Tục đốt vàng mã: Hô bỏ là bỏ được sao?

Tục đốt vàng mã: Hô bỏ là bỏ được sao?

Dương Thị Thu Nga
Thứ 6, 02/03/2018 | 13:49
1
Dù thế nào, đốt vàng mã cũng là tập tục, cũng là vấn đề về văn hóa, tâm linh.

Dù đốt vàng mã không phải bắt nguồn từ nước ta mà được du nhập từ Trung Quốc thì trải dài năm tháng nơi đất Việt, đốt vàng mã trở thành tập tục có “đời sống riêng” của người Việt. Đã là tập tục, người dân chỉ biết đời trước làm thế nào, đời sau làm thế, cứ vậy thôi.

Ông bà, người thân gia đình thường nói tôi rằng: hóa vàng phải cẩn thận, đốt cho hết, không để sót, các cụ mới nhận được tiền bạc của con cháu. Điều đó, đúng hay không, không ai kiểm chứng được, ta cứ tin vào chính sự tưởng tượng của những người bề trên truyền lại.

Từng tham gia vào việc sản xuất hàng mã, có những lúc, tôi tự hỏi tại sao đốt cho các cụ tiền bạc mà không đốt thực phẩm để các cụ mua, tại sao đốt ô tô, xe máy mà không đốt nhiên liệu… vô vàn những câu hỏi tại sao. Thực ra, đốt vàng mã là tập tục mà đã là tập tục thì là của người đời đặt ra. Vậy thì đốt vàng mã người âm có nhận được không?

Câu hỏi đó chắc không thể trả lời. Thế thì, trước mắt, đốt vàng mã chính là để cái tâm của người sống thanh thản, là hành động của người sống nhớ tới người đã khuất, thể hiện lòng thành của con cháu với ông bà, tổ tiên. Vậy, đốt cũng được mà không đốt cũng chẳng sao…

Ai thấy rằng tâm mình an, thanh thản thì việc đốt hay không không quan trọng. Còn ai đã coi trọng phong tục, tập quán thì cứ tiếp tục đốt nhưng đừng quá lố, đốt một cách vô tội vạ. Dù cho quan niệm rằng trần sao âm vậy nhưng cũng không nên đốt cho các cụ "vô thiên lủng" từ túi Hermes đến điện thoại Vertu hay thậm chí cả... mô hình người mẫu.

Ta cứ nên theo tập tục của người xưa, đốt thì cũng chỉ cần tiền vàng, mũ, áo… và chú ý đến phòng cháy chữa cháy, an toàn cho mọi người là được.

Còn bỏ hay không bỏ nên là quyết định của mỗi người. Vấn đề tâm linh không thể bắt buộc trăm người như một. 

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân.

Hà Nội: Khảo sát thực tế việc đốt vàng mã tại các đền, chùa

Thứ 5, 01/03/2018 | 17:59
Tại một số đền, chùa lớn ở Hà Nội như chùa Quán Sứ, Trấn Quốc, đền Quán Thánh... tình trạng đốt vàng mã đã giảm hẳn, nơi đốt vàng mã gần như nguội lạnh.

Bỏ tục đốt vàng mã, phải giác ngộ từ nơi sản xuất?

Thứ 4, 28/02/2018 | 06:30
Trước ý kiến cho rằng Giáo hội Phật giáo nên chăng cấm đốt vàng mã ở chùa, các cơ thờ tự Phật giáo để loại bỏ tục lệ đốt vàng mã, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho rằng nếu cấm, người dân mang ra đường, vỉa hè đốt còn nguy hiểm hơn.
Cùng tác giả

Có mặt bằng cho thuê trong phố, làm sao để không ế ẩm?

Thứ 6, 11/02/2022 | 16:32
Theo chuyên gia của Savills, ngoài việc chủ cho thuê cân nhắc giảm giá thuê 20-30% thì còn nên tạo ra những chương trình ưu đãi để hút khách thuê.

Công ty bầu Đức bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng

Thứ 6, 11/02/2022 | 12:03
Bán thành công 48,1 triệu cổ phiếu HNG thu về gần 500 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai bán tiếp 25,4 triệu cổ phiếu HNG để trả nợ ngân hàng.

Nhà Thủ Đức bầu Chủ tịch tạm thời thay ông Lê Chí Hiếu

Thứ 6, 11/02/2022 | 11:22
Ông Lữ Minh Sơn, Phó Tổng Giám đốc Nhà Thủ Đức được bầu làm Chủ tịch HĐQT tạm thời cho đến khi công ty tổ chức họp cổ đông thường niên 2022.

Ai đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình?

Thứ 5, 10/02/2022 | 16:26
Ngân hàng BIDV đang là chủ nợ lớn nhất của Xây dựng Hòa Bình khi cho vay hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 40% nợ vay tài chính của Tập đoàn này.

Dấu hỏi về dòng tiền của Khải Hoàn Land

Thứ 5, 10/02/2022 | 14:20
Doanh thu tăng mạnh, Khải Hoàn Land lãi kỷ lục hơn 400 tỷ đồng trong năm 2021, gấp 4 lần năm 2020 nhưng dòng tiền kinh doanh lại âm gần 2.500 tỷ đồng.