TS. Võ Trí Thành: Xử lý rủi ro tài chính gắn liền với chữ

TS. Võ Trí Thành: Xử lý rủi ro tài chính gắn liền với chữ "khéo"

Nguyễn Minh Uyên
Thứ 2, 25/04/2022 | 20:19
0
Rủi ro đang gia tăng đối với nền kinh tế, nhưng vẫn hoàn toàn nằm trong chừng mực mà Việt Nam có thể quản trị.

Triển vọng và Thách thức

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 2 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Hầu hết, các ngành, lĩnh vực, địa phương trong xu hướng phục hồi và tăng trưởng nhanh trở lại, nhiều điểm sáng đã xuất hiện như: kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp, các cân đối lớn được bảo đảm.

Vì vậy, theo Báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022 của Đại học Kinh tế Quốc dân đã chỉ ra, năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của các Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025 và các chủ trương, chính sách lớn đã được thông qua trong năm 2021.

Tuy nhiên, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ vẫn đứng trước những khó khăn do đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, cộng thêm sự biến động của tình hình thế giới, đặc biệt là cuộc xung đột Nga - Ukraina và xung đột chính trị giữa các cường quốc… 

Từ đó, có thể dẫn tới đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, nguy cơ khủng hoảng năng lượng hiện hữu, giá nguyên liệu và giá nhiều loại hàng hóa cơ bản tăng cao càng làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo phát triển không đồng đều, chưa vững chắc và có thể thấp hơn năm 2021.

Song, nhìn vào thực trạng của Việt Nam, nền kinh tế cũng đang tồn tại và tiềm ẩn khá nhiều khó khăn, đặc biệt là những câu chuyện về tài chính. 

Chia sẻ về vấn đề này, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương cho biết: “Nếu nói về nội tại của nền kinh tế, sẽ có những vấn đề về luật pháp, hệ thống ngân hàng, bao gồm: nợ xấu, khả năng lành mạnh và ứng phó”.

Tài chính - Ngân hàng - TS. Võ Trí Thành: Xử lý rủi ro tài chính gắn liền với chữ 'khéo'

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương

Thời gian qua, thị trường đã chứng kiến nhiều vụ “lùm xùm” về thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam gồm cả tổ chức lẫn cá nhân. “Đây thực sự là thách thức rất lớn đối với Việt Nam”, ông nhấn mạnh.

Vì vậy, trong dài hạn, cần cân đối giữa khả năng chống chịu, ổn định kinh tế vĩ mô với tạo điều kiện hỗ trợ, phát triển của kinh tế nói chung. Về ngắn hạn, làm sao xử lý được rủi ro đang hiện hữu với những “lùm xùm" vừa qua nhưng vẫn để thị trường này vận hành và phát huy tiềm năng.

Rủi ro nằm trong tầm kiểm soát

Cá nhân TS. Thành cho rằng: "Rủi ro đang gia tăng đối với nền kinh tế, trong đó có vấn đề nợ xấu, nhưng những rủi ro này vẫn hoàn toàn nằm trong chừng mực mà chúng ta có thể quản trị".

Giải thích về điều này, ông cho biết, thời điểm hiện tại là một giai đoạn khác so với những cuộc khủng hoảng tài chính trước đây bởi hệ thống ngân hàng đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn.

Bên cạnh đó, về cân đối vĩ mô, so với giai đoạn 2010-2011 sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gặp muôn vàn khó khăn từ thâm hụt ngân sách, tỉ lệ nợ công, dự trữ ngoại hối. “Hiện tại, vẫn còn những vấn đề nhất định nhưng đã tốt hơn rất nhiều”, ông chia sẻ.

Song, kinh nghiệm của những nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đã khá hơn và linh hoạt hơn sau những cú vấp được coi như “bài học xương máu" từ năm 97-98, hay câu chuyện kích cầu năm 2009-2010.

Tài chính - Ngân hàng - TS. Võ Trí Thành: Xử lý rủi ro tài chính gắn liền với chữ 'khéo' (Hình 2).

Việt Nam hoàn toàn có thể kiểm soát rủi ro gia tăng về tài chính

Từ đó, ông đưa ra ý kiến xây dựng về hai nhóm giải pháp quan trọng.

Về mặt dài hạn, câu chuyện xử lý nợ xấu phải gắn với các ngân hàng thương mại. Về điều này, cần được xử lý trên hai phương diện: tăng vốn trong năm nay và cả những năm tới; đảm bảo thông lệ tốt nhất theo tiêu chuẩn.

Về ngắn hạn, cụm từ “linh hoạt" là luôn đúng. Ông nhấn mạnh về tính linh hoạt trong tăng thu tiền, tín dụng, làm sao cần xác định tinh thần không quá chặt chẽ, cũng không nới lỏng trong giai đoạn phục hồi. Và cần đánh giá rủi ro tiềm tàng của những dòng tín dụng như chứng khoán, bất động sản…

Đặc biệt, đối với bất động sản, phân khúc thì có nhiều nhưng trong thời gian vừa qua đang bị đánh đồng về mức độ rủi ro. Nếu xét về hệ số “kéo", đây là ngành giúp tăng trưởng rất tốt. Vậy nên, hoạt động khoanh, giãn các nhóm nợ từ nay tới cuối năm cần được thực hiện rất “khéo".

“Điều này lại phụ thuộc vào quá trình phục hồi và cách thực thi của Chương trình phục hồi và phát triển”, chuyên gia cho biết.

Nhóm khác, phát triển thị trường cổ phiếu. Điều quan trọng nhất để đảm bảo tính lành mạnh là tính minh bạch, các thông lệ và chuẩn mực, ngoài tính hấp dẫn các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, cần cải thiện thêm về tính chuyên nghiệp của những nhà đầu tư từ cá nhân tới tổ chức trên thị trường này.

Ngày 25/4, Ban Kinh Tế Trung ương, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, phối hợp cùng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức Hội thảo Kinh tế Việt Nam năm 2021 và Triển vọng năm 2022 với chủ đề: “Ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh tài chính trong bối cảnh đại dịch Covid-19” với sự tham dự của hơn 300 đại biểu trong và ngoài nước.

 

"Rủi ro bất ổn vĩ mô và tài chính đang ngày một gia tăng"

Thứ 2, 25/04/2022 | 15:34
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhận định, các tác động của dịch bệnh, xung đột chính trị đến nền kinh tế Việt Nam là vô cùng nghiêm trọng và toàn diện.

Bộ trưởng Tài chính: Hiện tượng thao túng chứng khoán ngày càng tinh vi

Thứ 6, 22/04/2022 | 16:17
Trên thị trường, nhiều mã chứng khoán được đẩy giá lên cao không gắn với tình hình hoạt động kinh doanh, việc công bố thông tin của một số doanh nghiệp chưa đảm bảo.

IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Thứ 4, 20/04/2022 | 06:24
Rủi ro kinh tế toàn cầu suy giảm đến từ xung đột leo thang, các lệnh trừng phạt đối với Nga, kinh tế Trung Quốc tăng chậm hơn dự báo ​và nguy cơ bùng phát đại dịch.
Cùng tác giả

Blockchain là một trong những "then chốt" của chuyển đổi số

Thứ 5, 28/07/2022 | 19:56
Blockchain được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như đô thị thông minh, công nghệ tài chính, kinh tế chia sẻ, chuỗi cung ứng, dịch vụ công....

[Info]10 startup Việt được rót vốn nghìn tỷ nửa đầu năm 2022

Thứ 4, 27/07/2022 | 14:03
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam năm 2021 đạt mức cao kỷ lục với tổng số tiền đầu tư 1,4 tỷ USD. Nửa đầu năm 2022 cũng đang cho thấy tín hiệu khả quan.

Hà Nội có lợi thế trong tăng tốc số hoá dịch vụ thanh toán

Thứ 2, 25/07/2022 | 14:02
Theo EVNHANOI, tỉ lệ khách hàng giao dịch, thanh toán theo phương thức điện tử của Thủ đô đã đạt trên 98%.

Clip: Chiêm ngưỡng mô phỏng không gian văn hoá Nhật tại sông Tô Lịch

Thứ 4, 20/07/2022 | 16:00
Đề xuất Dự án cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh của Tập đoàn JVE thời gian qua đã nhận được nhiều phản hồi.

Việt Nam có thể học hỏi gì từ "điểm sáng" của Abenomics?

Chủ nhật, 17/07/2022 | 19:42
Trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với tình trạng tốc độ già hoá dân số nhanh, một trong những mũi tên chính của Abenomics có thể đem lại bài học quý báu.
Cùng chuyên mục

Tổng tài sản của NCB đạt hơn 96.400 tỷ đồng trong quý I/2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:25
NCB cũng ghi nhận thu nhập lãi thuần quý I/2024 tăng mạnh so với kết quả cuối quý IV/2023, đạt hơn 221,6 tỷ đồng.

Nâng cấp chức năng cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử để ngăn vi phạm

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:21
Tổng cục Thuế đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai nâng cấp Chức năng cảnh báo sử dụng Hóa đơn điện tử để ngăn chặn vi phạm trong sử dụng hóa đơn điện tử.

Lợi nhuận quý I/2024 của ACB bị bào mòn do đâu?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:40
ACB đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2 lần lên mức 512 tỷ đồng. Kết quả, ngân hàng báo lãi trước thuế 4.892 tỷ đồng, giảm 5,12% so với cùng kỳ.

Một cổ phiếu nhà Vingroup trở thành đầu tàu dẫn dắt thị trường

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:39
Mã VIC dẫn đầu đà tăng của thị trường khi đóng góp 2,3 điểm vào chỉ số sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều thông tin tích cực

Hệ thống KRX chưa thể vận hành vào ngày 2/5

Thứ 6, 26/04/2024 | 10:16
Theo UBCKNN, hiện chưa có biên bản nghiệm thu tổng thể giữa chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị thụ hưởng nên KRX chưa thể vận hành chính thức vào ngày 2/5/2024.
     
Nổi bật trong ngày

Tổng tài sản của NCB đạt hơn 96.400 tỷ đồng trong quý I/2024

Thứ 6, 26/04/2024 | 19:25
NCB cũng ghi nhận thu nhập lãi thuần quý I/2024 tăng mạnh so với kết quả cuối quý IV/2023, đạt hơn 221,6 tỷ đồng.

Lăng kính chứng khoán 26/4: Ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu

Thứ 6, 26/04/2024 | 06:00
VN-Index sẽ rung lắc trong thời gian tới khi gặp kháng cự gần nhất ở 1.211 điểm. Nhà đầu tư nên ưu tiên cơ cấu các cổ phiếu vị thế yếu cũng như ưu tiên bảo toàn vốn.

Lợi nhuận quý I/2024 của ACB bị bào mòn do đâu?

Thứ 6, 26/04/2024 | 15:40
ACB đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 2 lần lên mức 512 tỷ đồng. Kết quả, ngân hàng báo lãi trước thuế 4.892 tỷ đồng, giảm 5,12% so với cùng kỳ.

Giá vàng 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên

Thứ 6, 26/04/2024 | 09:50
Giá vàng SJC tại các doanh nghiệp bật tăng phiên mở cửa sáng nay, cùng với đó, vàng nhẫn cũng đi lên.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Bùng nổ du lịch tự túc và nguy cơ quá tải ở một số nơi

Thứ 6, 26/04/2024 | 14:50
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài đến 5 ngày, nhiều du khách có nhu cầu du lịch tự túc khiến nhiều điểm du lịch trên cả nước trong tình trạng quá tải, "cháy" phòng.