Trung Quốc tăng hạn ngạch khai thác đất hiếm

Trung Quốc tăng hạn ngạch khai thác đất hiếm

Thứ 7, 29/01/2022 | 06:00
0
Hạn ngạch khai thác sẽ được chia cho các nhà sản xuất chính của nước này.

Trung Quốc đã thiết lập hạn ngạch khai thác đất hiếm đầu tiên cho năm 2022 ở mức 100.800 tấn, cao hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái, Reuters dẫn một tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc ra hôm 28/1.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) và Bộ Tài nguyên cho biết trong một tuyên bố chung, Trung Quốc cũng đặt hạn ngạch cho công đoạn nung chảy và tách đất hiếm ở mức 97.200 tấn, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Hạn ngạch khai thác sẽ được chia cho các nhà sản xuất chính của nước này.

Để mở rộng quyền kiểm soát toàn cầu đối với ngành công nghiệp mà Trung Quốc đã thống trị trong nhiều thập kỷ, cuối năm ngoái, nước này đã thành lập một tập đoàn đất hiếm khổng lồ bằng cách sát nhập các công ty con của 3 tập đoàn nhà nước, gồm China Minmetals, Tập đoàn Nhôm Trung Quốc (Aluminium Corporation of China) và Tập đoàn Đất hiếm Cán Châu (Ganzhou Rare Earth Group), Bloomberg đưa tin.

Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước (SASAC) thuộc Quốc vụ viện sẽ sở hữu 31,21% cổ phần trong tập đoàn mới, trong khi Chinalco, China Minmetals và Ganzhou Rare Earth Group sẽ nắm giữ 20,33%, theo đài truyền hình nhà nước CCTV.

Được tạm gọi là “Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc”, doanh nghiệp mới này dự kiến sẽ đẩy mạnh phát triển các mỏ ở phía nam.

Bloomberg cũng đưa tin hồi tháng 9/2021 rằng Trung Quốc đang có kế hoạch tạo ra 2 gã khổng lồ khai thác đất hiếm - một ở miền bắc đất nước và một ở miền nam, với mỗi công ty tập trung vào một nhóm gồm các kim loại đất hiếm khác nhau.

Reuters dẫn lời chuyên gia tư vấn của CRU Group, Daan de Jonge, cho biết siêu tập đoàn mới thành lập sẽ chỉ đứng sau Tập đoàn Đất hiếm Phương Bắc Trung Quốc (China Northern Rare Earth Group) về tổng sản lượng đất hiếm, với gần 40% sản lượng đất hiếm tổng thể, và chiếm khoảng 70% hạn ngạch sản xuất đất hiếm vừa và nặng của Trung Quốc, theo hạn ngạch cho nửa đầu năm 2021.

“Điều này có nghĩa là quyền định giá cho các kim loại đất hiếm quan trọng, chẳng hạn như dysprosium và terbium, sẽ nằm trong tay siêu tập đoàn mới thành lập”, de Jonge cho biết.

Kim loại đất hiếm vừa và nặng dysprosium và terbium là nguyên liệu đầu vào chính cho nam châm đất hiếm, được sử dụng trong các sản xuất các sản phẩm quan trọng như xe điện và turbine gió.

Giá của cả 2 loại đất hiếm này đều tăng khoảng 50% vào năm 2021, đạt mức cao nhất trong nhiều năm khi nhu cầu phục hồi sau đại dịch, trong khi cuộc khủng hoảng thiếu điện ở Trung Quốc đã tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp đất hiếm nước này.

Thế giới - Trung Quốc tăng hạn ngạch khai thác đất hiếm

Trữ lượng kim loại đất hiếm ở một số quốc gia, theo dữ liệu từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ. Nguồn: Quartz

Kim loại đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố hóa học không hiếm nhưng khó tìm thấy ở nồng độ cần thiết. Đất hiếm cũng khó xử lý vì quặng đất hiếm thường chứa các chất phóng xạ tự nhiên như uranium và thorium.

Đất hiếm được sử dụng rộng rãi trong sản xuất sản phẩm như điện thoại di động, ô tô, thiết bị quân sự và thậm chí cả máy rửa bát. Các kim loại đất hiếm cũng có thể được khai thác ở Mỹ, Ấn Độ, Nam Phi, Canada, Australia, Estonia, Malaysia và Brazil.

Tuy nhiên, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về công nghệ sản xuất và tinh chế đất hiếm. Nước này chiếm 58% sản lượng trên toàn thế giới vào năm 2020, giảm từ mức 86% trong năm 2014, theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.

Việt Nam có trữ lượng kim loại đất hiếm lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Minh Đức (Theo RT, Reuters, Bloomberg)

Giá đất hiếm ở mức đỉnh hàng thập kỷ khi nguồn cung khan hiếm

Thứ 7, 06/11/2021 | 10:18
Tình trạng khan đất hiếm xảy ra khi Trung Quốc, quốc gia chiếm 70% sản lượng toàn cầu, sử dụng hạn ngạch để hạn chế xuất khẩu loại nguyên liệu chiến lược này.

“Ngấm đòn” từ khủng hoảng điện, triển vọng kinh tế Trung Quốc ảm đạm

Thứ 3, 28/09/2021 | 08:00
Tình trạng cắt điện diễn ra khi việc điều tiết mức phát thải carbon của Trung Quốc xung đột với sự bùng nổ công nghiệp của nước này trong bối cảnh đại dịch.

Thế giới vẫn cần nam châm đất hiếm của Trung Quốc

Thứ 5, 02/09/2021 | 07:55
Các chuyên gia và nguồn tin trong ngành cho biết, nhiều quốc gia vẫn khó có thể từ bỏ phụ thuộc vào nam châm đất hiếm của Trung Quốc.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Nga đột phá thành công ở Semenovka mở ra cơ hội tiến vào khu vực đặc biệt quan trọng của Ukraine

Thứ 4, 24/04/2024 | 13:55
Semenovka nằm trên độ cao vượt trội ở vùng Avdeevka. Việc kiểm soát được nó sẽ mở đường cho quân đội Nga hướng tới trung tâm hậu cần lớn của Ukraine.

Ukraine có thể làm gì với khoản viện trợ lớn mới từ Mỹ?

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:43
Người Ukraine nhận thức rõ ràng rằng gói viện trợ lớn mới của Mỹ không phải “viên đạn bạc”, không đủ để lật ngược tình thế cuộc chiến.

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.

Lộ diện quốc gia có mức tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất ở châu Âu

Thứ 4, 24/04/2024 | 06:00
Tất cả 10 quốc gia hàng đầu có ngân sách quân sự cao nhất đều tăng chi tiêu trong năm 2023.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.
     
Nổi bật trong ngày

Ở khu vực “Chìa khóa”: Ukraine kháng cự mạnh mẽ, Nga dùng chiến thuật chậm mà chắc

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:45
Rabotino và phía tây bắc Verbovoy được coi là “chìa khóa” để kiểm soát vùng Zaporozhye quan trọng. Vì vị trí chiến lược mà giao tranh vẫn sẽ tiếp tục căng thẳng.

Lực lượng Israel trở lại khu vực phía Đông Khan Younis

Thứ 3, 23/04/2024 | 09:59
Người dân địa phương cho biết, trong ngày thứ Hai, lực lượng Israel đã trở lại khu vực phía Đông thành phố Khan Younis trong một cuộc đột kích bất ngờ.

Quốc gia vùng Baltic Litva khởi động cuộc tập trận quy mô lớn nhất

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:36
Cuộc tập trận sẽ huấn luyện cho tất cả các thành phần của Các Lực lượng Vũ trang Litva.

Bloomberg: Đức thúc giục Mỹ cấp thêm tổ hợp Patriot cho Ukraine

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:16
Đức cam kết sẽ gửi khẩu đội Patriot thứ 3 tới Ukraine và 6 khẩu đội nữa sẽ sớm được các quốc gia thành viên EU khác chuyển giao.

Tám cuộc phản công của Ukraine bị thất bại, Nga tiếp tục đà tiến

Thứ 4, 24/04/2024 | 10:00
Ở khu vực Ocheretino các trận chiến đang diễn ra vô cùng dữ dội. Các đơn vị Nga đang tăng cường các hoạt đột để đẩy lùi Lực lượng Vũ trang Ukraine.