‘Trung Quốc sẽ cố tình gây ‘sự cố’ trên Biển Đông’

‘Trung Quốc sẽ cố tình gây ‘sự cố’ trên Biển Đông’

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:53
0
Bắc Kinh đang dồn dập mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Hải quân khiến Thái Bình Dương, mà cụ thể là Hoa Đông và Biển Đông dần mất đi sự ổn định và đẩy các quốc gia có liên quan vào một cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt, làm tăng nguy cơ bùng nổ một cuộc xung đột trên biển thực sự.
“Diễn biến hiện nay cho thấy Trung Quốc đã và đang tận dụng sức mạnh quân sự của mình nhằm đạt được mục tiêu chiến lược về chính trị”, AFP ngày 9/8 dẫn lời ông Rick Fisher - chuyên gia về các vấn đề quân sự châu Á tại Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Hoa Kỳ cho hay.

Theo đó, việc 5 tàu chiến thuộc Hải quân Trung Quốc (PLAN) “khóa” Tokyo bằng việc tuần tra trọn một vòng quanh Nhật Bản hồi cuối tháng 7 đã thể hiện rõ ý đồ bành trướng của Bắc Kinh trên Hoa Đông. Chưa hết, căng thẳng tiếp tục được đẩy lên cao khi 4 tàu công vụ Trung Quốc vẫn cố chấp lưu lại trên lãnh hải Nhật 28 tiếng (từ sáng ngày 7 tới trưa ngày 8/8) – thời gian quấy rối lâu nhất trong tổng số 56 lần xâm phạm từ năm 2012. Dù Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 8/8 đã trao công hàm phản đối nhưng phía Trung Quốc vẫn khăng khăng “không thể chấp nhận”.

Quân sự - ‘Trung Quốc sẽ cố tình gây ‘sự cố’ trên Biển Đông’

Tham vọng của Hải quân Trung Quốc đang khiến Thái Bình Dương liên tục nổi sóng. Ảnh: Defense Talk

Trên SCMP ngày 9/8, Giám đốc Viện nghiên cứu Chính sách quốc phòng và sức mạnh biển thuộc đại học Thượng Hải Nghê Lạc Hùng tuyên bố hùng hồn rằng “tranh chấp tại Senkaku là phép thử sự quyết tâm và khả năng của Trung Quốc trên Biển Đông”. Động thái này tiếp nối chuỗi những tuyên bố kích động của các học giả Trung Quốc về căng thẳng trên cả Hoa Đông và Biển Đông.

Cùng thời điểm, truyền thông Trung Quốc rầm rộ loan tin tàu sân bay đầu tiên của nước này đã sẵn sàng trực chiến, đồng thời, Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Tống Học còn loan báo sẽ còn có thêm nhiều chiếc tàu sân bay khác sớm được đưa vào hoạt động. Thông tin được đưa ra ngay sau khi Nhật cho hạ thủy tàu chiến Izumo cỡ lớn cho lực lượng phòng vệ - một đối trọng với tàu Liêu Ninh của Trung Quốc.

Trước đó, Chủ tịch Tập Cận Bình trong một cuộc họp với Đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày 30/7 đã khẳng định tham vọng muốn biến Trung Quốc thành một “cường quốc hải quân”. Theo nhận định của ông Fisher, để được công nhận là “một cường quốc biển”, Trung Quốc còn triển khai lực lượng với quy mô rộng lớn hơn tới khu vực Châu Phi và Mỹ La tin. Dù đệm lời “gác lại các tranh chấp”, nhưng giới phân tích đánh giá điều này chỉ khiến mối đe dọa về một cuộc xung đột gia tăng, theo AFP.

Tham vọng tiến xa và phá vỡ sự ổn định trên Thái Bình Dương, mà cụ thể là tại Hoa Đông và Biển Đông càng được thể hiện rõ trong bài viết khiêu khích trên tờ Nhân dân Nhật báo hôm 2/8. Theo đó, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định Hải quân nước này đã có thể “xuyên thủng” chuỗi đảo thứ nhất bao gồm các quần đảo của Nhật Bản, đảo Đài Loan và phía bắc Philippines và sắp tiến tới chuỗi đảo thứ hai ở phía tây Thái Bình Dương.

“Việc tuần tra liên tục tại những vùng biển nhạy cảm đang cho thấy Bắc Kinh muốn phát đi một tín hiệu rõ ràng về tham vọng “bảo vệ lợi ích” trên những vùng biển vượt ngoài lãnh thổ của Trung Quốc”, ông Jonathan Holslag thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc ở Brussels khẳng định.

Trong một diễn biến liên quan, tờ Tân Minh vãn báo hôm 8/8 cho biết tàu huấn luyện Trịnh Hòa của PLAN sẽ tuần tra phi pháp quanh các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông sau khi kết thúc chuyến thăm hữu nghị Malaysia từ ngày 16-19/8 tới đây.

Tuy nhiên đây cũng chỉ là một trong số những động thái xâm phạm, gặm nhấm Biển Đông mà Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế để thực hiện nhằm duy trì yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý. AFP cho biết Bắc Kinh vẫn tiếp tục thực hiện các tour du lịch trái phép tới quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong khi trước đó, Kyodo News dẫn tài liệu mật từ chính phủ Philippines cho hay Trung Quốc đang chiếm đóng và bao vây Biển Đông một cách trắng trợn.

"Tuy hiện nay chưa có một cuộc chiến thực sự nào diễn ra nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc không có xung đột trong tương lai. Diễn biến đang cho thấy Bắc Kinh sẽ còn tạo vòng vây quanh Nhật Bản nhiều hơn nữa. Quan trọng hơn, một khi Trung Quốc đạt được khả năng cần có, quốc gia này sẽ rất dễ bị cám dỗ bởi một cuộc chiến, hay liều lĩnh tạo ra những “sự cố” nhằm tiến hành một cuộc chiến quy mô nhỏ, mà trong đó, họ nghĩ rằng phần thắng sẽ thuộc về mình”, ông Fisher khẳng định.

Trang mạng Valuewalk (Mỹ) ngày 6/8 cho rằng biện pháp tốt nhất để giải quyết tranh chấp biển trên Biển Đông là các thành viên của ASEAN cần tăng cường hợp tác hải quân hay “ngoại giao hải quân”, tăng cường tập trận chung để đối phó với các thách thức trên biển.
Theo Sống mới

Philippines 'cậy nhờ' lính Mỹ trong tranh chấp Biển Đông

Thứ 6, 09/08/2013 | 13:32
Các quan chức Philippines cho biết nước này đang nỗ lực thực hiện nhiều cuộc đàm phán mới với Mỹ nhằm tăng cường hiện diện của Mỹ tại các cơ sở quân sự nước này khi căng thẳng tranh chấp tuyên bố chủ quyền với Trung Quốc ngày một leo thang.

Philippines: Phải mời Mỹ vào biển Đông mới đối phó được TQ?

Thứ 3, 24/09/2013 | 17:57
2 vị Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Philippines sẽ sớm thảo luận với Mỹ về việc tăng cường sự hiện diện quân sự của Washington ở Biển Đông để đối phó với (sự bành trướng) của Trung Quốc.

Báo Trung Quốc đăng hớ ảnh 'xử tử tiêm thuốc độc'

Thứ 5, 08/08/2013 | 08:58
Dư luận Trung Quốc ngày 7/8 đã dấy lên những tranh cãi về một bộ ảnh được đăng trên trang web của báo Hoàn cầu, mô tả ảnh hành quyết một tử tù bằng hình thức tiêm thuốc độc.

Trung Quốc tung smartphone 3 SIM đầu tiên trên thế giới

Thứ 2, 05/08/2013 | 08:04
Chiếc smartphone đang được phát triển bởi hãng điện thoại nhái GooPhone của Trung Quốc.

Trung Quốc: Phát hiện thịt bò chứa chất độc

Thứ 3, 06/08/2013 | 21:25
Cơ quan an toàn thực phẩm thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc, vừa phát hiện một nhà hàng thịt nướng trong thành phố dùng thịt bò có chứa chất độc clenbuterol chế biến món ăn cho khách.

Triệu phú 'lập dị' Trung Quốc tuyên bố chủ quyền biển đảo trên báo Mỹ

Thứ 5, 08/08/2013 | 08:42
Ngày 1/8/2013, trên mạng rò rỉ những hình ảnh về một con tàu lớn của Trung Quốc nằm giữa những tàu dân sự khác đã bị vệ tinh Mỹ chụp được.
Cùng chuyên mục

Hơn 4.600 thanh niên Hải Phòng và Quảng Ninh lên đường nhập ngũ

Chủ nhật, 25/02/2024 | 17:04
Các địa phương trên địa bàn Tp.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh đồng loạt tổ chức lễ giao nhận quân năm 2024 trong sáng 25/2.

Hải Phòng: Cặp song sinh tình nguyện nhập ngũ vì yêu màu áo lính

Chủ nhật, 25/02/2024 | 11:41
Yêu màu áo lính và mong được cống hiến cho Tổ quốc, cặp song sinh ở huyện Vĩnh Bảo, Tp.Hải Phòng tình nguyện nhập ngũ dù một người được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Chuyên gia nêu hậu quả nếu Ukraine phản công thất bại trước Nga

Thứ 6, 09/06/2023 | 15:11
Ukraine đã dành 6 tháng để chuẩn bị cho thời điểm này. Nhưng phía Nga cũng có ngần ấy thời gian để củng cố các vị trí phòng thủ của mình và điều thêm lực lượng đến.

2 thanh niên không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ bị phạt 125 triệu đồng

Thứ 3, 28/02/2023 | 20:28
Dù nằm trong danh sách và có lệnh gọi nhập ngũ nhưng Nghiêm Văn C. và Chu Mạnh H. không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ của cơ quan chức năng.

Hà Nội: Bất ngờ siêu cơ Su-30MK2 bay lượn trên bầu trời

Thứ 6, 04/11/2022 | 20:08
Ngày 4/11, nhiều tiêm kích Su-30MK2 và trực thăng họ Mi thao diễn trên bầu trời Thủ đô.
     
Nổi bật trong ngày

Nga không kích sân bay chiến lược của Ukraine

Thứ 6, 19/04/2024 | 09:55
Đêm 18/4, Nga thực hiện làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở quân sự và năng lượng của Ukraine ở khu vực Kharkov và Kiev.

“Điểm nóng” Chasov Yar: Nga tăng cường sử dụng bom có sức nổ cao, tình thế trên mặt trận thế nào?

Thứ 7, 20/04/2024 | 13:55
Bên cạnh pháo binh, không quân Nga cũng tăng cường hoạt động tại "điểm nóng" Chasov Yar. Điều này đã tạo lợi thế cho quân đội Nga.

Nga trên đà tiến, nắm quyền chủ động trên chiến trường

Thứ 7, 20/04/2024 | 06:00
Moscow giành được quyền kiểm soát hơn 400 km2 lãnh thổ vào năm 2024 bao gồm các trung tâm vận tải và hậu cần quan trọng như Avdiivka và Marinka thuộc vùng Donetsk.

Hé lộ mục tiêu chính của Nga khi chủ trì BRICS

Thứ 7, 20/04/2024 | 09:40
Các thành viên BRICS đoàn kết với nhau bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD trong thương mại toàn cầu.

Tại mặt trận Zaporozhye, Nga - Ukraine giao tranh dữ dội, vũ khí tầm xa được tích cực sử dụng

Thứ 6, 19/04/2024 | 13:55
Giao tranh trên hướng Zaporozhye đang diễn ra dữ dội. Cả 2 bên đều tăng cường sử dụng vũ khí tầm xa.