Thanh tra Chính phủ chọn ngẫu nhiên 30 cán bộ của 7 bộ, ngành để xác minh tài sản

Thanh tra Chính phủ chọn ngẫu nhiên 30 cán bộ của 7 bộ, ngành để xác minh tài sản

Thứ 3, 27/09/2022 | 16:00
0
Thanh tra Chính phủ sẽ lựa chọn ngẫu nhiên 30 cán bộ, công chức của 7 bộ, ngành, đơn vị Trung ương để xác minh tài sản, thu nhập và tính trung thực trong kê khai.

Xác minh tài sản của 30 người có chức vụ, quyền hạn

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022 đối với 30 cán bộ, công chức là người có chức vụ, quyền hạn tại 7 bộ, tập đoàn, tổng công ty.

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (PCTN), Nghị định 130/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, cũng như căn cứ định hướng xác minh tài sản thu nhập năm 2022 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, TTCP đã ban hành kế hoạch xác minh tại Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT, Bộ Xây dựng, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Toàn cảnh - Thanh tra Chính phủ chọn ngẫu nhiên 30 cán bộ của 7 bộ, ngành để xác minh tài sản

Ảnh minh họa.

Việc xác minh được lựa chọn ngẫu nhiên theo quy định của Luật PCTN. Theo đó, 7 đơn vị trên tương đương yêu cầu 20% tổng số cơ quan, đơn vị nằm trong thẩm quyền quản lý về kiểm soát tài sản thu nhập của TTCP theo Nghị định 130/2020 và nằm trong định hướng đã được Thủ tướng phê duyệt.

Tại 7 đơn vị trên, cũng theo quy định, phải chọn ngẫu nhiên tối thiểu 10% tổng số người có nghĩa vụ kê khai hàng năm tại mỗi cơ quan, tổ chức, trong đó phải có ít nhất một người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu.

Kế hoạch của TTCP xác định, con số tuyệt đối là 30 người, trong đó ở Bộ KH&ĐT có 8 người, Bộ TN&MT 5 người, Bộ Xây dựng 5 người; còn lại ở 4 đơn vị là Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, Tập đoàn Hóa chất mỗi đơn vị 3 người.

Nội dung xác minh tập trung vào hai vấn đề: Tính trung thực, rõ ràng, đầy đủ của bản kê khai và tính trung thực trong bản giải trình về nguồn gốc của tài sản thu nhập tăng thêm.

Theo kế hoạch do Phó tổng TTCP Bùi Ngọc Lam ký ban hành, Cục PCTN được giao chủ trì, mời đại diện UBKT Trung ương, Ủy ban MTTQ Việt Nam cùng các đơn vị liên quan dự bốc thăm lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh; tham mưu trình ban hành thành lập Tổ xác minh, xây dựng kế hoạch xác minh chi tiết và tập huấn nghiệp vụ.

Việc xác minh sẽ triển khai trong tháng 11 và tháng 12/2022. Nội dung xác minh tập trung vào hai vấn đề: tính trung thực, rõ ràng, đầy đủ của bản kê khai và tính trung thực trong bản giải trình về nguồn gốc của tài sản thu nhập tăng thêm.

Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực từ tháng 7/2019, với quy định rất mới là xác minh tài sản thu nhập hàng năm dưới hình thức ngẫu nhiên, với những người có nghĩa vụ kê khai tài sản. Tuy nhiên, phải đến năm nay, nội dung này mới bắt đầu được triển khai.

Ở lần đầu tiên này, theo định hướng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cơ quan kiểm soát tài sản thu nhập đặt trọng tâm xác minh với những người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong các lĩnh vực, các khâu, công việc nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

Danh sách được nêu ra là sáu lĩnh vực: đầu tư xây dựng; đấu thầu; tài chính ngân sách; quản lý vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp; công tác tổ chức cán bộ; cấp phép, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng chống dịch Covid-19.

Xác minh ngẫu nhiên có tạo sự minh bạch, trung thực?

Hồi tháng 8, nhiều tờ báo đồng loạt đưa tin việc Tp.Hà Nội, Tp.Đà Nẵng và một vài địa phương tổ chức bốc thăm chọn ngẫu nhiên một tỉ lệ cán bộ nhất định để xác minh tài sản, thu nhập.

Toàn cảnh - Thanh tra Chính phủ chọn ngẫu nhiên 30 cán bộ của 7 bộ, ngành để xác minh tài sản (Hình 2).

Hà Nội bốc thăm ngẫu nhiên để xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ.

Thông tin từ Thanh tra Tp.Đà Nẵng, đơn vị tiến hành tổ chức bốc thăm, lựa chọn ngẫu nhiên và xác định được 5/29 người tại 2 đơn vị để xác minh tài sản, thu nhập năm 2022. Cụ thể, tại Sở KH&ĐT có 3 người, tại Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Tổng hợp Đà Nẵng có 2 người.

Căn cứ các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, Thanh tra Tp.Đà Nẵng đã mời đại diện Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, đại diện Ủy ban MTTQ tham dự và chứng kiến buổi tổ chức bốc thăm, lựa chọn.

Theo kế hoạch của Thanh tra Tp.Đà Nẵng về xác minh tài sản, thu nhập năm 2022, việc bốc thăm ngẫu nhiên không áp dụng đối với trường hợp cán bộ do cấp ủy quản lý theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng.

Tại Hà Nội, theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022  được UBND Tp.Hà Nội ban hành, Thanh tra Thành phố sẽ tiến hành xác minh tại 12/131 đơn vị gồm: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, quận Hoàng Mai, quận Tây Hồ, huyện Thanh Trì, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố, Ban quản lý Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà Hà Nội, Công ty TNHH MTV Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội.

Tỉ lệ người được xác minh tại mỗi đơn vị theo quy định tối thiểu là 10% tổng số cán bộ thuộc diện kê khai tài sản, thu nhập hàng năm của đơn vị đó thuộc thẩm quyền kiểm soát của Thanh tra thành phố Hà Nội. Bản kê khai tài sản, thu nhập của người được xác minh tài sản, thu nhập là bản kê khai năm 2021.

Trước đó, trao đổi với báo chí ngày 25/8, một lãnh đạo Thanh tra Tp.Hà Nội xác nhận đã ban hành Kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022, trong đó có nội dung bốc thăm ngẫu nhiên lựa chọn cán bộ để kiểm tra tính trung thực, tính chính xác trong bản kê khai tài sản thu nhập. Vị này khẳng định, việc này được thực hiện theo quy định của luật.

Trả lời báo chí, đại diện TTCP cho rằng đây là lần đầu tiên thực hiện quy định lựa chọn ngẫu nhiên người được xác minh tài sản, thu nhập nên các địa phương và bộ ngành sẽ "lựa cơm gắp mắm" để thực hiện.

Do thời gian từ nay tới cuối năm 2022 không còn nhiều, các địa phương sẽ căn cứ tình hình thực tế để chọn ra một số đơn vị để thực hiện; từ đó mới đúc rút được kinh nghiệm để điều chỉnh cho những năm tiếp theo. "Nếu phát hiện cán bộ vi phạm trong việc kê khai tài sản không trung thực thì sẽ tiến hành xử lý theo các mức độ khác nhau đã được quy định trong luật", vị lãnh đạo thuộc TTCP cho hay.

Cụ thể, người có nghĩa vụ kê khai mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định tại Điều 51 của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Nếu tẩu tán, che giấu tài sản, thu nhập, cản trở hoạt động kiểm soát tài sản, thu nhập, không nộp bản kê khai sau 2 lần được đôn đốc bằng văn bản thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc hàm.

Trước việc một số địa phương thực hiện việc xác minh bốc thăm để xác minh tài sản của 10% cán bộ/đơn vị, có nhiều ý kiến băn khoăn về sự "may, rủi".

Về vấn đề này, Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của chúng ta đang rất quyết liệt, nhằm phòng ngừa răn đe để cho viên chức, cán bộ từ Trung ương đến cơ sở không vi phạm pháp luật. Hoạt động góp phần vào công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực không thể không nói đến việc kê khai và xác minh tài sản, thu nhập của cán bộ. Tuy nhiên, nhiều địa phương không thực hiện nghiêm việc kiểm tra, xác minh.

"Hàng năm cán bộ thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập đều phải thực hiện. Tuy nhiên, việc xác minh chỉ diễn ra khi có vụ việc tố cáo hoặc phát hiện hành vi tham nhũng của cán bộ. Đây là một lỗ hổng rất lớn, ảnh hưởng đến công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Vì vậy, cơ quan chức năng phải thực hiện xác minh thường xuyên hơn", ông Hòa  nêu quan điểm.

Ông Hòa nhận định, trong thực tế có nhiều người kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, trong khi đó đội ngũ cán bộ xác minh mỏng nên không thể xác minh hết được. Bởi vậy, nếu thực hiện việc xác minh đều đặn hàng năm với 10% cán bộ trong một đơn vị thì vài năm sẽ xác minh được tất cả tài sản của tất cả cán bộ thuộc diện kê khai. Tuy nhiên, nếu cần thiết cơ quan thanh tra có thẩm quyền đi xác minh với những đối tượng khác nữa, không nhất thiết phải thực hiện thanh tra 10% số lượng của một đơn vị.

“Cơ quan thanh tra được pháp luật cho phép quản lý việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, nên nếu thấy dấu hiệu sai phạm, kê khai gian dối, cơ quan chức năng cũng cần vào cuộc”, ông Hòa nói.

Nghị định 130 “buộc” cán bộ phải kê khai tài sản trung thực

Ông Phạm Trọng Đạt, nguyên Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng, TTCP cho rằng, việc lựa chọn bằng hình thức bốc thăm để xác minh tài sản không phải mới, đã được quy định trong Luật PCTN, quy định chi tiết tại Nghị định 130/2020 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Nghị định 130 quy định việc phê duyệt và thực hiện kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hàng năm tối thiểu bằng 20% số cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền kiểm soát của tỉnh, thành phố. Người cần xác minh được lựa chọn ngẫu nhiên và công khai bằng hình thức bốc thăm hoặc sử dụng phần mềm máy tính.

Số lượng người được lựa chọn để xác minh ngẫu nhiên phải bảo đảm tối thiểu 10% số người có nghĩa vụ kê khai hàng năm tại mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong đó có ít nhất một người là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Cũng theo chia sẻ của ông Phạm Trọng Đạt, việc bốc thăm ngẫu nhiên có thể rơi vào bất cứ ai, bất cứ thời điểm nào. Bởi vậy, điều này làm cho người thuộc diện kê khai tài sản phải luôn có ý thức về việc kê khai một cách trung thực.

Nghị định 130 cho phép các cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập được xác minh ngẫu nhiên. Bất cứ người nào cũng có thể bị xác minh vào bất cứ lúc nào và không vì lý do gì.

Ủng hộ cách làm này, tuy nhiên ông Đạt cho rằng, đây cũng mới chỉ là một bước tiến bộ ban đầu. Về lâu dài, mỗi cán bộ phải làm tốt ngay từ đầu việc kê khai tài sản. Kê khai đến đâu, cơ quan có thẩm quyền phải xác minh, thẩm định đó, càng xác minh được nhiều càng tốt. Muốn chống tham nhũng thì phải có cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức đảm bảo thực chất, hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, việc xác minh bản kê khai thu nhập, tài sản chưa đi vào thực chất khiến không ít trường hợp kê khai không trung thực, che giấu tài sản.

"Tài sản bất minh thì mới phải che giấu. Chúng ta yêu cầu kê khai nhưng không xác minh tính trung thực, tính chính xác thì việc kê khai không mang nhiều ý nghĩa. Như vậy, công tác phòng chống tham nhũng sẽ không đạt hiệu quả được", ông Đạt nhận định.

Theo Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, việc xác minh cần được thực hiện với các cán bộ phụ trách những lĩnh vực “nhạy cảm” dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Từ đó sẽ tạo ra tác động rất lớn, để sau đó chúng ta có những đánh giá, tổng kết giúp cho đội ngũ công chức, viên chức không dám tiêu cực.

N.Giang (Tổng hợp từ Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Dân Trí, PLO, VOV)

Hà Nội ban hành kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022

Thứ 4, 24/08/2022 | 21:24
UBND Tp.Hà Nội vừa có quyết định giao Chánh Thanh tra thành phố tổ chức thực hiện kế hoạch phê duyệt kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập năm 2022.

Sau 2025, 100% số hoá về kê khai về tài sản, thu nhập

Thứ 3, 29/03/2022 | 07:11
Đề án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập” phục vụ việc hệ thống hóa, bảo vệ an toàn về bản kê khai, xác minh tài sản, thu nhập.
Cùng tác giả

Địa phương cần bắt tay với doanh nghiệp để giữ lao động giữa làn sóng ồ ạt về quê

Thứ 3, 05/10/2021 | 15:01
Các doanh nghiệp phải thông tin thường xuyên tới người lao động, khuyến khích họ quay về làm việc. Khi đó cần sự liên thông giữa các địa phương, phải mở cửa để không làm khó người lao động trở về nhà máy, xí nghiệp.

Hà Nội phát hiện 7 ca mắc cộng đồng: Chuyên gia cảnh báo điều gì?

Thứ 6, 01/10/2021 | 11:36
Sau nhiều ngày không ghi nhận ca nhiễm Covid-19, Hà Nội ghi nhận 7 ca cộng đồng. PGS.TS Trần Đắc Phu cảnh báo, nguy cơ dịch bệnh tại Thành phố vẫn luôn tiềm ẩn.

Tạm đình chỉ Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn chết người

Thứ 3, 24/11/2020 | 09:26
Ông Vũ Văn Vương, Thanh tra giao thông, sở GTVT tỉnh Hưng Yên bị tạm đình chỉ công tác vì gây tai nạn khiến 1 nữ công nhân tử vong.

Thanh tra sở GTVT Hưng Yên gây tai nạn khiến nữ lao công tử vong

Thứ 2, 23/11/2020 | 21:27
Công an tỉnh Hưng Yên đang làm rõ vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết liên quan đến một cán bộ Thanh tra sở Giao thông vận tải tỉnh.

Xin đừng kiếm chác trên nỗi đau của đồng bào

Thứ 5, 22/10/2020 | 07:00
Cứu trợ đồng bào bị thiên tai, cần nhất ở tấm lòng, xin đừng toan tính thiệt hơn, kiếm chác, trục lợi!
Cùng chuyên mục

Tuyên bố bất ngờ của Lầu Năm Góc về nguy cơ leo thang ở Ukraine

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:11
Bình luận của Tướng CQ Brown được đưa ra khi ông đề cập đến khả năng chuyển giao tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS từ Mỹ cho Ukraine.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu

Thứ 6, 29/03/2024 | 16:05
Tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu nếu được đầu tư xây dựng kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển giao thông vận tải khu vực Đông Nam Bộ.

Ban quản lý dự án Giao thông Quảng Ngãi có giám đốc mới

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:48
Sáng 29/3, UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ công bố quyết định điều động và bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh.

Quyền Chủ tịch nước: Cần những cái tích cực lấn át tiêu cực

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:15
Việc biểu dương khen thưởng không được làm hình thức. Phải khen thật, đúng người, tạo sức lan tỏa lay động trong xã hội.

Thủ tướng yêu cầu "6 hơn" với các dự án giao thông trọng điểm

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:10
Ngày 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp thứ 10 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải.