Từ ngày 1/1/2017, đi xem phim phải mang thẻ căn cước công dân?

Từ ngày 1/1/2017, đi xem phim phải mang thẻ căn cước công dân?

Chủ nhật, 01/01/2017 | 12:52
0
Từ ngày 1/1/2017, quy định áp dụng phân loại phim theo độ tuổi sẽ chính thức được áp dụng. Điều này đồng nghĩa với mức bộ phim gắn mác theo độ tuổi, người xem phim sẽ phải cầm thẻ căn cước công dân.

Việc gắn mác giới hạn độ tuổi cho các tác phẩm điện ảnh không phải chuyện xa lạ đối với các thị trường phim trên thế giới. Thời gian gần đây, điện ảnh Việt cũng xuất hiện nhiều bộ phim giới hạn độ tuổi. Gần đây nhất là bộ phim “Chạy đi rồi tính” cũng được gắn mác 16+, trước đó nhiều bộ phim mới ra rạp cũng đã giới hạn độ tuổi người xem.

Tuy nhiên, khác với Việt Nam, Mỹ, một thị trường điện ảnh hàng đầu trên thế giới đưa ra quy định giới hạn độ tuổi để người xem, rạp chiếu tự quyết định có xem phim hay không. Theo quy định mới, việc quy định phân loại phim theo độ tuổi sẽ là căn cứ để Hội đồng thẩm định phim quốc gia khi duyệt phim sau đó cấp phép phổ biến, đồng thời sẽ dán nhán giới hạn độ tuổi cho phim.

Phim ảnh - Từ ngày 1/1/2017, đi xem phim phải mang thẻ căn cước công dân?

 Với những bộ phim có cộp mác, người xem sẽ phải dùng giấy tờ tùy thân chứng minh mình đủ tuổi.

 Hiện tại ở Việt Nam đang có 4 mức độ nhận diện của nhãn phim

Bảng tiêu chí phân loại phim để phổ biến theo lứa tuổi vừa được Bộ VH-TT&DL thông qua có hai mức phân loại mới là C13 và C18 so với trước đây chỉ có P và C16.

Loại P - được hiểu là dành cho mọi đối tượng. Loại P quy định phim không được phản giáo dục, hạn chế cao nhất các nội dung: bạo lực - khỏa thân, tình dục - ma túy và các chất kích thích - hình ảnh âm thanh kinh dị - ngôn ngữ thô tục.

Loại C13 - được hiểu là dành cho khán giả trên 13 tuổi. Ngoài những hạn chế như loại P kể trên, C13 còn không được có nội dung phim khiến nhận thức trẻ em từ 13-15 tuổi bị lệch lạc, nhầm lẫn, tâm lý xáo trộn hoặc rơi vào tình trạng lo sợ, trầm cảm, bi quan, buồn chán, phản ánh dung túng hành vi tội phạm bạo lực hay lối sống buông thả của trẻ em vị thành niên.

Loại C16 với yêu cầu chủ đề nội dung phim hợp với người trưởng thành (trên 16 tuổi). Với các hạn chế như ở hai mức độ P và C13 thì loại C16 khuyến cáo kỹ hơn và... thoáng hơn khi bạo lực thì không chấp nhận đặc tả kéo dài thường xuyên... Riêng phần khỏa thân tình dục thì quy định này có thêm ý “thoáng” hơn khi chấp nhận “khỏa thân phía sau của nam và nữ, khỏa thân phần trên phía trước của nữ không liên quan đến tình dục, không có hình xăm phản cảm”!

Loại C18 chấp nhận phim có chủ đề khai thác vấn đề nhạy cảm của người lớn, hành vi bạo lực vẫn bị hạn chế và riêng phần khỏa thân tình dục thì nhấn mạnh “không chấp nhận hình ảnh khỏa thân toàn phần, trừ trường hợp hình ảnh khỏa thân toàn phần đó phù hợp với nội dung phim, không miêu tả chi tiết các bộ phận sinh dục, không có hình xăm phản cảm, không có thời lượng kéo dài...”.

Trần Phương

Cùng tác giả

NSƯT Hoài Linh: Đại gia mặc áo bà ba

Thứ 6, 01/09/2017 | 05:30
Hoài Linh là cái tên bảo chứng cho nhiều chương trình truyền hình, điện ảnh,… Mặc dù là nghệ sĩ nổi tiếng nhưng anh lại luôn muốn rời xa sự nhốn nháo của showbiz, thích đứng phía sau ánh đèn sân khấu. Và, ít ai biết rằng, anh từng trải qua tận cùng khó khăn trước khi thành công, nổi tiếng như hôm nay.

Vì sao ông Trần Văn Thêm chưa được nhận 6,7 tỷ tiền bồi thường?

Thứ 4, 09/08/2017 | 14:00
Trao đổi với PV, sáng 8/8/2017, Luật sư Vũ Văn Lợi, Giám đốc công ty luật Hòa Lợi cho biết, công ty đã gửi văn bản số 48/2017/CV – HL về việc kiến nghị trả bồi thường oan sai cho ông Trần Văn Thêm, người tù oan thế kỷ.