Từ vụ “Tiến sĩ cầu lông”: Nếu không sửa chính sách

Từ vụ “Tiến sĩ cầu lông”: Nếu không sửa chính sách "người ta sẽ chọn tên khéo hơn"

Thứ 2, 09/05/2022 | 07:05
2
Theo GS Phùng Hồ Hải, cần có cơ chế công khai minh bạch, hệ thống đánh giá chính xác, cơ chế thưởng/phạt rõ ràng, đi vào chất lượng trong nghiên cứu khoa học.

Khoa học không phải hoạt động đại chúng

Luận án tiến sĩ ngành giáo dục học nghiên cứu giải pháp phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La của tác giả Đặng Hoàng Anh, được hướng dẫn và bảo vệ, nghiệm thu thành công tại Viện Khoa học Thể dục Thể thao (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), đang khiến dư luận xôn xao.

Từ câu chuyện này, Người Đưa Tin (NĐT) đã có cuộc trao đổi với GS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học – Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.

NĐT: Thưa GS. thời gian gần đâydư luận cũng như giới Khoa học đang quan tâm đến câu chuyện chất lượng đào tạo tiến sĩ và các đề tài khoa học. Nguyên nhân xuất phát từ việc một số cơ sở trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã nghiệm thu hàng chục đề tài chỉ trong một ngày, và mới đây câu chuyện của “tiến sĩ cầu lông”. Liệu đây có phải lần đầu tiên chúng ta bàn về chuyện này?

GS Phùng Hồ Hải: Đây không phải lần đầu tiên tên gọi của những luận án tiến sĩ được dư luận xã hội bàn tán, nhưng có lẽ là lần đầu tiên công luận được biết một cách chi tiết hơn xuất phát từ chủ trương công khai thông tin của các cơ quan quản lý.

Theo tôi, cần nhìn nhận sự việc ở hai mặt của vấn đề. Nhìn từ góc độ khoa học, cái tên chưa thể nói lên tất cả. Tôi lấy ví dụ: Một luận án tiến sĩ hay đề tài khoa học trong ngành Toán, chỉ nhìn trang bìa thì chẳng ai quan tâm vì đọc tiêu đề thôi cũng khó hiểu.

Tuy nhiên, với một luận án về giáo dục thể thao, cụ thể là việc đánh cầu lông, thì chỉ cần đọc tiêu đề, có lẽ mọi người đã hình dung được luận án nghiên cứu về vấn đề gì. Vì thế nó khiến cho công luận hơi sốt ruột và lo lắng.

Tôi không phải người làm nghiên cứu về thể thao hay các ngành lĩnh vực khoa học xã hội nên không có bất kỳ một đánh giá nào về chuyên môn của các luận án ấy. Theo tôi, cần có những đánh giá thông qua hội đồng.

Đã có những trường hợp luận án tiến sĩ nhận được ý kiến này, ý kiến khác,và phải trải qua rất nhiều hội đồng để có được một đánh giá khoa học và thực chất.

Cho nên, đây không phải lần đầu tiên một luận án bị “soi”, nhưng đây lần đầu tiên mà cả xã hội quan tâm đến thế. Việc quan tâm đến vấn đề này chỉ đơn giản bởi tiêu đề dễ hiểu.

Còn nội hàm chuyên môn, để giải quyết vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo,có thể thành lập hội đồng khoa học để đánh giá. Đây cũng là cách lấy lại công bằng cho những người đã được nêu tên.Theo báo chí thì có 6 luận án mà tiêu đề có chữ “cầu lông”. Nhưng không có nghĩa cứ luận án có chữ “cầu lông” là có lỗi, mà phải có giới chuyên môn mở ra đọc xem nội dung luận án có ý nghĩa khoa học không, hay có đóng góp cho thực tiễn hay không!

Một luận án sẽ cần một số tiêu chí để có thể được bảo vệ, về khoa học, về tính thực tiễn, về khả năng ứng dụng…

Các tiêu chí là do hội đồng khoa học xác định và việc đánh giá lại một luận án cũng do hội đồng. Còn, công luận chỉ có vai trò cảnh báo, nhắc nhở và giám sát.

Giáo dục - Từ vụ “Tiến sĩ cầu lông”: Nếu không sửa chính sách 'người ta sẽ chọn tên khéo hơn'

GS Phùng Hồ Hải cho rằng luận án "tiến sĩ cầu lông" cần có những đánh giá thông qua hội đồng.

NĐT: Như GS phân tích ở trên, vậy có phải dư luận đang có cái nhìn quá cảm tính đối với nghiên cứu khoa học– một công việc vốn dĩ không thể đánh giá cảm tính được?

GS Phùng Hồ Hải: Tôi nghĩ đúng là như thế. Ngày nay thông tin được phát tán, lan truyền rất đơn giản và có quá nhiều hình thức. Chỉ nghe một thông tin chưa biết thực hư đã rất nhiều độc giả (vốn dĩ dễ bức xúc, lo lắng thái quá) vào các nền tảng xã hội thể hiện những phản ứng bằng cảm tính. Điều này vô cùng nguy hiểm và chúng ta cần học cách cư xử với thông tin trên mạng xã hội.

Khoa học không phải là hoạt động đại chúng. Bất kỳ một người dân bình thường nào cũng có thể không thích một ca sĩ, hoặc đưa ra những đánh giá thấp một cầu thủ bóng đá. Nhưng không phải ai cũng có thể đánh giá năng lực nhà khoa học. Chỉ có những đồng nghiệp, những người cùng hoặc gần chuyên ngành thì mới đánh giá được.

Việc đánh giá chất lượng các luận án “cầu lông” cần đến các nhà chuyên môn thuộc các chuyên ngành đó.

Nhưng qua phản ánh của báo chí và dư luận xã hội chúng ta cũng có thể thấy đã và đang có một hiện tượng là các luận án, các đề tài có tên gọi na ná giống nhau, điều này cũng đáng để xem xét thực chất đào tạo sau đại học ở một số ngành hiện nay ra sao. Có lẽ các cơ quan quản lý cần vào cuộc. Thêm nữa, các hội chuyên ngành, và cộng đồng khoa học của chuyên ngành ấy cũng phải có trách nhiệm.

Trách nhiệm thuộc về ai?

NĐT: Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, lâu nay chúng ta đã có những câu chuyện đáng buồn. Ví dụ như câu chuyện “Lò ấp tiến sĩ” hay mới đây nhất là kết luận của Thanh tra Chính phủ. Rõ ràng, việc lựa chọn đề tài khoa học cũng có vấn đề, GS có đồng ý với quan điểm này hay không?

GS Phùng Hồ Hải: Kết luận vừa qua của Thanh tra Chính phủ thể hiện rằng chúng ta đang rất hành chính hóa khoa học, hành chính hóa quản lý khoa học như bất kỳ các hoạt động khác.

Tôi không biện minh cho một đề tài nào cụ thể, tôi chỉ nói rằng nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ, đánh giá thiếu cái này, thiếu cái kia, thiếu bước này, thiếu bước kia…. tất cả những cái đó không phải là khoa học.

Khoa học là khi có được phản biện của người đủ am hiểu, đánh giá được rằng chất lượng, theo họ cái này là tốt.

Nếu có ứng dụng, thì cũng cần những người đủ trình độ để đánh giá mức độ ứng dụng, không phải cứ cơ quan quản lý là có thể đánh giá được. Thế nhưng, bây giờ chúng ta hành chính hóa hết, cứ nhìn trên hồ sơ mà “soi” ra thiếu cái này, thiếu cái kia… Một đề tài khoa học quan trọng nhất là có được phê duyệt làm hay không. Và khi đã để cho nhà khoa học làm thì phải tin tưởng, còn không tin tưởng thì đừng phê duyệt từ ban đầu, đừng cấp kinh phí. Từ đó, tôi cho rằng đánh giá đầu vào mới là chính.

NĐT: Như ông nói thì trách nhiệm chính là của người phê duyệt?

GS Phùng Hồ Hải: Trách nhiệm chính là của người phê duyệt. Hiện nay, không thể quy được trách nhiệm, vì họ làm đúng quy trình như thế.

Nhìn vào bản chất của quy trình hỗ trợ nghiên cứu khoa học thì cái khó nhất phải là đầu vào. Anh phải “chọn mặt gửi vàng”, đồng thời anh phải chấp nhận đầu tư mạo hiểm. Nếu khoa học mà cứ làm theo quy trình là ra kết quả thì ai chẳng làm được, đó đâu phải là khoa học nữa.

Cái chính là xác định được đó có phải là khoa học hay không, đề tài đó có xứng đáng được tài trợ hay không, khi đã được tài trợ rồi thì nhà khoa học chỉ làm công tác báo cáo, báo cáo cho đầy đủ.

Tuy nhiên, không thể nghiệm thu một đề tài khoa học như nghiệm thu một công trình xây dựng, như thu thuế trên một thửa ruộng được. Làm ruộng còn lo mưa lo nắng,thì khoa học làm sao có thể chắc chắn được!

Nhưng bây giờ, cơ chế hành chính trong quản lý khoa học bắt người ta phải làm như thế. Cũng như quy chế gần đây nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công nhật đạt tiêu chuẩn giáo sư, bắt tất cả các ngành trong lĩnh vực khoa học xã hội từ năm 2021 là phải có công bố quốc tế. Nhưng những nghiên cứu đấy từ xưa đến nay có bao giờ người ta có…quốc tế đâu, giờ đùng một cái bắt họ có công bố quốc tế. Thì họ cũng sẽ có công bố thôi. Họ sẽ dịch các bài trong nước rồi tìm cách để công bố quốc tế, nhưng là đi mua. Họ dùng cách đó để “lách”, để đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ.

Giáo dục - Từ vụ “Tiến sĩ cầu lông”: Nếu không sửa chính sách 'người ta sẽ chọn tên khéo hơn' (Hình 2).

Không thể nghiệm thu một đề tài khoa học như nghiệm thu một công trình xây dựng.

NĐT: Có nghĩa, để giảmột bài toán chất lượng trong nghiên cứu khoa học thì phải bắt đầu từ khâu quản lý của nhà nước?

GS Phùng Hồ Hải: Quản lý nhà nước là một trong những vấn đề căn bản.  

Bên cạnh đó, hiện mọi người hay nhắc đến từ “liêm chính khoa học”, có nghĩa là khoa học phải trung thực. Làm khoa học mà không trung thực thì phản tác dụng. Thà công trình ấy không thật tốt nhưng là công sức thật còn hơn nhiều khi nó là hào nhoáng nhưng lại giả tạo, ăn cắp…  

Muốn có những nhà khoa học giỏi, tâm huyết thì cần phải có cơ chế để đảm bảo, để họ yên tâm và giữ liêm khiết, liêm chính cho mình. Cuộc sống phải có thu nhập ở mức độ tối thiểu thì mới có thể yên tâm công tác.

Bây giờ, về chế độ đãi ngộ cán bộ nghiên cứu khoa học là thua thiệt nhất trong số các ngành nghề. Một cán bộ tại Viện chúng tôi, tốt nghiệp tiến sĩ ở Mỹ, ở Pháp về lương mà Viện có thể chi trả từ ngân sách Nhà nước không quá 5 triệu/tháng. Thu nhập của họ dựa vào đề tài.

sao lại xảy ra chuyện trong một buổi mà có thể nghiệm thu đến một chục cái đề tài? Có thể mọi người hiểu với nhau đề tài như là cách để bổ sung thu nhập, giúp cho các cán bộ nghiên cứu có thể tồn tại. Quy định hành chính để nghiệm thu đề tài thì rất phức tạp, trong khi ngân sách cho nó nhiều lúc chỉ vài chục triệu một đề tài. Chính vì quy định bất hợp lý, nên người ta có làm theo, cũng làm đối phó.  

NĐT: Bên cạnh cơ chế, thì chất lượng đề tài cũng có ảnh hưởng nhiều bởi người phê duyệt đề tài dễ dãi, do người làm nghiên cứu không có năng lực. GS. có nghĩ như vậy không?

GS Phùng Hồ Hải: Tôi đồng ý rằng thực trạng ấy là có. Một trong những vấn đề là không có ai phải chịu trách nhiệm nên họ cứ tiếp tục như vậy.

NĐT: Có nghĩa là thực trạng này sẽ còn kéo dài, một tháng, một năm hay một vài năm sau, nếu chúng ta không có điều chỉnh, không có cách để sửa thì một thời gian sau người ta sẽ lại bàn về “Tiến sĩ cầu lông phẩy”?

GS Phùng Hồ Hải: Tôi nghĩ họ sẽ rút kinh nghiệm. Đợt vừa rồi họ chưa kịp rút kinh nghiệm. Ở đây tôi đang giả thiết là các luận án ấy không có chất lượng. Nếu sau này, để không bị lộ thì người ta sẽ chọn tên khéo hơn.

NĐT: Vậy đây là cách đối phó?

GS Phùng Hồ Hải: Đúng! Họ sẽ có cách đối phó mới hơn.

NĐT: Bây giờ để đi giải quyết cốt lõi của vấn đề thì chúng ta cần môi trường. Môi trường đó là do Nhà nước, do các cơ quan quản lý tạo ra để cho những nhà khoa học an tâm để nghiên cứu khoa học để cho những đề tài ra đời không còn là để tài để giải ngân. GS. có đồng ý điều này?

GS Phùng Hồ Hải: Thật sự cần một môi trường và nhà nước có thể quyết định được điều này. Bởi, nghiên cứu khoa học về cơ bản là sử dụng ngân sách.

Nhà khoa học không trực tiếp tạo ra sản phẩm đề từ đó tạo ra thu nhập. Ngay một giáo viên khi giảng dạy là đang đóng góp trực tiếp cho xã hội và được trả thù lao, nghĩa là tạo ra thu nhập. Hoạt độngkhoa học không như vậy, nói chung nó không áp dụng trực tiếp ngay được vào thực tiễn. Vì thế tiền chi cho nhà khoa học phải là từ ngân sách nhà nước. Đây là điều trên toàn thế giới làm chứ không riêng gì Việt Nam. Điều này dẫn đến phải xây dựng cơ chế đầu tư và thu chi một cách hợp lý.

Theo tôi, cần sự thay đổi tư duy trong chuyện hỗ trợ nghiên cứu khoa học, đãi ngộ cho những nhà nhà khoa học.

Muốn làm giàu thì đi buôn

NĐT: Là người nghiên cứu khoa học rất lâu, ông có đề xuất gì để người làm khoa học có một môi trường tốt hơn?

Giáo dục - Từ vụ “Tiến sĩ cầu lông”: Nếu không sửa chính sách 'người ta sẽ chọn tên khéo hơn' (Hình 3).

Cần có cơ chế tạo điều kiện đảm bảo thu nhập cho nhà khoa học yên tâm công tác, cống hiến cho xã hội.

GS Phùng Hồ Hải: Đóng góp của giới khoa học chúng tôi không trực tiếp mà gián tiếp. Đầu tư cho khoa học là cần thiết và những người làm khoa học nghiêm túc xứng đáng được đầu tư, để đảm bảo cho họ có sự yên tâm trong quá trình công tác và từ đó có đóng góp cho xã hội. Đóng góp của khoa học cho xã hội không trực tiếp nhưng không có nó xã hội không thể phát triển. Cũng không có đất nước nào có thể nhập khẩu khoa học mà phải tự xây dựng, phát triển nó.

Từ góc độ những người làm khoa học, họ cần xác định, “Nhà khoa học là làm khoa học. Muốn làm giàu thì đi buôn”. Đã làm công việc mà lương từ nguồn chi ngân sách thì đừng nghĩ chuyện sẽ giàu, đừng so sánh với những người đi làm kinh doanh. Nhưng đòi hỏi có thu nhập đủ sống và có được đảm bảo điều kiện để theo đuổi đam mê khoa học là yêu cầu chính đáng.

Vừa rồi dư luận rộ lên thực trạng “bán báo” đây là kiểu thu nhập rất mới trong xã hội. Tức là thu nhập thông qua việc bán công trình của mình cho một đơn vị nào đó (hoặc cho ai đó, với danh nghĩa đồng tác giả) với số tiền lớn. Ban đầu có thể bán công trình tốt, lâu dần sẽ bị biến chất, nhà khoa học chỉ theo hướng lợi nhuận biến khoa học thành cỗ máy sản xuất công trình hàng loạt để kiếm tiến. Việc này là sản phẩm của cơ chế đánh giá chạy theo những con số, những giá trị ảo, và để mất tiền thật. Để xảy ra việc mất tiền là một lỗi lớn, vì tiền đây là tiền ngân sách-tiền thuế của dân, hay là đóng góp khác của người dân ví dụ qua học phí cho các trường.

Một công trình khoa học tốt, có thể nó giá trị bằng 10 công trình khoa học làng nhàng, thậm chí là hơn. Cái cần ở đây là chất lượng, chứ không phải số lượng.

Hiện nay, chúng ta cũng đang đua với nước ngoài về số lượng. Vì chúng ta đang yên tâm rằng có con số nó sẽ tạo chất lượng. Nhưng không phải như vậy, mà có khi là ngược lại, số lượng tăng mà chất lượng không còn.

Tôi nghĩ, cái khó nhất của quản lý khoa học là đánh giá chất lượng. Hiện nay, chúng ta đang đánh giá bằng cách đếm, dựa về mặt số lượng. Tại một thời điểm nào đó, ta nghĩ đây là cách minh bạch. Nhưng,nếu chúng ta không có một cách nào hiểu đúng bản chất thì người ta sẽ có đủ cách để luồn lách.

Ví dụ như năm nay có tên luận án như vậy thì năm sau sẽ có cách đổi tên, luồn lách để không gây bức xúc nữa.

Dư luận, báo chí là cần thiết và vai trò của các phương thức truyền thông ngày nay có lợi cho việc chúng ta xây dựng môi trường khoa học lành mạnh. Tuy nhiên, điều căn bản ở đây là quản lý nhà nước cần công khai minh bạch; hệ thống đánh giá phải chính xác; cơ chế thưởng/phạt rõ ràng, đi vào chất lượng. Càng công khai, minh bạch thì những người gian lận càng ít có cơ hội.

NĐT: Xin cảm ơn GS Phùng Hồ Hải về cuộc trao đổi này!

Công Luân

Ảnh: Trọng Tùng

Việt Nam xếp thứ 59 trong bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục

Thứ 7, 07/05/2022 | 09:54
Việt Nam tăng thêm 6 bậc trong xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021.

Cà Mau: Chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo trong các cơ sở giáo dục

Thứ 2, 02/05/2022 | 10:43
Ngày 2/5, tin từ Sở GD&ĐT Cà Mau, Giám đốc Sở này vừa có công số 1182/SGDĐT-MNPT tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo trong các cơ sở giáo dục.

Cà Mau cho dạy thêm ở cơ sở giáo dục ngoài công lập, trường học

Thứ 4, 20/04/2022 | 15:35
Ngày 20/4, thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau, Chủ tịch tỉnh này vừa có văn bản về việc tổ chức dạy thêm, học thêm của các cơ sở giáo dục ngoài công lập và trường học.
Cùng tác giả

Báo cáo tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Công tác nhân sự trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 6 đã được tiến hành thận trọng, chặt chẽ.

Hoàn thiện quy định về chính sách thuế giá trị gia tăng

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:18
Nội dung sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật liên quan tới quy định đối với: Người nộp thuế; đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:17
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận kỹ lưỡng đối với 6 dự án Luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Thống nhất thành lập Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán Nhà nước

Thứ 3, 23/04/2024 | 15:24
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất thành lập Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Kiểm toán Nhà nước trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Tin học.

Trình Quốc hội lựa chọn một chuyên đề giám sát tối cao năm 2025

Thứ 3, 23/04/2024 | 14:37
Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong hai chuyên đề được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lựa chọn trình Quốc hội.
Cùng chuyên mục

Từ 24/4, thí sinh thử đăng ký trực tuyến dự thi tốt nghiệp THPT

Thứ 3, 23/04/2024 | 21:00
Từ ngày 24/4, thí sinh học lớp 12 năm học 2023-2024 có thể đăng ký dự thi thử tốt nghiệp THPT trực tuyến trên hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT.

Quảng Ninh: Xử lý gần 160 học sinh vi phạm quy định giao thông

Thứ 3, 23/04/2024 | 13:57
Cùng với xử lý các trường hợp này, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh lập biên bản, xử lý theo quy định 50 cha mẹ giao xe cho con chưa đủ tuổi điều khiển.

Một số thay đổi quan trọng khi thi vào trường chuyên tại Tp.HCM

Thứ 3, 23/04/2024 | 11:16
Dự kiến từ năm học 2024-2025, công tác tuyển sinh lớp 10 chuyên tại Tp.HCM có nhiều thay đổi.

Đổi mới Chương trình giáo dục mầm non phải tháo gỡ được 3 điểm nghẽn

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:28
Mục tiêu là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

"Giáo dục nghề nghiệp không tuyển sinh được là một sự đau xót"

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:01
Theo chuyên gia, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nếu không sớm có giải pháp sẽ rất khó tăng nguồn tuyển sinh trong bối cảnh người học vẫn còn trọng bằng cấp.
     
Nổi bật trong ngày

Đà Nẵng: Thưởng tiền cho sinh viên nam đăng ký ngành giáo dục mầm non

Thứ 2, 22/04/2024 | 21:33
Ngành giáo dục mầm non rất cần các thầy giáo trong quản lý cũng như giáo dục trẻ. Cơ hội việc làm cho sinh viên nam ra trường rất lớn…

Tây Du Ký: Ngưu Ma Vương học phép thuật từ đâu mà “bá đạo” ngang Tôn Ngộ Không?

Thứ 2, 22/04/2024 | 06:05
Trong Tây Du Ký không thiếu gì các nhân vật xuất chúng, bao phen khiến thiên đình và Tôn Ngộ Không phải đau đầu, trong đó phải kể đến Ngưu Ma Vương.

Dự báo thời tiết ngày 23/4/2024: Hôm nay trời dịu mát hay nắng nóng?

Thứ 3, 23/04/2024 | 05:00
Tin tức dự báo thời tiết mới nhất trong hôm nay (23/4). Cập nhật tin tức dự báo thời tiết nhanh và chính xác nhất trên Người Đưa Tin.

Đổi mới Chương trình giáo dục mầm non phải tháo gỡ được 3 điểm nghẽn

Thứ 3, 23/04/2024 | 10:28
Mục tiêu là phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đổi mới nội dung chương trình giáo dục mầm non là yêu cầu đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Dự báo nắng nóng gay gắt bao trùm khắp cả nước trong kỳ nghỉ lễ sắp tới

Thứ 3, 23/04/2024 | 19:00
Theo chuyên gia dự báo thời tiết, nắng nóng sẽ bao trùm khắp cả nước trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.