, bao gồm cả khu vực bờ biển Bắc Cực.

Trong những năm gần đây, tất cả các quốc gia Bắc cực đều có những dự án lập bản đồ năng lượng trong khu vực. Họ muốn xác định các đường biển giới chính xác của thềm lục địa trong vùng duyên hải để làm căn cứ cho các yêu cầu của họ đệ trình lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc phụ trách các đường biên giới với dữ liệu khoa học.

Đây là bước đầu tiên trong việc bắt đầu khai thác dầu, khí đốt cùng với những tài nguyên khác ở Bắc Cực.

Nga và Nauy là những nhà lãnh đạo không thể tranh cãi đối với khu vực này. Còn Trung Quốc thì có vẻ đang ghen tị với những nỗ lực của Nga ở Bắc Cực.

Hoàng Nguyễn (theo RBTH)

'Thú vui' mới của giới nhà giàu mới nổi Trung Quốc

Thứ 4, 14/08/2013 | 08:30
Tựa bên cửa sổ kiểu Pháp, trong ánh nắng ban chiều, cô dâu trẻ tương lai đẹp tựa ánh mặt trời, nhìn say mê vào đối mắt người yêu. Đó chính là hậu trường chụp ảnh của cặp đôi Trung Quốc tìm mọi cách bay sang Hàn Quốc chỉ để chụp ảnh cưới với hy vọng sẽ có những tấm hình thật lung linh.

Mốt săn tình dục qua ứng dụng điện thoại ở Trung Quốc

Thứ 3, 13/08/2013 | 13:44
"Một mặt là công nghệ mới, một mặt là tình dục và ham muốn. Hai khía cạnh này giao hòa với nhau và tạo những điều mới mẻ", Song Shaopeng, một học giả tại đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nói.

'Thú vui' mới của giới nhà giàu mới nổi Trung Quốc

Thứ 3, 13/08/2013 | 20:58
Tựa bên cửa sổ kiểu Pháp, trong ánh nắng ban chiều, cô dâu trẻ tương lai đẹp tựa ánh mặt trời, nhìn say mê vào đối mắt người yêu. Đó chính là hậu trường chụp ảnh của cặp đôi Trung Quốc tìm mọi cách bay sang Hàn Quốc chỉ để chụp ảnh cưới với hy vọng sẽ có những tấm hình thật lung linh.

Trung Quốc cảnh báo xuất hiện sóng lớn ở Biển Đông

Thứ 2, 12/08/2013 | 13:38
Giới chức hàng hải Trung Quốc ngày 12/8 đã cảnh báo sớm về những đợt sóng lớn có khả năng xuất hiện ở Biển Đông.

Vì sao Nhật Bản mời tàu chiến Trung Quốc ghé thăm?

Thứ 2, 12/08/2013 | 19:25
Nhật Bản đã bày tỏ mong muốn mời các tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc đến thăm nhằm moi thêm thông tin về chúng.

Trung Quốc coi thường việc Ấn hạ thủy tàu sân bay nội địa

Thứ 2, 12/08/2013 | 13:48
Theo truyền thông TQ thì việc New Delhi hạ thủy tầu sân bay chỉ là cách nước này tự nâng cao sức mạnh hải quân bằng... miệng.
Cùng chuyên mục

Hàng nghìn người thiệt mạng vì mưa lũ, Pakistan cầu cứu thế giới

Chủ nhật, 28/08/2022 | 17:28
Lũ quét do mưa gió mùa lớn gây ra trên phần lớn Pakistan đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, khoảng 1500 người bị thương và phải di dời.

Tình báo Anh: Nga sắp “mất nhuệ khí”, Ukraine sẽ "lật ngược tình thế"?

Thứ 6, 22/07/2022 | 19:00
Lãnh đạo Tình báo Anh nhận định, Nga sẽ ngày càng gặp khó khăn trong việc bổ sung nhân lực vài tuần tới và điều đó sẽ tạo cơ hội cho người Ukraine phản công.

Mục tiêu của Nga không dừng lại ở miền Đông Ukraine?

Thứ 5, 21/07/2022 | 15:47
Giới chức Nga tuyên bố, các mục tiêu quân sự của Nga ở Ukraine hiện đã vượt ra ngoài khu vực Donbass ở miền Đông và xác nhận các cuộc đàm phán đã đóng băng.

Ukraine tuyên bố quyết tâm “phải thắng Nga trước mùa Đông”

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Giới chức Ukraine mới đây tuyên bố, nước này phải thắng Nga trước mùa Đông để ngăn Moscow giành được lợi thế lâu dài.

Nga - Ukraine “đấu khẩu” căng thẳng, hòa đàm liệu có “chết yểu”?

Thứ 3, 19/07/2022 | 19:00
Giới chức Nga-Ukraine liên tục cáo buộc lẫn nhau gây cản trở cho cuộc đàm phán hòa bình nhằm tìm kiếm giải pháp chấm dứt xung đột, trong bối cảnh chiến sự vẫn chưa c
     
Nổi bật trong ngày

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Cao ủy Nhân quyền LHQ “kinh hoàng” trước báo cáo về mộ tập thể tại Gaza

Thứ 4, 24/04/2024 | 15:46
Cao ủy Nhân quyền LHQ Volker Turk đã “kinh hoàng” trước sự tàn phá ở bệnh viện Nasser, Al Shifa tại Gaza và các báo cáo về những mộ tập thể chứa nhiều thi thể.

Lộ diện quốc gia có mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất ở châu Âu

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:00
Tất cả 10 quốc gia hàng đầu có ngân sách quân sự cao nhất đều tăng chi tiêu trong năm 2023.

Bài toán "hạ nhiệt" giá vé máy bay dịp lễ

Thứ 4, 24/04/2024 | 08:12
Chỉ vài ngày nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 (kéo dài từ 27/4 đến 1/5), hãng hàng không đang nỗ lực tăng cường bay đêm để hành khách có thêm lựa chọn đi lại.