Trường hợp nào được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần ngay sau khi nghỉ việc?

Trường hợp nào được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần ngay sau khi nghỉ việc?

Thứ 4, 17/05/2023 | 07:12
0
Sau khi nghỉ việc, rơi vào trang thái mất việc làm, nhiều Người lao động lựa chọn nhận bảo hiểm xã hội 1 lần thay vì chờ đủ tuổi để nhận lương hưu.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hết độ tuổi lao động hoặc tử tuất. Bảo hiểm xã hội 1 lần là chế độ được xây dựng trên cơ sở này. 

Sau khi nghỉ việc, rơi vào trang thái mất việc làm, nhiều Người lao động lựa chọn nhận BHXH 1 lần thay vì chờ đủ tuổi để nhận lương hưu. Vậy, đối tượng nào được rút bảo hiểm xã hội một lần ngay sau khi nghỉ việc?

Theo quy định, trong trường hợp người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc, khi nghỉ việc, nếu muốn hưởng BHXH một lần, người lao động sẽ phải đợi đủ thời gian theo quy định. Cụ thể, người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc sau 1 năm nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

Ngoài ra, các trường hợp được hưởng BHXH 1 lần ngay mà không cần phải đợi:

Thứ nhất, người lao động đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH. Đồng thời, khi nghỉ việc, người này chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

Thứ ba, người lao động ra nước ngoài để định cư.

Thứ tư, người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS hoặc những bệnh nghiêm trọng khác theo quy định của Bộ Y tế.

Thứ năm, người lao động thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu và là các đối tượng sau. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp QĐND; Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật CAND; Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ QĐND; Hạ sĩ quan, chiến sĩ CAND phục vụ có thời hạn; Học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí, khi phục viên, xuất ngũ.

Đề xuất hai phương án rút bảo hiểm xã hội một lần

Nhằm khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần, tại dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang được lấy ý kiến, Bộ LĐ-TB&XH đã đưa ra hai phương án đề xuất về hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Theo số liệu thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho thấy, trong giai đoạn 2016 – 2021, cả nước có 4.058.317 người lao động đề nghị và được giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Bình quân, mỗi năm có gần 700.000 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước với tốc độ tăng trung bình mỗi năm khoảng 11,6%. Cụ thể, năm 2016 là 500.174 người hưởng bảo hiểm xã hội một lần, năm 2017 là 560.137 người, năm 2018 là 666.482 người, năm 2019 là 707.184 người, năm 2020 là 761.081 người, năm 2021 là 863.259 người.

Tương ứng với số người hưởng bảo hiểm một lần thì số tiền chi trả cũng tăng, trong giai đoạn 2016 – 2021, lần lượt là 10.488 tỷ đồng, 13.926 tỷ đồng, 19.531 tỷ đồng, 24.182 tỷ đồng, 28.463 tỷ đồng và 35.350 tỷ đồng.

Xét theo khía cạnh giới, số lượng lao động nữ hưởng bảo hiểm xã hội một lần luôn cao hơn lao động nam.

Đáng chú ý, số lượng người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong giai đoạn 2016 – 2021 tập trung chủ yếu ở đối tượng đóng bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động quyết định (ngoài nhà nước), chiếm 90,74% tổng số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần; sau đó là đối tượng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định với tổng số 257.000 người, chiếm 8,04% và thấp nhất là đối tượng tự nguyện với 38.856 người, chiếm 1,22%.

Tuổi bình quân hưởng bảo hiểm xã hội một lần của nam và nữ và tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bình quân có chiều hướng tăng lên hàng năm và tổng bình quân hưởng bảo hiểm xã hội ngắn (lao động nữ có thời gian tham gia bình quân ít hơn nam). Người hưởng bảo hiểm xã hội một lần chủ yếu là lao động trẻ, từ trên 20 đến đủ 30 tuổi đứng thứ hai, chiếm khoảng 77,5% trong tổng số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Điều này cho thấy, việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần sớm vẫn có thể tiếp tục gia tăng, bởi chính ở giai đoạn tuổi trẻ thì hầu hết lao động quan tâm nhiều đến nhu cầu trước mắt hơn là nhu cầu hưởng lương hưu khi về già. Phần nữa là do áp lực về tài chính và sự thay đổi, giãn đoạn trong công việc.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chủ yếu là: Đa số người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, có thu nhập thấp, khả năng tích lũy không nhiều. Khi người lao động bị mất việc làm phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt cũng như cần tiền để chi tiêu sinh hoạt cho gia đình hoặc đầu tư cho con ăn học nên nhu cầu tài chính ngắn hạn của người lao động sau khi nghỉ việc rất lớn.

Một nguyên nhân nữa được Bộ LĐ-TB&XH chỉ ra, đó là tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, đặc biệt là trong giai đoạn 2020 – 2021 khi nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị kinh doanh ở các ngành nghề sử dụng nhiều lao động, bị ảnh hưởng lớn như du lịch, khách sạn, vận tải, giáo dục, may mặc… ngừng sản xuất, kinh doanh cầm chừng. Tình trạng lao động thiếu việc làm, không có việc làm, mất việc làm gia tăng; số lao động mất việc không có cơ hội tái tham gia thị trường lao động cũng là nguyên nhân làm gia tăng số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Bên cạnh đó là thiếu sự liên kết, hỗ trợ từ chính sách bảo hiểm thất nghiệp; niềm tin của người dân vào hệ thống bảo hiểm xã hội có dấu hiệu giảm sút.

Quy định điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu 20 năm để hưởng lương hưu dẫn đến: Đa số người lao động khi nghỉ việc chỉ có từ 3 đến dưới 10 năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ rất khó để quyết định chờ đợi đóng tiếp để đủ điều kiện hưởng lương hưu; Người lao động 45 hoặc 50 tuổi mới bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội khó có cơ hội hưởng lương hưu.

Việc điều chỉnh tăng trong cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần cho những năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi (từ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng lên 2 tháng đối với mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội) cũng có tác động đến việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

Trước thực trạng số người hưởng BHXH 1 lần tăng liên tục hằng năm, ảnh hưởng đến độ bao phủ bảo hiểm xã hội và gia tăng số lao động đến tuổi nghỉ hưu không có lương hưu, Bộ LĐTB&XH đã đưa vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi phương án hạn chế người lao động rút toàn bộ tiền tham gia BHXH trong 1 lần.

Phương án 1 (giữ nguyên quy định hiện hành của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết 93/2015/QH13): Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm.

Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn lại được bảo lưu để người lao động hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Bộ LĐTB&XH cho rằng, phương án 1, thiệt hại về lâu dài khi người lao động nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội một lần khó có thể tích lũy được thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu hoặc không đủ để hưởng với tỷ lệ hưởng cao. Do không có sửa đổi về chính sách cho nên không thể hạn chế tình trạng người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần, ảnh hưởng đến việc đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động này đến khi nghỉ hưu.

Đối với phương án 2, Quỹ bảo hiểm xã hội giảm được số tiền chi trả ban đầu khi người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Người lao động giảm số tiền nhận được khi giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần nhưng bù lại ½ thời gian đã đóng được bảo lưu lại để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ hưu.

Tuệ Minh

Người lao động mất đột ngột, người thân có được nhận BHXH một lần?

Thứ 2, 15/05/2023 | 14:45
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc chưa đủ 20 năm nếu mất đột ngột thì thân nhân có được hưởng chế độ BHXH một lần?

Thay đổi thủ tục truy lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH của người đã mất

Thứ 5, 04/05/2023 | 10:34
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thay đổi thủ tục truy lĩnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của người hưởng đã qua đời nhưng còn chế độ chưa nhận.

Trường hợp nào người lao động cần gộp sổ BHXH?

Thứ 6, 28/04/2023 | 11:30
Nhiều người lao động thắc mắc trường hợp nào cần làm thủ tục gộp sổ BHXH và việc này có ảnh hưởng gì đến quá trình tham gia BHXH không?
Cùng tác giả

Thấy gì từ số lợi nhuận "khủng" của doanh nghiệp bán bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Thứ 2, 25/05/2020 | 14:10
Nếu chia bình quân cho 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đang bán bảo hiểm bắt buộc xe máy, thì doanh thu mảng này của mỗi công ty bảo hiểm vào khoảng 26,3 tỷ đồng/năm.

Thi trắc nghiệm môn Toán: Học sinh lười tư duy, chỉ học mẹo làm trắc nghiệm

Thứ 4, 06/11/2019 | 07:30
Hình thức thi trắc nghiệm môn Toán sẽ khiến cách dạy và học bị thay đổi. Lúc đó, thầy cô chỉ dạy học sinh cách làm bài thi trắc nghiệm sao cho đạt kết qua cao bằng cách mẹo làm bài. Còn học sinh chỉ khoanh tối đa các phương án đúng, còn lại là khoanh xác xuất.

Hoang mang vì sếp bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10

Thứ 6, 18/10/2019 | 09:00
Sếp nam bỗng đi công tác cả tuần trước 20/10, lịch công tác "bất thường" khiến các chị em hoang mang về những lời hứa, những món quà ngày Phụ nữ Việt Nam.

Nhức nhối vết chém ngang lưng đỉnh Mã Pí Lèng

Thứ 6, 04/10/2019 | 12:06
Đỉnh Mã Pí Lèng (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) từ lâu đã được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam. Nơi đây là di sản đặc sắc về địa chất, cảnh quan và là ước mơ chiêm ngưỡng của bao du khách nước ngoài.

Sóc Trăng lắp camera nhà riêng cán bộ: Cẩn trọng mức kinh phí tiền tỷ

Thứ 2, 30/09/2019 | 06:48
Những ngày qua, người dân tỉnh Sóc Trăng xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Văn Sum, Phó Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng ký quyết định số 1542-QĐ/TU về việc cấp kinh phí lắp đặt camera an ninh nhà riêng của các đồng chí trong ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Cùng chuyên mục

Thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế từ 1/7/2024, ai cũng nên biết

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 kéo theo một số thay đổi về chính sách trong đó có Bảo hiểm y tế (BHYT).

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Các trường hợp khóa và mở khóa căn cước điện tử từ 1/7

Thứ 7, 27/04/2024 | 15:00
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua vào ngày 27/11/2023, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024, trong đó quy định rõ về cấp, quản lý căn cước điện tử.

Hạn chế ô tô dịp 30/4 - 1/5 và cuối tuần để tránh ùn tắc phà ra Cát Bà

Thứ 6, 26/04/2024 | 13:25
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cuối tuần kéo dài đến hết 30/7, các chuyến phà từ bến Đồng Bài ra đảo Cát Bà sẽ tạm dừng chở xe ô tô con, ô tô tải trong khung giờ cao điểm.

Muốn làm trật tự thôn phải qua hội đồng xét tuyển

Thứ 6, 26/04/2024 | 11:33
Bộ Công an đã ban hành Thông tư 14/2024/TT-BCA quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
     
Nổi bật trong ngày

Thay đổi quan trọng về bảo hiểm y tế từ 1/7/2024, ai cũng nên biết

Chủ nhật, 28/04/2024 | 10:35
Việc cải cách tiền lương từ 1/7/2024 kéo theo một số thay đổi về chính sách trong đó có Bảo hiểm y tế (BHYT).

Thời hạn nhượng quyền thu phí sử dụng đường bộ tối đa là 10 năm

Chủ nhật, 28/04/2024 | 07:44
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (gọi tắt là Nghị định 44).

Phụ nữ tỉnh Đồng Nai xếp hình khổng lồ chào ngày lễ 30/4

Chủ nhật, 28/04/2024 | 17:03
Hơn 700 người đồng diễn xếp hình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.